Cách nào làm lành vết thương hở hiệu quả?

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể phòng tránh hoàn toàn việc gặp phải các vết thương hở. Do đó nhiều người thắc mắc cos cách nào làm lành vết thương hở hiệu quả hay không?

1. Vết thương hở là gì?

Trước khi tìm hiểu làm thế nào để vết thương hở mau lành, chúng ta cần tìm hiểu những điểm cơ bản của tình trạng này. Vết thương được phân chia thành 2 loại là vết thương hở và vết thương kín. Trong đó, vết thương kín nghĩa là cấu trúc da không bị rách vỡ mà chỉ tổn thương mô dưới da, hay gặp là tình xuất huyết dưới da (như vết bầm tím). Ngược lại, vết thương hở là một vết rách trên da khiến mô bên trong lộ ra ngoài, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như té ngã, chấn thương, va đập hoặc phẫu thuật.

Vết thương hở làm sao cho nhanh lành còn tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Theo các chuyên gia, vết thương hở được phân loại như sau:

2. Một số nguyên nhân khiến vết thương hở lâu lành

Để biết cách làm vết thương hở mau lành, chúng ta cần biết một số nguyên nhân khiến chúng chậm lành để có biện pháp dự phòng. Trong đó nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến khiến vết thương chậm lành. Các chủng vi khuẩn cư trú trên bề mặt da rất đa dạng, vì vậy đòi hỏi quá trình chăm sóc và vệ sinh thích hợp để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở. Một số triệu chứng của vết thương bị nhiễm trùng bao gồm:

Một số tác nhân sau đây có thể gây nhiễm trùng vết thương hở, bao gồm:

3. Làm sao để vết thương hở mau lành tại nhà?

Những cách làm lành vết thương hở tại nhà sau đây chỉ phù hợp với các vết thương kích thước nhỏ và ít chảy máu, đặc biệt nhất là thành phần sữa non Colostrum khi có thể sử dụng cho cả những vết loét sâu và nặng như bỏng hay loét bàn chân do bệnh đái tháo đường...

Cách nào làm lành vết thương hở hiệu quả?

3.1. Kem dưỡng da chứa Sữa non Colostrum

Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa thành phần sữa non Colostrum giàu các yếu tố tăng trưởng tự nhiên, immunoglobulin và các kháng thể khác, vitamin, khoáng chất ở nồng độ cao giúp kích thích tăng trưởng tế bào da, tái tạo mô da một cách tự nhiên.

Thật vậy, một nghiên cứu về việc sử dụng sữa non trong băng bó cho bệnh nhân có vết thương sâu đã chứng minh rằng thành phần sữa non chứa nhiều tế bào, các yếu tố sửa chữa và tăng trưởng, chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và sửa chữa các mô như da, cơ, sụn và xương. Sữa non còn giúp hình thành mô hạt khỏe mạnh, giảm tế bào viêm, giảm số ngày cần thiết để lành vết thương và giảm đau.

3.2. Nano Bạc Kem dưỡng da chưa Nano Bạc

Nano bạc kem dưỡng có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút và chống viêm:

Ngày nay, nano bạc đại diện cho một sản phẩm nano nổi bật và đã được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng y tế bao gồm băng vết thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Hiện có nhiều sản phẩm chứa nano bạc đã được các tổ chức FDA, EPA của Mỹ, SIAA của Nhật Bản chính thức cho phép sử dụng.

3.3 Bột nghệ

Làm gì để vết thương hở mau lành? Một trong những cách làm hiệu quả là sử dụng bột nghệ với thành phần Curcumin có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, qua đó tăng cường quá trình lành vết thương hở.

Một nghiên cứu năm 2017 tìm hiểu các đặc tính chữa bệnh của nghệ ở 178 người viêm xương ổ răng (đây là tình trạng nhiễm trùng phổ biến sau nhổ răng). Những người tham gia nghiên cứu được điều trị bằng nghệ cho biết có thể giảm đau, sưng và hoại tử mô trong vòng 2 ngày.

Muốn làm lành vết thương hở nhanh chóng, người bệnh hãy tạo ra hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn bột nghệ với nước ấm. Sau đó thoa nhẹ nhàng hỗn hợp này lên vết thương và băng lại bằng băng/gạc.

3.4. Nha đam

Nha đam là loại cây thuộc họ xương rồng. Phần lá chứa một chất giống như gel, rất giàu khoáng chất và vitamin, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở.

Theo một đánh giá có hệ thống năm 2019 về 23 nghiên cứu, nha đam có chứa hợp chất Glucomannan, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và sản xuất collagen (là một loại protein thiết yếu thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở). Ngoài ra, nha đam còn có công dụng chống viêm, ngăn ngừa loét và tăng cường tính toàn vẹn của da. Bệnh nhân có thể sử dụng nha đam bằng cách bôi một lớp mỏng gel nha đam lên vùng có vết thương hoặc băng vết thương bằng băng tẩm gel nha đam.

3.5 Dầu dừa

Một trong những cách làm vết thương hở mau lành tại nhà là sử dụng dầu dừa. Nó mang đến tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở do có nồng độ cao Monolaurin (một acid béo nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn).

Sử dụng dầu dừa nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng ở các vết thương hở đang trong quá trình hồi phục.

3.6 Tỏi

Tỏi có chứa hợp chất gọi là allicin với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo một nghiên cứu trên chuột năm 2018, một loại thuốc mỡ có chứa 30% tỏi thúc đẩy tăng sinh tế bào hơn so với Vaseline.

4. Cách làm lành vết thương hở

Làm sao để vết thương hở mau lành là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, các vết thương hở mức độ nhẹ cấp tính có thể không cần điều trị y tế, thay vào đó có thể điều trị tại nhà. Những vết thương hở mức độ nặng, gây chảy nhiều máu đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức và có cách làm lành vết thương hở phù hợp.

Quá trình chăm sóc và làm lành vết thương hở cần đảm bảo các bước sau:

Ngoài việc áp dụng các cách làm vết thương hở mau lành, tùy vào tình trạng vết thương, bệnh nhân có thể cũng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) để chống viêm và giảm triệu chứng đau trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, tránh dùng Aspirin cho vết thương hở, vì nó có thể gây chảy máu và làm chậm trễ quá trình lành da. Ngoài ra, một số vết thương hở có thể sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ, đặc biệt là các vết cắt và vết xước nhỏ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh uống nếu cảm thấy người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

5. Tình trạng ngứa da báo hiệu vết thương sắp lành

Khi miệng vết thương đang trong quá trình khép kín, người bệnh thường cảm thấy ngứa. Đây là tình trạng bình thường của quá trình lên da non, vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng. Làn da của con người có nhiều lớp, ở đáy của lớp biểu bì sẽ có một tầng tế bào gọi là tầng phát sinh, khi vết thương trên da không sâu, tầng này giúp cho vết thương mau lành. Nếu vết thương chỉ ảnh hưởng nông trên da thì quá trình tế bào sinh sôi sẽ không gây kích thích thần kinh, bệnh nhân không có cảm giác ngứa, và cũng thường không để lại vết sẹo.

Nếu vết thương ở mức độ sâu và rộng thì trong quá trình liền miệng, xung quanh miệng vết thương sẽ xuất hiện những mầm thịt gọi là tổ chức kết đế, những mạch máu mới sẽ mọc ra ở lớp kết đế này gây chèn ép và kích thích tế bào thần kinh, dẫn đến ngứa. Sau một thời gian khi miệng vết thương lành thì độ nhạy cảm kích thích với thần kinh sẽ giảm xuống.

Tuy là tình trạng bình thường, nhưng nếu không được khắc phục và ngăn ngừa, các vết thương đang kéo da non sẽ rất dễ bị viêm nhiễm bởi các phản xạ tự nhiên như sờ, gãi...

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về các cách làm vết thương nhanh lành. Nếu có bất kỳ băn khoăn và thắc mắc nào, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám và điều trị, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-lam-vet-thuong-ho-mau-kho-a48344.html