Các khu định cư đầu tiên trên lãnh thổ của Điện Kremlin ở Moscow có từ thời kỳ đồ đồng (thiên niên kỷ II trước Công nguyên).
Theo những ghi chép đầu tiên về sự hình thành của Moscow vào năm 1147, nơi đây ban đầu có vai trò bảo vệ cho khu dân cư ở trên đồi Borovitskii, mũi đất nơi con sông Neglinnaya đổ vào sông Moskva.
Năm 1156, trên khu vực Kremlin ngày nay, người Nga đã xây dựng những công trình quân sự đầu tiên với chiều dài tổng cộng khoảng 700 mét. Pháo đài được đặt tên là Kremlin vào năm 1331.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỉ 13 đến thế kỉ 15, cung điện đã được mở rộng và trùng tu nhiều lần.
Năm 1812, Moskva và Điện Kremlin bị quân đội của Napoléon Bonaparte chiếm đóng. Khi rút lui, Napoléon đã ra lệnh đặt mìn để phá hủy các tòa nhà của Kremlin. Mặc dù phần lớn lượng thuốc nổ đã không nổ, nhưng tổn thất được cho là khá đáng kể.
Giữa thế kỷ 18, Cung điện Kremlin được xây dựng với quy mô lớn, nằm dọc theo sườn phía nam của ngọn đồi mé bờ sông. Từ năm 1955 tới nay, Điện Kremlin mở cửa cho công chúng tham quan và trở thành một viện bảo tàng ngoài trời thu hút tới 2.5 triệu lượt khách mỗi năm.
Nằm ở trung tâm Quảng trường Đỏ của Moscow, quần thể Điện Kremlin được ngăn cách bởi một con hào dài 30 m và bao gồm 5 cung điện, 4 nhà thờ lớn, các bức tường bao quanh cùng 20 ngọn tháp.
Đây cũng là nơi lưu giữ một số bảo vật và di sản quan trọng nhất nước Nga, trong đó phải kể tới bộ sưu tập áo choàng đăng quang, đồ trang sức và áo giáp của Sa hoàng trong Cung điện Armoury.
1. Đại Cung điện Kremlin
Đại Cung Điện Kremlin có chiều dài 125 mét, cao 47 mét với tổng diện tích sàn là 25.000 mét vuông. Nhìn tổng quan từ bên ngoài, cung điện gây ấn tượng với tòa nhà ba tầng hoành tráng. Cầu thang phía trước của Đại sảnh được tô điểm bằng những con sư tử và được bao phủ bởi các thanh bảo vệ đặc biệt bằng vàng.
Đại Cung điện Kremlin thường là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của nước NgaĐây cũng là nơi thường xuất hiện trong buổi lễ nhậm chức của các đời tổng thống Nga với khung cảnh mái vòm, trải thảm đỏ, cửa trước của cung điện hướng ra sông Moscow.
2. Cung điện Terem
Khung cảnh xa hoa tráng lệ bên trong cung điện TeremCung điện Terem từng là nơi ở của các Sa hoàng Nga Mikhail Fedorovich vào thế kỷ 17. Nó được xây dựng vào năm 1635-1636 bởi nhóm kiến trúc sưAntip Konstantinov, Trefil Sharutin, Bazhen Ogurtsov và Larion Ushakov, trên nền móng của một cung điện thế kỷ 15 và được tạo thành từ các tấm lưới chắn. Đến đây, du khách sẽ vô cùng ấn tượng trước nội thất sang trọng phong phú, bếp lát gạch tráng men đẹp mắt và những bức tường sơn tinh xảo, được trang trí với hình ảnh kỳ lân và sư tử (biểu tượng của quyền lực Sa hoàng).
3. Tháp Điện Kremlin
Tháp điện cũng được xây dựng giữa năm 1485 và 1516. Có 20 tháp dọc theo các bức tường. Ba tháp ở các góc của tam giác có mặt cắt là hình tròn, các tháp còn lại là hình vuông. Tháp cao nhất là Troitskaya có chiều cao 79.3m.
4. Nhà thờ Uspenskii
Nhà thờ Uspenskii từng là nơi tổ chức lễ đăng quang của các Sa hoàng NgaĐây là nơi tổ chức lễ đăng quang của tất cả các Sa hoàng Nga. Nhà thờ Uspenskii là nhà thờ lâu đời nhất và quan trọng nhất ở Điện Kremlin, đóng vai trò là trụ sở của Nhà thờ Chính thống Nga từ năm 1326.
5. Bức tường thành
Bức tường thành bao quan Điện Kremlin được ốp bằng gạch đỏ với chiều dài 2.235m, bề dày tường từ 3.5 m đến 9m, lỗ châu mai “đuôi én” kiểu Ý đặc biệt.
1. Điện Kremlin là pháo đài lớn nhất đang hoạt động ở châu Âu
Đây là pháo đài lớn nhất còn hoạt động ở châu ÂuTrong tiếng Nga "Kremlin" có nghĩa là "Pháo đài trong một thành phố". Mỗi thành phố ở Nga đều có một pháo đài riêng, nhưng "biểu tượng của nước Nga" - Điện Kremlin ở Moscow có thể coi là nổi tiếng nhất trên thế giới. Với tổng diện tích lên tới 28ha, Điện Kremlin là pháo đài lớn nhất còn hoạt động ở châu Âu. Trong khuôn viên quần thể rộng lớn này còn có năm cung điện và bốn nhà thờ đầy ấn tượng.
2. Điện Kremlin từng được sơn trắng
Trong các tác phẩm của danh họa Vereshchagin, chúng ta sẽ thấy Điện Kremlin uy nghi trong màu trắngNếu từng có cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm của danh họa nổi tiếng của thế kỷ 18 như Pyotr Vereshchagin thì bạn sẽ thấy Điện Kremlin hiện lên như một pháo đài trắng uy nghiêm. Thời điểm này, pháo đài lâu đời nhất nước Nga được sơn màu trắng để bảo quản gạch phía trong. Sau đó, các bức tường của Điện Kremlin đã được sơn màu đỏ như chúng ta thấy ngày nay.
3. Đây là nơi lưu giữ quả chuông lớn nhất thế giới
Chuông Sa hoàng được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giớiChuông Sa hoàng, còn được gọi là Tsarsky Kolokol hay Chuông Hoàng gia cao 6.14m và đường kính 6.6m, được ghi nhận là quả chuông lớn nhất thế giới. Chiếc chuông được Hoàng hậu Anna Ivanovna, cháu gái của Peter Đại đế, đặt làm và ngày nay du khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng nó trong khuôn viên của Điện Kremlin.
Pháo Sa hoàng cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách khi ghé thăm Điện KremlinBên cạnh đó, Điện Kremlin ở Moscow cũng tự hào là nơi lưu giữ khẩu pháo lớn nhất. Được biết đến với tên gọi là Tsar Cannon và kích thước khổng lồ nhưng khẩu pháo này chưa hề được sử dụng trong chiến tranh.
4. Những ngôi sao ở Điện Kremlin
Biểu tượng cũ và mới được gắn trên đỉnh các ngọn tháp ở điện KremlinNăm ngôi sao trên đỉnh của Điện Kremlin có trọng lượng nặng tới một tấn mỗi ngôi sao và được làm bằng hồng ngọc để tăng cường độ sáng bóng. Tuy nhiên, đây không phải phương án đầu tiên được lựa chọn để lắp trên đỉnh Điện. Vào thời Đế quốc Nga, đỉnh các tòa tháp có hình đại bàng hai đầu, quốc huy của Nga từ thế kỷ 15. Năm 1935, chính phủ Liên Xô đã nấu chảy những con đại bàng trên để tạo ra bốn ngôi sao năm cánh. Ngôi sao thứ năm, trên Tháp Vodovzvodnaya, đã được thêm vào sau đó.
Đèn chiếu sáng các ngôi sao của Điện Kremlin chỉ tắt đúng hai lần từ trước tới nay. Lần đầu tiên là trong Thế chiến thứ hai do yêu cầu ngụy trang, tránh các máy bay ném bom và lần thứ hai để hỗ trợ cho bối cảnh quay bộ phim dành giải Oscar của đạo diễn Nikita Mikhalkov có tên Barber of Siberia (Thợ cắt tóc Siberia).
5. Điện Kremlin 'trụ vững' sau Thế chiến thứ II
Điện Kremlin hầu như không hề tổn hại gì sau Thế chiến thứ IITrong Thế chiến thứ II, các nhà chức trách đã rất nỗ lực để ngụy trang Điện Kremlin như một khu dân cư thông thường. Các mái vòm và tháp được sơn màu nâu và xám, các cửa ra vào và cửa sổ giả làm ngụy trang cho các bức tường của Điện Kremlin. Họ đã xây thêm các công trình bằng gỗ ở Quảng trường Đỏ để biến nó giống như một phim trường và khó quan sát hơn. Khuôn viên của Điện Kremlin, sau đó được lát bằng đá cuội đã được phủ đầy cát và những chiếc lều trải dài trong các khu vườn của Điện Kremlin trông giống như những mái nhà. Lăng Lenin được ngụy trang dưới một căn lều gỗ khổng lồ và thi hài của nhà lãnh đạo cũng được đưa khỏi thủ đô Moscow.
Mặc dù, thủ đô Moscow bị bắn phá nặng nề trong khoảng thời gian từ năm 1941 đến năm 1942 nhưng Điện Kremlin lại hầu như không bị tổn hại gì. Lần gần nhất công trình này gặp nguy hiểm là vào ngày 22/7/1941 khi một quả bom Đức nặng 250 kg được ném xuống tháp Ivan nhưng không phát nổ.
6. Đa phần các tòa tháp đều có tên riêng
Tháp đồng hồ nổi tiếng có tên gọi là Spasskaya18 trên tổng số 20 tòa tháp của Điện Kremlin đều có tên riêng. Tháp cao nhất được gọi là Troitskaya hay nổi tiếng nhất là tháp đồng hồ có tên Spasskaya. Các kiến trúc sư người Ý đã bắt đầu xây dựng các bức tường bao quanh và tòa tháp hiện tại từ năm 1485 đến năm 1495, nhưng đa phần các công trình này được triển khai trên diện rộng vào cuối thế kỷ 17.
7. Có riêng một sân bay trực thăng
Bãi đỗ trực thăng được xây dựng trong khuôn viện Điện Kremlin vào năm 2015Tổng thống Nga đã quyết định xây dựng thêm một sân bay trực thăng ở Điện Kremlin vào năm 2015, để thuận tiện cho việc di chuyển và tránh tình trạng tắc đường ở thủ đô Moscow. Trước đó, cảnh sát sẽ phải đóng cửa một số tuyến đường chính mà đoàn xe tổng thống thường đi qua trong một số khung giờ nhất định.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/dien-kremli-a49552.html