Dị ứng thịt gà: Triệu chứng, nguyên nhân

Dị ứng thịt gà có thể xảy ra sau khi ăn thịt gà hoặc đôi khi là do da tiếp xúc với lông gà. Hầu hết những người bị dị ứng gà thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, ở một số người có thể phát triển các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, và cần được điều trị y tế ngay lập tức.

1. Dị ứng gà có phải là tình trạng phổ biến không?

Phản ứng dị ứng với gà hay dị ứng với thịt gà rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người và ở mọi lứa tuổi. Phản ứng dị ứng này thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, mặc dù có thể nó đã được bắt đầu ở tuổi mẫu giáo nhưng biểu hiện chưa rõ ràng.

Dị ứng với thịt gà có thể xảy ra như một dị ứng nguyên phát (dị ứng thực sự) hoặc dị ứng thứ phát (do phản ứng chéo với một chất dị ứng khác chẳng hạn như dị ứng với trứng. Mặc dù, điều này cũng rất hiếm khi xảy ra).

Dị ứng thịt gà rất hiếm khi xảy ra

2. Dị ứng gà và không dung nạp gà

Mọi người có thể bị dị ứng hoặc không dung nạp thịt gà / các sản phẩm thực phẩm khác có liên quan đến gà chẳng hạn như trứng gà hoặc cả lông gà.

Dị ứng thường liên quan đến các triệu chứng tổng quát như: sưng và phát ban. Trong khi đó không dung nạp thì liên quan đến các vấn đề về tiêu hoá, ví dụ như tiêu chảy.

Ngoài ra, phản ứng dị ứng còn có một tình trạng không phổ biến khác được gọi là hội chứng “trứng chim” xảy ra khi ăn lòng đỏ trứng chưa được nấu chín hoặc còn sống hoặc hít phải lông gà.

3. Triệu chứng dị ứng thịt gà

Triệu chứng dị ứng thịt gà là gì?

Dị ứng thịt gà có thể gây ra các triệu chứng ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nguy hiểm. Vì nó là một tình trạng hiếm gặp, rất khó có thể xác định được phản ứng phổ biến nhất là gì. Tuy nhiên, những người bị dị ứng hoặc không dung nạp thịt gà có thể gặp một số triệu chứng sau đây sau khi ăn hoặc tiếp xúc với thịt gà:

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, mọi người có thể gặp phản ứng dị ứng nguy hiểm là sốc phản vệ. Một số triệu chứng và dấu hiệu của sốc phản vệ:

Nếu một người mà gặp bất kỳ triệu chứng nào trên đây sau khi ăn thịt gà nấu chín hoặc xử lý thịt gà sống thì họ cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Vì đây là những triệu chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng.

Dị ứng thịt gà gây nôn

4. Bạn có thể bị dị ứng với thịt gà nhưng trứng gà thì không

Nếu một người bị dị ứng với thịt gà, thì điều đó không có nghĩa là họ sẽ bị dị ứng với trứng gà. Trong các trường hợp khác, một người có thể tăng độ nhạy cảm thứ cấp với thịt gà do ảnh hưởng của các chất dị ứng khác, chẳng hạn như trong hội chứng “trứng chim”. Cho đến nay, chỉ có một vài báo cáo về những người bị dị ứng trứng gà và cũng bị dị ứng thịt gà.

Bác sĩ không cho rằng những người mắc hội chứng “trứng chim” là bị dị ứng thịt gà nguyên phát. Nhưng những người này có phản ứng dị ứng với một loại protein có trong cả lòng đỏ trứng và gà.

5. Quản lý dị ứng thịt gà

Những người bị dị ứng thịt gà nên tránh mọi tiếp xúc với thịt gà sống hoặc nấu chín. Mặc dù không phải lúc nào điều đó cũng đúng, một số người cũng có thể cần tránh cả trứng gà đặc biệt là trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín. Chúng thường có mặt trong nhiều sản phẩm như bột bánh quy hoặc bột làm bánh. Vì thế, khi lựa chọn các sản phẩm này cần kiểm tra kỹ nhãn thành phần.

Trong trường hợp vô tình tiếp xúc, mọi người có thể sử dụng thuốc kháng histamin không kê đơn. Bởi vì, nó có tác dụng giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với gà.

Bất cứ ai gặp phản ứng nghiêm trọng nên được đưa đi cấp cứu ngay và có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm epinephrine.

6. Các yếu tố nguy cơ gây dị ứng thịt gà

Nếu bạn bị hen suyễn hoặc bệnh chàm, bạn có thể dễ bị dị ứng thực phẩm bao gồm cả dị ứng thịt gà. Hơn nữa, một người bị dị ứng thịt gà có thể bị dị ứng với các chất liên quan khác. Khi đó, họ có thể tránh ăn một số hoặc tất cả các loại thực phẩm như: súp gà, các sản phẩm được chế biến từ gà, ngỗng, gà tây, cá và tôm, vịt, chim, gà lôi.

Một số người bị dị ứng thịt gà cũng bị dị ứng với trứng gà (hội chứng “trứng chim”). Những người mắc hội chứng này thường bị dị ứng với một số chất trong lòng đỏ trứng và albumin huyết thanh. Hơn nữa, nếu bạn mắc hội chứng “trứng chim” bạn có thể tăng nguy cơ dị ứng với vẹt đuôi dài.

Nếu bạn dị ứng với thịt gà thì bạn cũng có thể bị dị ứng với phân gà, lông gà và bụi lông gà. Độ nhạy cảm này có thể phát triển đến lông và phân của các loại gia cầm khác, chẳng hạn như gà tây.

Hay một số vắc xin chẳng hạn như vắc xin sốt vàng da có chứa protein gà. Khi tiêm loại vắc xin này có thể gây ra phản ứng dị ứng.

7. Các biến chứng của dị ứng thịt gà

Bạn có thể nhầm dị ứng thịt gà với triệu chứng cảm lạnh. Điều này là do một số triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng đều xảy ra ở cả hai trường hợp này. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày khi cơ thể cố gắng loại bỏ chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Biến chứng nặng nhất của dị ứng thịt gà là sốc phản vệ. Đây là phản ứng nghiêm trọng toàn thân, và cần được cấp cứu y tế ngay. Một số dấu hiệu sốc phản vệ bao gồm: tim đập nhanh và loạn nhịp, huyết áp giảm đột ngột, tim đập nhanh, khó thở, sưng đường thở, mất ý thức,... Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn EpiPen hoặc chỉ định tiêm epinephrine (adrenaline). Những thuốc này có thể cứu sống bạn trong trường hợp dị ứng cấp tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: medicalnewstoday.com, healthline.com

Link nội dung: https://blog24hvn.com/an-ga-bi-ngua-a49570.html