Cà phê vợt Ba Lù gần 70 năm tuổi hút khách ở TP.HCM

Ông Ba Lù là người gốc Hải Nam (Trung Quốc) sang Việt Nam lập nghiệp, cưới vợ và có 11 người con. Sau khi ông mất, quán cà phê được giao lại cho bà Chung Thị Hoàng (56 tuổi) quản lý.

Theo lời kể của bà Hoàng, cha bà ngày trước chỉ đẩy xe cà phê bán quanh chợ. Do được nhiều người khen ngợi, ông quyết định bán cố định một chỗ. Từ khâu kho cà phê đến cách pha chế đều mang đậm dấu ấn truyền thống của người Hoa.

Mỗi ngày, quán mở cửa từ 2h sáng đến 17h. Điều đó đồng nghĩa với việc bà Hoàng và ông Hùng, em trai bà Hoàng, phải dậy từ 1h sáng để nhóm lửa nấu số cà phê đã được kho từ chiều hôm trước.

{keywords} Quán cà phê vợt Ba Lù đã tồn tại hơn 67 năm nhờ nét độc đáo ít ai có, đó là tự tay rang, xay cà phê.

Tiệm cà phê mang đậm dấu ấn cổ xưaQuán nằm trong một ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cũ, mang nét đặc trưng của khu phố người Hoa xưa. Bàn, ghế và các vật dụng pha chế đều mộc mạc, giản dị. Vì thế, không gian quán tạo cảm giác quen thuộc và vô cùng ấm cúng.

Đặc trưng của cà phê vợt Ba Lù là không sử dụng phin mà pha hoàn toàn bằng vợt. Những chiếc vợt dài chừng 20cm, đường kính miệng vợt khoảng 10cm được treo thành hàng trên tường.

{keywords} Những chiếc vợt dài được treo thành hàng trên tường.

Chia sẻ với Zing, chú Hùng cho biết cách để giữ hương vị cà phê không thay đổi đó là dùng siêu nấu thuốc bắc để vợt hạt. Như vậy, cà phê vẫn giữ được độ béo, thơm lâu mà lại không chát.

“Hồi cha còn sống, mấy chị em đã theo ông học cách làm món cà phê gia truyền này. Nước và lửa là hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chế biến. Lửa vừa phải và không được để cho nước cạn. Như vậy, cà phê sẽ không mất vị nguyên bản”, chú nói.

{keywords} Cách để giữ hương vị cà phê không thay đổi đó là dùng siêu nấu thuốc bắc để vợt hạt.

Tiệm cà phê đặc biệt nên đón những vị khách cũng rất "đặc biệt". Những người ghé quán cà phê Ba Lù chủ yếu là người Việt gốc Hoa. Họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ thú vị: tiếng Quảng Đông pha lẫn tiếng Việt.

Ông Hai (81 tuổi), một vị khách quen hơn 30 năm qua của quán, chia sẻ: “Tờ mờ sớm là tôi đã ở đây rồi. Người già khó ngủ, uống ly cà phê vợt buổi sáng cho tinh thần phấn chấn. Bỏ bữa thì được chứ cà phê thì sáng nào tôi cũng phải uống đều đều”.

{keywords} {keywords} Những người ghé quán cà phê Ba Lù chủ yếu là người Việt gốc Hoa. Họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ thú vị: tiếng Quảng Đông pha lẫn tiếng Việt.

Ngoài những khách hàng trung niên quen thuộc, quán Ba Lù cũng thu hút khá nhiều bạn trẻ đến thưởng thức món cà phê mang hương vị đặc biệt này. Họ chủ yếu là những người yêu thích nét đẹp hoài cổ, muốn trải nghiệm cảm giác quay về không gian cũ những năm về trước.

Như Hoa (22 tuổi) chia sẻ: “Hoa và bạn biết đến quán này là nhờ một lần đi lang thang vô tình ghé vào. Chúng mình đều thích cảm giác nép vào một góc vừa nhâm nhi ly cà phê đắng vừa quan sát cuộc sống tấp nập đang diễn ra trước mắt”.

{keywords} Quán cà phê có tuổi đời gần 70 năm tuổi.

Quá trình kho cà phê "có một không hai"

Khách uống cà phê ở đây cũng rất thích thú với công đoạn kho cà phê khác lạ của quán. Tầm 16h, nhiều người tập trung lại để chiêm ngưỡng quá trình này. Ban đầu chỉ có những người quen sống xung quanh, về sau ngày càng nhiều khách ở xa tới.

Chú Quang, em trai cô Hoàng, cũng là người trực tiếp thực hiện công đoạn kho cà phê phức tạp, chia sẻ với Zing: “Sở dĩ chúng tôi gọi là 'kho cà phê' mà không phải là rang như bao nơi khác bởi vì đặc trưng chế biến 'có một không hai' của nó”.

{keywords} Khách uống cà phê ở đây cũng rất thích thú với công đoạn kho cà phê khác lạ của quán.

Một tháng, cà phê sẽ được kho 4 lần, mỗi lần như thế kho 2 mẻ, mỗi mẻ tầm 10kg. Cà phê tươi được cho vào chảo rang hình trụ dài, nằm ngang có một tay cầm nối dài để quay. Sau khi châm lửa, người kho cà phê phải liên tục quay chảo rang liên tục trong gần 1 tiếng đồng hồ.

Để cà phê được rang đều, người làm công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe, đặc biệt là lực tay mạnh đủ để xoay, đảo trong một thời gian khá dài. Trong quá trình đó, chú Quang thỉnh thoảng ngưng lại để cho bơ và muối vào chảo.

Muối được cho vào sau mỗi 15 phút quay chảo rang để giảm độ chát, còn bơ thì cho vào sau. Cà phê kho xong được trải ra tấm vải, tưới thêm rượu để có hương vị đặc trưng. Toàn bộ quá trình kho diễn ra gần 4 tiếng đồng hồ.

{keywords} Cà phê kho xong sẽ có hình cánh gián đẹp mắt và mùi hương thơm phức.

Không gian quán tuy chỉ vỏn vẹn vài mét vuông nhưng rất ấm cúng. Thời gian gần đây, quán thu hút thêm không ít bạn trẻ và khách du lịch ghé thăm. Những ai yêu thích cà phê lại càng không thể bỏ qua địa điểm này.

Quan trọng hơn hết, khách đến đây có thể tự do ghi và chụp lại những tấm hình hoài niệm xưa cũ. Cảm giác ngồi giữa cái quán cà phê nhỏ nhắn, lắng nghe âm thanh ồn ã từ quang cảnh chợ ở bên ngoài quả thật rất khó tìm ở thành thị.

"Tôi rất vui khi quán cà phê của cha để lại ngày càng được nhiều người biết đến. Điều đó chứng tỏ chị em tôi đã không phụ lòng ông. Hiện chúng tôi cũng truyền dạy lại cho con cháu mình để nghệ thuật kho cà phê Ba Lù không bị mai một theo thời gian", chú Hùng chia sẻ.

(Theo Zing)

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cafe-vot-quan-5-a49950.html