Một bài luận thuyết phục là bài luận được dùng để thuyết phục người đọc đồng ý với một quan điểm cụ thể mà bạn tin và ủng hộ. Bạn có thể viết luận thuyết phục để thể hiện quan điểm của mình về bất cứ chủ đề nào. Dù là phản đối việc ăn đồ ăn vặt ở trường hay thuyết phục sếp nâng lương, thì kỹ năng viết luận thuyết phục luôn là một kỹ năng mà tất cả mọi người cần có.
VIẾT MỘT CÁCH THUYẾT PHỤC
Chọn một quan điểm vững chắc làm luận điểm
Luận điểm chính là quan điểm được cô đúc lại trong một câu. Đối với bài luận thuyết phục, câu luận điểm cần thể hiện một thái độ rõ ràng về chủ đề. Đừng cố gắng viết theo kiểu nước đôi hay không đưa ra quan điểm rõ ràng-bạn sẽ chẳng thuyết phục được ai cả.
Bắt đầu mỗi đoạn văn bằng câu chủ đề rõ ràng, trực tiếp
Hãy coi câu mở đầu của mỗi đoạn văn là một luận điểm nhỏ để đảm bảo tính liên kết khi phát triển luận điểm chính. Hãy xây dựng quan điểm của bạn từng bước một để không gây khó hiểu cho người đọc.
Kết hợp luận cứ và dẫn chứng để làm rõ quan điểm
Khi bạn nêu ra một ý kiến hay một nhận định khó hiểu, bạn cần giải thích cho nhận định đó. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là hãy làm ngược lại. Đưa ra dẫn chứng trước và từ đó nêu ra quan điểm của bạn - hãy dẫn dắt người đọc theo ý của bạn.
Viết câu ngắn và liên quan đến luận điểm
Chỉ đưa ra một ý hay một quan điểm trong một câu. Bạn muốn người đọc hiểu được quan điểm của mình một cách hợp lý, nhưng họ sẽ không thể nếu như bị lạc trong quá nhiều ý.
Sử dụng nhiều kỹ thuật thuyết phục khác nhau để đi sâu vào lòng đọc giả
Nghệ thuật thuyết phục đã được nghiên cứu từ thời Hy Lạp cổ đại. Phải mất cả đời để làm chủ được nghệ thuật này, xong học cách sử dụng một vài kỹ xảo và công cụ sẽ khiến bạn trở thành một người viết tốt gần như ngay lập tức. Ví dụ, trong một bài viết về chủ đề cho phép người tị nạn Syria, bạn có thể sử dụng:
Tỏ ra mạnh mẽ và kiên quyết
Bạn cần tỏ ra mình là một chuyên gia, một người đáng tin cậy. Hãy loại bỏ những từ ngữ không quan trọng và tối nghĩa để có được văn phong mạnh mẽ.
Thách thức người đọc
Thuyết phục là tác động vào tư tưởng và buộc người đọc phải cân nhắc lại. Tuy nhiên bạn không nên tỏ ra thô lỗ hay đối đầu với họ, bạn cần nhắm tới tiềm năng mà họ quan tâm.
Thừa nhận, và phản bác lại những quan điểm trái ngược
Quan điểm của bạn sẽ thuyết phục hơn nếu bạn thừa nhận và bác bỏ được những quan điểm trái ngược. Thường thì bạn nên làm điều này ở hai đoạn văn cuối.
XÂY DỰNG NỀN TẢNG BÀI VIẾT
Đọc đầu bài cẩn thận
Mỗi bài luận thuyết phục thường có một yêu cầu cụ thể. Việc đọc kỹ toàn bộ đầu bài là rất quan trọng.
Tìm các từ ngữ gợi ý cho bạn biết là bạn cần viết một bài luận thuyết phục đơn thuần hay một bài tranh luận. Ví dụ, nếu trong đầu bài có các từ như “kinh nghiệm cá nhân” hay “nhận xét cá nhân”, thì có nghĩa là bạn được sử dụng những điều đó để bảo vệ quan điểm của mình.
Mặt khác, những từ như “bảo vệ” hay “tranh luận”, chỉ ra bạn cần viết một bài tranh luận có tính trang trọng hơn và hạn chế dùng kinh nghiệm cá nhân.
Nếu bạn không chắc là mình phải viết như thế nào, đừng ngại hỏi giáo viên.
Đầu tư thời gian
Nếu có thể, hãy dành thời gian để trau chuốt quan điểm mà bạn muốn viết. Một bài luận viết vội khó có thể thuyết phục được người khác. Cho bản thân đủ thời gian để suy nghĩ, viết và chỉnh sửa.
Viết sớm nhất có thể. Như vậy thì dù bạn gặp tình huống khẩn cấp như bị hỏng máy tính thì bạn cũng có đủ thời gian để hoàn thành bài luận.
Nghiên cứu ngữ cảnh
Mỗi bài viết đều có một ngữ cảnh bao gồm năm yếu tố: văn cảnh (bài luận), tác giả (người viết), người đọc, mục đích giao tiếp và bối cảnh.
Bài viết cần phải rõ ràng và có dẫn chứng (có thể là ý kiến của bạn nếu được cho phép).
Thường xuyên đặt câu hỏi tu từ trong bài viết, ví dụ: Bạn cảm thấy thế nào nếu ai đó xả rác vào nhà bạn? Nếu ai đó làm ô nhiễm nhà bạn thì bạn có vui không, vv. Câu hỏi tu từ là dạng câu hỏi không cần người nghe trả lời.
Đưa ra ý kiến là một cách tốt để thuyết phục người khác. Ví dụ, tôi tin rằng chó tốt hơn mèo, hay cuộc sống ở nông thôn tốt hơn cuộc sống ở thành phố, vv.
Người viết cần đảm bảo sự tin cậy bằng cách tiến hành các nghiên cứu cần thiết. Đưa ra quan điểm và dẫn chứng phù hợp, không bóp méo sự việc và hoàn cảnh.
Mục đích giao tiếp là thuyết phục người đọc rằng quan điểm của bạn về chủ đề là quan điểm chính xác nhất.
Bối cảnh rất đa dạng. Thường thì bối cảnh sẽ là bài tập bạn làm để lấy điểm trên lớp.
Hiểu được nguyên tắc viết bài luận thuyết phục.
Trừ khi đề bài có yêu cầu khác, bạn cần tuân theo một vài nguyên tắc cơ bản khi viết.
Bài luận thuyết phục, giống như bài tranh luận, sử dụng các “biện pháp tu từ” để thuyết phục người đọc. Bạn có thể thêm vào các yếu tố cảm xúc (pathos) bên cạnh lập luận, số liệu (logos) và tính tin cậy (ethos).
Dùng nhiều loại dẫn chứng. Dẫn chứng thường là các số liệu, sự kiện; các dẫn chứng “cứng” khác cũng rất có sức thuyết phục đối với người đọc.
Luận điểm rõ ràng, cho biết trước ý kiến và “phe” của bạn. Điều này cho phép đọc giả biết chính xác bạn đang tranh luận cho điều gì.
Cân nhắc tới người đọc
Có những điều thuyết phục đối với người này, nhưng lại không thuyết phục đối với người khác. Vì vậy cần cân nhắc xem bài luận của bạn nhắm tới ai. Giáo viên của bạn sẽ là người đọc đầu tiên, ngoài ra hãy hướng tới những đối tượng khác.
Ví dụ, nếu bạn viết để phản đối bữa trưa không đảm bảo sức khỏe ở trường, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau dựa vào đối tượng người đọc. Trong trường hợp hướng tới ban quản lý trường học, bạn cần liên hệ hiệu suất học tập với thức ăn tốt cho sức khỏe. Nếu người đọc là các bậc phụ huynh, bạn có thể nói về sức khỏe của con em họ và chi phí chữa bệnh do thức ăn không tốt gây ra. Nếu bạn chỉ muốn hướng tới các bạn học, thì có thể dùng sở thích cá nhân để thuyết phục.
Chọn chủ đề
Bạn có thể được giao một chủ đề nhất định. Nhưng nếu được chọn, hãy cân nhắc một vài ý dưới đây:
Ngôn ngữ giàu cảm xúc dễ khiến người khác thương cảm, ví dụ, viết về người nghèo, các loài động vật không có sức kháng cự đang phải chịu đựng hậu quả từ rác thải.
Chủ đề bạn thấy lôi cuốn. Một bài luận thuyết phục thường dựa trên sự lôi cuốn về cảm xúc, bạn nên chọn viết về những thứ mà bạn thực sự có quan tâm. Chọn chủ đề mà bạn có cảm xúc mãnh liệt và có thể tranh cãi thuyết phục.
Chủ đề có chiều sâu. Có thể bạn rất thích bánh pizza nhưng rất khó để viết một bài luận thú vị về nó. Những chủ đề bạn cảm thấy thích thú và có chiều sâu như— bạo hành động vật hay ấn định chi tiêu của chính phủ — sẽ là những lựa chọn tốt hơn.
Tìm những quan điểm trái ngược. Nếu khó tìm ra quan điểm trái chiều, quan điểm của bạn sẽ không đủ gây tranh cãi để viết thành một bài luận thuyết phục. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều quan điểm trái chiều thì bạn lại khó bảo vệ được quan điểm của mình, hãy chọn những chủ đề có nhiều lý do để bác bỏ các quan điểm ngược lại.
Giữ vững lập trường. Một bài luận thuyết phục tốt sẽ cân nhắc cả những tranh luận trái chiều và tìm cách để thuyết phục người đọc rằng quan điểm của bạn hợp lý hơn. Hãy chọn chủ đề mà bạ đã chuẩn bị kỹ càng, toàn diện cho cho những tranh luận đối lập.(Vì lý do này, những chủ đề như tôn giáo thường không được dùng để viết luận thuyết phục, bạn sẽ khó khuyên được người khác từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ.)
Kiểm soát trọng tâm bài luận. Bài luận của bạn có thể khá ngắn, gồm 5 đoạn văn hoặc một vài trang nhưng bạn cần thu hẹp trọng tâm để có thể khai thác chủ đề một cách hợp lý. Ví dụ, một bài luận nhằm thuyết phục người đọc rằng chiến tranh là một tội ác sẽ khó thành công vì chủ đề này quá rộng. Hãy chọn những chủ đề hẹp hơn—ví dụ, tấn công bằng máy bay không người lái là một tội ác - bạn sẽ có nhiều thời gian để nghiễn cứu sâu tìm dẫn chứng.
Đưa ra luận điểm
Luận điểm trình bày ý kiến của bạn một cách rõ ràng và thường được đặt ở cuối đoạn mở đầu. Đưa ra luận điểm rõ ràng để cho người đọc biết chính xác họ đang mong đợi điều gì là rất quan trọng.
Luận điểm thể hiện được cấu trúc bài luận. Đừng nêu ra các ý chính theo thứ tự này, rồi lại phát triển những ý đó theo thứ tự khác.
Ví dụ, có luận điểm như sau: “Đồ ăn được chế biến sẵn rẻ nhưng không tốt cho học sinh. Nhà trường cần cung cấp cho học sinh những bữa ăn tươi và đảm bảo sức khỏe dù chi phí tốn kém hơn. Những bữa ăn trưa đảm bảo sức khỏe sẽ tạo nên một sự khác biết lớn và thiếu những bữa ăn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của học sinh”.
Lưu ý luận điểm này không phải là luận điểm liệt kê ý chính (three-prong thesis). Bạn không cần nêu ra tất cả các ý chính trong bài (trừ khi đầu bài yêu cầu). Điều bạn cần làm là truyền tải chính xác vấn đề mà bạn thuyết phục.
Suy nghĩ tìm luận cứ
Khi đã chọn được chủ đề, hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi viết. Bạn cần nghiên cứu tại sạo bạn chọn quan điểm đó và đâu sẽ là luận cứ thuyết phục nhất. Lúc này bạn cũng cần nghĩ đến những quan điểm trái chiều có thể bác bỏ quan điểm của bạn.
Dùng sơ đồ tư duy. Bắt đầu bằng việc đóng khung chủ đề chính. Sau đó sắp xếp các ý tưởng bạn có vào những bong bóng nhỏ hơn xung quanh. Kết nối các bong bóng lại với nhau để tìm ra cấu trúc và sự liên quan giữa các ý.
Đừng lo lắng về việc bạn có thể đưa ra đủ ý hay không. Suy nghĩ và tìm ra ý mới là bước quan trong nhất ở giai đoạn này.
Nghiên cứu nếu cần thiết
Khi bạn đã có các ý tưởng rồi, có thể bạn phát hiện ra rằng một vài ý tưởng cần phải được nghiên cứu thêm. Nghiên cứu trước khi viết sẽ làm cho quá trình viết được trôi trảy hơn.
Ví dụ, nếu bạn ủng hộ những bữa trưa tốt cho sức khỏe hơn ở trường học, bạn có thể nói rằng ăn thức ăn tự nhiên, tươi sống sẽ ngon hơn. Đây là một ý kiến cá nhân và không cần nghiên cứu tìm luận cứ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thuyết phục rằng thức ăn tươi sống có chưa nhiều vitamin và dinh dưỡng hơn là thức ăn chế biết sẵn, bạn cần một nguồn thông tin đáng tin cậy để chứng minh điều đó.
Nếu bạn quen ai làm việc ở thư viện, hãy trao đổi với họ. Những người quản thư sẽ là nguồn lực tuyệt vời giúp đưa ra chỉ dẫn cho nghiên cứu của bạn.
VIẾT NHÁP
Lập dàn ý
Bài luận thuyết phục thường có cấu trúc rõ ràng, trình bày các quan điểm một cách dễ hiểu và thuyết phục. Dưới đây là các phần của một bài luận thuyết phục:
Phần mở bài. Bạn cần đưa ra một cái “neo” để thu hút sự chú ý của người đọc, đồng thời đưa ra luận điểm. Luận điểm là nhận định rõ ràng về vấn đề mà bạn tranh luận hay thuyết phục người đọc.
Phần thân bài. Trong bài luận có 5 đoạn văn thì 3 đoạn sẽ nằm trong phần thân bài. Trong các thể loại luận khác, bạn có thể viết bao nhiêu đoạn tùy ý. Không tính đến thứ tự, mỗi đoạn văn trong phần thân vài cần tập trung vào một ý chính và cung cấp dẫn chứng để làm rõ cho ý chính đó. Bạn cũng cần bác bỏ những quan điểm trái chiều trong những đoạn văn này nếu có.
Phần kết bài. Phần kết bài là phần bạn chốt lại vấn đề. Bạn có thể tác động đến cảm xúc, lặp lại những dẫn chứng thuyết phục nhất, hoặc mở rộng quan điểm đến bối cảnh rộng hơn. Bởi vì mục đích của bạn là “thuyết phục” người đọc làm/nghĩ đến một vấn đề nào đó, hãy kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động.
Tạo ra cái “neo”
Cái neo là câu đầu tiên thu hút người đọc. Bạn có thể sử dụng một câu hỏi, một lời trích dẫn, một sự thật hoặc một giai thoại, một định nghĩa hoặc một câu chuyện hài hước. Miễn sao có thể làm người đọc muốn tiếp tục đọc hoặc gây được chú ý là bạn đã thành công.
Ví dụ, bạn có thể bắt đầu một bài luận về sự cần thiết của việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế như sau: “Hãy tưởng tượng một thế giới không có những con gấu bắc cực”. Đây là một câu nói sinh động nhắc đến hình ảnh mà mọi người đều quen thuộc và yêu thích (gấu Bắc cực). Câu này cũng khuyến khích người đọc tiếp tục đọc để biết được tại sao họ lại cần tưởng tượng ra một thế giới như vậy.
Có thể bạn sẽ không tìm ra cái “neo” cho bài luận của mình ngay nhưng đừng mắc kẹt ở bước này. Bạn có thể để đó và quay lại làm tiếp sau khi đã hoàn thiện xong phần dàn ý.
Viết đoạn mở đầu
Nhiều người cho rằng đoạn mở đầu là phần quan trọng nhất của một bài luận vì nó quyết định có thu hút được khán giả vào bài luận của bạn hay không. Một đoạn mở đầu tốt sẽ cho người đọc biết vừa đủ về thông tin để thu hút và làm họ muốn tiếp tục đọc.
Thả “neo” trước. Sau đó lần lượt trình bày từ ý chung đến ý riêng cho đến khi bạn xây dựng xong luận điểm của bài.
Đừng cẩu thả trong việc viết luận điểm. Luận điểm là một tóm tắt ngắn về vấn đề mà bạn cần thuyết phục. Luận điểm thường là một câu, được đặt ở gần cuối phần mở bài. Bạn cần kết hợp những lý lẽ thuyết phục nhất, hoặc dùng một lý lẽ đanh thép nhất trong câu luận điểm để đạt hiệu quả thuyết phục tốt nhất.
Xây dựng cấu trúc cho phần thân bài
Phần thân bài cần có tối thiểu ba đoạn văn. Mỗi đoạn văn cần trình bày một ý chính liên quan đến luận điểm. Những đoạn văn này là công cụ bạn dùng để biện hộ cho luận điểm của mình và đưa ra các dẫn chứng. Nhớ rằng nếu bạn không đưa ra dẫn chứng, lý lẽ của bạn sẽ không đủ tính thuyết phục.
Bắt đầu đoạn văn với một câu chủ đề rõ ràng, giới thiệu được nội dung chính của đoạn.
Đưa ra những dẫn chứng rõ ràng và chính xác. Ví dụ, thay vì viết: “Cá heo là một loài động vật thông minh. Chúng được biết đến rộng rãi vì sự thông minh của mình”. Hãy viết: “Cá heo là một loài động vật thông minh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá heo biết kết hợp với con người để săn mồi. Nếu có thì cũng rất ít loài có thể phát triển mối quan hệ cộng sinh với con người như vậy”.
Sử dụng dữ liệu thực tế làm dẫn chứng khi có thể. Những dữ liệu thực tế từ nguồn đáng tin cậy sẽ mang lại cho người đọc một cơ sở để tin tưởng. Nếu có thể, hãy sử dụng dữ liệu thực tế từ nhiều góc độ khác nhau để minh chứng cho một lý lẽ. Ví dụ”
"Miền Nam, nơi diễn ra 80% các vụ hành hình của nước Mỹ, vẫn chiếm tỷ lệ giết người cao nhất cả nước. Thực trạng này trái ngược với quan điểm cho rằng xử tử sẽ giúp giảm tỷ lệ tội phạm”.
"Không chỉ vậy, những bang không có hành hình lại có ít tội phạm giết người hơn. Nếu hành hình thực sự có thể làm giảm tội phạm giết người, tại sao lại không có sự “tăng lên” về số tội phạm giết người ở những bang không có hành hình?”
Cân nhắc sự liên kết giữa các đoạn văn trong phần thân bài. Đảm bảo quan điểm của bạn được xây dựng một cách chặt chẽ, lý lẽ này đặt sau lý lẽ khác thay vì đưa ra một cách rải rác.
Dùng câu cuối của mỗi đoạn trong phần thân bài để chuyển tiếp sang đoạn sau
Để tạo ra liên kết mạch lạc trong bài luận, bạn cần chuyển tiếp một cách tự nhiên từ cuối của đoạn văn này sang đầu đoạn văn sau. Ví dụ:
Đưa vào một quan điểm trái chiều
Bạn không nhất thiết phải làm điều này, nhưng đưa vào một quan điểm trái chiều sẽ làm bài luận của bạn chặt chẽ hơn. Tưởng tượng rằng bạn có một đối thủ đang bảo vệ quan điểm hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bạn. Nghĩ đến hai lý lẽ thuyết phục nhất của họ và tìm ra một lý lẽ để bác bỏ chúng.
Ví dụ: “Những người phản đối việc cho phép học sinh mang đồ ăn vặt vào lớp học nói rằng việc này gây ra quá nhiều sự phân tâm, làm giảm khả năng học tập của học sinh. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến việc lứa tuổi học sinh trung học là lứa tuổi đang phát triển. Cơ thể các em cần năng lượng, và tâm trí các em có thể trở nên mệt mỏi sau một thời gian dài không ăn. Cho phép mang đồ ăn vặt vào lớp học thực tế sẽ làm tăng khả năng tập trung của học sinh khi làm giảm sự phân tâm của các cơn đói.
Một cách nữa cũng rất hiệu quả là hãy bắt đầu đoạn văn của bạn với một quan điểm trái ngược, sau đó phản bác nó và đưa ra quan điểm của bạn.
Viết phần kết bài ở cuối bài luận
Theo nguyên tắc chung, bạn nên nhắc lại tất cả các ý chính và kết thúc bài luận bằng cách khơi gợi suy nghĩ của người đọc. Nếu khơi gợi được những điều khó quên, bài luận của bạn sẽ để lại ấn tượng lâu hơn. Đừng chỉ đơn thuần nhắc lại các ý chính, hãy cân nhắc đến việc bạn chia tay người đọc của mình như thế nào.
TRAU CHUỐT BÀI LUẬN
Nghỉ một hai ngày không động đến bài luận
Nếu bạn đã chuẩn bị trước thì điều này không khó khăn gì. Sau một hai ngày, hãy quay lại và kiểm tra lại toàn bộ bài luận. Thời gian bạn nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có một tâm trí tinh tường để tìm ra các lỗi sai. Nếu có những chỗ khó chưa sửa được, bạn có thể để đó và quay lại kiểm tra lần nữa.
Đọc lại bản nháp
Một lỗi mà sinh viên thường gặp là không dành đủ thời gian xem lại bản viết nháp đầu tiên. Hãy đọc bài luận của bạn từ đầu tới cuối và cân nhắc các ý sau:
Chỉnh sửa nếu cần thiết
Không chỉ chỉnh lỗi chính tả, bạn có thể thay đổi bố cục của bài luận, thay đổi thứ tự các đoạn văn để tạo ra sự liên kết hoặc thậm chí là viết lại đoạn văn mới sử dụng luận cứ mới thuyết phục hơn. Hãy sẵn sàng thay đổi, kể cả những thay đổi lớn hơn để có được bài luận tốt hơn.
Nhờ một người bạn đáng tin cậy đọc bài luận xem có chỗ nào khó hiểu hoặc không rõ ràng không, nếu có, bạn cần xem xét lại những chỗ đó.
Chỉnh sửa lỗi chính tả cẩn thận
Sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả trong máy tính nếu có. Đọc to toàn bộ bài luận cũng giúp bạn tìm ra các lỗi chính tả.
Bạn cũng có thể in bài luận ra và đánh dấu lỗi bằng bút chì hoặc bút bi. Khi bạn gõ bằng máy tính, mắt bạn sẽ đọc những gì bạn cho là mình đã viết ra và bỏ sót lỗi. Việc đọc bản cứng sẽ buộc bạn phải tập trung vào bài viết theo cách khác.
Định dạng bài viết chính xác. Ví dụ, một vài giáo viên sẽ có quy định về căn lề và phông chữ riêng.
LỜI KHUYÊN
Theo wikihow.vn
Link nội dung: https://blog24hvn.com/viet-mot-bai-luan-a50404.html