Trong những năm qua, đã có rất nhiều đề tài nguyên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Một số kết quả nghiên cứu gớp phần rất lớn vào việc đề ra giải pháp phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, đã và đang được triển khai ứng dụng về mặt thực tiễn. Nhiều hoạt động có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học về tiến hành gìn giữ, bảo tồn nguồn gen đối với một số loài động - thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Cui biển, các loài Vẹt, Rái cá, Chim nước; Xây dựng khu rừng giống loài cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) với diện tích 127,5 ha; Quy hoạch khoanh vùng chim thú rừng tự nhiên trong rừng ngập mặn Cần Giờ được UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 06/01/2004 với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn cả về nguồn gen, cây rừng và động vật hoang dã.
Hàng năm, Ban quản lý Rừng phòng hộ triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm định hướng công tác quản lý tài nguyên rừng hướng đến phát triển bền vững, gia tăng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ công tác quản lý, phát triển vốn rừng.
Ngoài công tác trồng rừng chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao, hàng năm Ban Quản lý rừng phòng hộ phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước trồng mới nhiều diện tích rừng ngập mặn thông qua các hình thức: tuor du lịch kết hợp trồng rừng, trồng rừng giao lưu hữu nghị. Trong đó điển hình nhất là hoạt động “Trồng rừng giao lưu thanh thiếu niên Việt - Nhật” được tổ chức hàng năm (từ năm 2002 đến nay) với tổng diện tích rừng là 58,0 ha.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/rung-sat-can-gio-a50691.html