Trích dẫn thế nào là đúng cách?

quy tắc trích dẫnTrích dẫn nghiên cứu là công đoạn rất quan trọng trong quá trình viết và hiệu chỉnh nghiên cứu. Thông qua các trích dẫn nghiên cứu, người đọc hay hội đồng phản biện có thể đánh giá được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của người nghiên cứu đối với công trình thực hiện. Ngoài ra, các trích dẫn nghiên cứu còn thể hiện sự tôn trọng của người nghiên cứu đối với các tác giả và sản phẩm mà họ đã tham khảo. Tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị hay tạp chí mà quy chuẩn đối với trích dẫn tài liệu cũng khác nhau. Vì vậy, người nghiên cứu cần tìm hiểu kĩ các quy chuẩn này để viết và hiệu chỉnh công trình của mình. Trong bài viết này, Cộng đồng RCES xin giới thiệu tới các bạn sinh viên quy chuẩn trích dẫn tài liệu của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

1. Trích dn trong bài viết

1.1. Trích dn ca mt tác gi

1.1.1. Trích dn tác gi nước ngoài

1.2.1. Trích dn tác gi Vit Nam

1.2. Trích dn ca hai tác gi.

Liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ “và”.

Lưu ý: không được phép dùng dấu & thay cho từ và trong bài viết.

1.3. Trích dn nhiu hơn hai tác gi

Nêu tên tác giả chính + và (các) cộng sự.

1.4. Trích dn t hai tác phm ca nhiu tác gi khác nhau

Liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;) hoặc dấu phẩy (,)

1.5. Trích dn không tìm được tài liu gc mà ghi nhn nh mt tài liu khác ca tác gi khác

Khi gặp trường hợp này, người viết trình bày theo format sau: (tác giả gốc, năm; được trích trong nghiên cứu của tác giả trích dẫn lại, năm).

Trong đó, tác giả gốc là người viết nội dung đó nhưng không tìm thấy tài liệu; tác giả trích dẫn lại là tác giả mà bạn tìm được nội dung đó. Trường hợp này nên rất hạn chế vì khi trích lại, nội dung đã có thể bị điều chỉnh cách diễn đạt.

Ví dụ: Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Nguyễn Minh Nam, 1990; được trích trong nghiên cứu của Nguyễn Nhật Tuân, 1996).

2. Trích dn trong phn tài liu tham kho

2.1. Trích dn sách

Ni dung: Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản và nơi xuất bản.

Cách đnh dng:

2.2. Trích dn chương sách

Ni dung: Tên tác giả (năm), “tiêu đề chương”, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.

Cách đnh dng:

2.3. Trích dn tp chí

Ni dung và cách đnh dng: Tên tác giả (năm), “tiêu đề bài báo”, tên tạp chí, tập, số, trang.

2.4. Trích dn báo cáo hi tho được xut bn thành n phm

Ni dung và đnh dng: Tên tác giả (năm xuất bản), “tên báo cáo”, tên của hội thảo (có thể có địa điểm và ngày tổ chức), nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.

2.5. Trích dn báo cáo hi tho không được xut bn thành n phm

Ni dung và đnh dng: Tên tác giả (năm), “tên báo cáo”, tên hội thảo, thời gian và nơi diễn ra hội thảo, đường dẫn tới bài báo nếu bài báo được công bố trên Internet (nếu có).

2.6. Trích dn công trình nghiên cu

Ni dung và đnh dng: Tên tác giả (năm), “tên bài viết”, tên công trình nghiên cứu (số - nếu có), tổ chức/đơn vị thực hiện, địa chỉ của đơn vị thực hiện, thời gian công bố.

2.7. Trích dn sách mà không có tên tác gi hoc biên tp

Ni dung và đnh dng: Tên sách (năm), “tên bài”, số, tái bản, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang.

2.8. Trích dn bài báo in trên báo chí (có tác gi)

Ni dung và đnh dng: Tên tác giả (năm), “tên bài”, tên tờ báo, thời gian xuất bản, trang.

2.9. Trích dn bài báo (không có tên tác gi)

Ni dung và đnh dng: Tên báo (năm), “tên bài báo”, ngày, trang.

2.10. Trích dn ngun thông tin đin t:

Ni dung và đnh dng: Tên tác giả, “Tên bài”, đường dẫn, (ngày truy cập).

3. Lưu ý khi trích dn tài liu

- Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong công trình nghiên cứu. Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

- Sắp xếp riêng tài liệu tham khảo tiếng Việt và tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài.

- Khối tiếng Việt sắp xếp trước, khối tiếng nước ngoài sắp xếp sau. Nếu tài liệu của tác giả người nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào khối tài liệu tiếng Việt. Tác giả là người Việt nhưng tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì liệt kê tài liệu trong khối tiếng nước ngoài.

- Mỗi tài liệu tham khảo và các chi tiết liên quan được trình bày trong một cụm từ, dãn dòng đơn (dãn dòng 1). Giữa hai tài liệu cách nhau một dòng trắ Tên tác giả theo sau số thứ tự nhưng dòng dưới sẽ thụt vào một TAB (1,27 cm).

- Số thứ tự được ghi liên tục giữa các tài liệu tiếng Việt và tiếng nước ngoài

- Tác giả người Việt và tài liệu tiếng Việt: ghi đầy đủ theo thứ tự Họ, Họ đệm và Tên. Tài liệu tiếng nước ngoài ghi đầy đủ Họ (không có dấu phẩy theo sau), tiếp theo ghi chữ viết tắt của họ đệm (có dấu chấm) và tên (dấu chấm và dấu phẩy liền sau đó).

- Tài liệu tiếng nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì đưa vào khối tiếng Việt, thứ tự tác giả theo Họ của tác giả nước ngoài. Ngược lại, tác giả người Việt mà tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài thì đưa vào khối tài liệu nước ngoài; thứ tự của tác giả chính là HỌ, và tên tác giả được viết như cách viết trong tài liệu tham khảo.

>> Xem thêm: Lỗi đạo văn trong nghiên cứu khoa học và cách phòng tránh

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Link nội dung: https://blog24hvn.com/trich-dan-la-gi-a50944.html