Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Bài giảng Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
1. Cơ cấu kinh tế
a. Khái niệm
- Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
b. Phân loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu theo ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế
* Cơ cấu theo ngành
- Thành phần:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
+ Cồng nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019
- Ý nghĩa:
+ Là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế.
+ Phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Thành phần:
+ Kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài nhà nước).
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ý nghĩa:
+ Cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế.
+ Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.
* Cơ cấu theo lãnh thổ
- Thành phần:
+ Vùng kinh tế
+ Khu kinh tế
+…
- Ý nghĩa:
+ Cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế.
+ Phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.
2. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
- Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
+ Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định (thường là 1 năm).
+ Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần trong nước và nước ngoài hoạt động trong quốc gia đó.
+ GDP dùng để tính quy mô, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh kinh tế của quốc gia đó.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI):
+ Tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của quốc gia đó tạo ra trong 1 năm.
+ Công dân tạo ra giá trị có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia đó.
+ Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia theo đúng thực lực và đầy đủ.
- GDP và GNI bình quân đầu người tính bằng quy mô GDP, GNI chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định và để đánh giá mức sống của dân cư.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Lý thuyết Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
Lý thuyết Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
Lý thuyết Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai
Lý thuyết Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Link nội dung: https://blog24hvn.com/dia-10-bai-22-a51350.html