Nghiên Cứu Lịch Sử

THE ANCIENT EGYPTIAN

Charlotte Booth

Trần Quang Nghĩa dịch

Giới Thiệu

Phần I: Giới Thiệu Người Ai Cập Cổ Đại

Phong cảnh và hệ sinh thái của Ai Cập là nền tảng trong việc hình thành nền văn minh và cốt lõi trong việc hiểu được văn hóa, nhà nước, và ngay cả tôn giáo đã phát triển dọc theo sông Nile. Phần này nhìn vào các nền tảng của văn hóa Ai Cập cổ đại, bao gồm làng mạc, nghề nghiệp, và sự phân bố xã hội (hôn nhân, ly hôn, và những điều khác). Cấu trúc xã hội của nền văn minh Ai Cập đặc biệt quan trọng, với vị vua đứng đầu và mọi người khác ở bên dưới ông ta, như phần này sẽ mô tả chi tiết.

Phần II: Quay Ngược Thời Gian

Phần này là câu chuyện có thật đằng sau các tất cả đài tưởng niệm. Nó đề cập đến những cá nhân đã xây dựng chúng, chiến đấu vì chúng, và sau đó phá hủy chúng. Tôi đưa bạn vào cuộc du hành kéo dài qua 3,000 năm lịch sử, bắt đầu ngay từ khởi thủy của nền văn minh Ai Cập trong thời kỳ tiền triều, và theo dòng thời gian đến khi bị La mã xâm lăng tại thời điểm Cleopatra lìa đời vào 30 B. C. Lịch sử này chằn chịt với những trận chiến, nhất là vào thời kỳ gọi là Tân Vương triều, khi Ai Cập đã tổ chức quân đội chính quy đầu tiên của mình. Phần này tìm hiểu về cuộc sống của một binh sĩ, kể cả những kỹ thuật tác chiến ghê rợn, những chiến thắng, và những lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc.

Phần này cũng xem xét vai trò của phụ nữ Ai Cập __ kể cả những bà hoàng tiếng tăm cũng như các bà nội trợ tầng lớp lao động và các bà mẹ. Phần này kết thúc bằng sự sụp đổ của nền văn minh Ai Cập sau một thời kỳ xâm lăng dai dẳng và quyền trị vì bị chia rẽ __ sự cáo chung buồn thảm của một nền văn minh năng động.

Phần III: Cuộc Sống Viên Mãn: Văn Hóa và Tín Ngưỡng

Người Ai Cập yêu cuộc sống __ tiệc tùng, săn bắn, ăn uống, khiêu vũ, và tán gẫu với bạn bè. So sánh sự phức tạp của cuộc sống xã hội của bạn với cuộc sống xã hội của người Ai Cập và bạn sẽ kinh ngạc vì chúng khá giống nhau. Buồn thay một phần cuộc sống, lúc này hay lúc khác, có mặt của bệnh tật và đau ốm, và người Ai Cập cũng chịu nhiều thứ bệnh như người hiện đại __ mặc dù tôi sẽ không khuyên bạn chữa bệnh theo cách của họ đâu!

Khi không thể chữa lành, cái chết sẽ theo sau và liên quan đến nhiều tín ngưỡng và tập tục an táng. Ngày nay, việc ướp xác đồng nghĩa với Ai Cập cổ đại, mặc dù người Ai Cập không phải là nên văn hóa duy nhất thực hành việc ướp xác. Tập tục ướp xác phát triển chậm chạp, nhưng nhanh chóng trở thành phần tinh túy của kiếp sống nơi cõi âm của người quá cố, bởi vì nếu không có xác thân, kiếp sống ở thế giới bên kia sẽ rất buồn chán. Để giảm thiểu sự buồn chán, tất cả vật dụng của người quá cố được tống vào mộ phần để họ sử dụng sau khi tái sinh.

Người Ai Cập yêu cuộc sống nhiều đến nổi họ muốn tiếp tục sống thọ như có thể. Tuy nhiên, ướp xác và các nghi thức an táng không phải là những tín ngưỡng tôn giáo duy nhất được đề cập trong phần này. Các đền thờ ở Ai Cập dựng gần nơi công cộng, vì thế người Ai Cập phát triển hai dạng tôn giáo __ một tôn giáo nhà nước phức tạp với vị vua là người giao tiếp trực tiếp với các thần linh, và một tôn giáo dân gian cũng phong phú với một bộ phận thần linh hoàn toàn mới giúp họ về những lãnh vực đặc thù của đời sống, như sức khỏe, thai sản, và sinh con.

Phần IV: Lý Giải Văn Hóa và Kiến Trúc Ai Cập

Phần IV bắt đầu với việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập, một trong những khám phá nền tảng nhất của Ai Cập học. Phần nghệ thuật cũng là phần cốt yếu của bất kỳ tài liệu nào (và của di tích kiến trúc nào), và việc có thể ‘đọc’ được nghệ thuật cũng quan trọng không kém việc đọc văn bản. Phần này lý giải những đặc tính nền tảng của nghệ thuật Ai Cập.

Phần này cũng đề cập đến công trình nghiên cứu các cấu trúc đài tưởng niệm của người Ai Cập, bao gồm đền thờ, lăng mộ, và kim tự tháp. Người Ai Cập không làm điều gì một cách tùy hứng hoặc vì vẻ đẹp (nhưng phải nói rằng mọi thứ họ làm đều đẹp). Thay vào đó, một ý thức hệ tôn giáo ảnh hưởng mọi yếu tố kiến trúc của người Ai Cập cổ đại. Vì thế khi tôi trình bày những cấu trúc vô tiền khoáng hậu này, tôi cũng giới thiệu với bạn niềm cảm hứng đã tạo nên chúng.

Phần V: Mười Điều Tâm Niệm

Phần này gởi đến bạn những thông tin hữu ích, bao gồm một danh sách mười nhà Ai Cập học cự phách và mười phát hiện và cột mốc kỳ vĩ trong ngành Ai Cập học. Bạn cũng sẽ gặp mười nhân vật Ai Cập góp phần phát triển nền văn hóa Ai Cập, cũng như các thành tựu đỉnh cao của nền văn hóa này. Tôi cũng trình bày mười địa điểm du lịch tuyệt vời trên đất nước của kim tự tháp.

PHẦN 1

GIỚI THIỆU NGƯỜI Ai CẬP CỔ ĐẠI

Trong phần này . . .

Người Ai cập cổ đại được khắp thế giới biết đến qua kim tự tháp và vàng bạc châu báu của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của câu chuyện. Người Ai cập là một phần của một xã hội phức tạp, rộng lớn, đứng đầu là một vị vua và những thợ không lành nghề đứng dưới đáy. Giống như một kim tự tháp vậy.

May thay, người Ai cập để lại hàng đống thông tin liên quan đến cuộc sống thường nhật của họ. Phần này sẽ khám phá các ngôi nhà họ nương náu, hệ thống giáo dục, và phân bố xã hội liên quan đến hôn nhân, ly hôn, và người già cả.

Chương 1

Bối Cảnh: Địa Lý Và Lịch Sử Ai Cập Cổ Đại

Trong Chương Này

Người Ai Cập cổ đại đã lôi kéo sự tưởng tượng trong hàng thế kỷ. Từ khi các nhà Ai Cập học giải mã được chữ tượng hình vào đầu thế kỷ 19, nền văn minh phi thường này đã rộng mở đón nhận các nhà sử học, khảo cổ, và những người bình dân hiếu kỳ.

Thông tin về người Ai Cập cổ đại bùng nổ, bao gồm các sự kiện đầy mê hoặc về hầu hết các lãnh vực về cuộc sống của họ __ mọi thứ từ vai trò của phụ nữ, tình dục, và mỹ phẩm, cho đến việc đánh cá, săn bắn, và tác chiến.

Cuộc sống các dân Ai Cập cổ đại có thể dễ dàng được phân loại. Như bất kỳ sử gia đúng mực nào, bạn cần nhìn văn minh như một tổng thể, và điểm bắt đầu tốt nhất là nguồn gốc của dân tộc gây kinh ngạc này.

Vậy ai là người Ai Cập cổ đại? Họ xuất thân từ đâu? Chương này sẽ trả lời cho bạn và bắt đầu vẽ nên bức tranh về một nền văn hóa được tổ chức tinh vi đã phát triển, hưng thịnh, và cuối cùng sụp đổ dọc theo bờ sông Nile.

Sông Nile: Nguồn Cội của Sự Sống

Văn minh cổ Ai Cập sẽ không bao giờ được phát triển nếu không có sông Nile. Sông Nile từng là __ và còn là __ nguồn nước duy nhất trong miền đất bắc Phi này. Không có nó, không sự sống nào có thể bền vững.

Cổ Ai Cập thường được gọi là thung lũng sông Nile. Thuật ngữ này nói đến vùng đất phì nhiêu nằm dọc theo bờ sông, bao phủ một diện tích 34,000 cây số vuông. Toàn bộ phần đất này không thay đổi nhiều trong 5,000 năm qua, mặc dù dòng sông ít nhiều thay đổi, và nhờ hệ thống tưới tiêu nhân tạo vùng đất đã gia tăng độ phì nhiêu đôi chút.

Kích cỡ và tầm ảnh hưởng

Sông Nile là con sông dài nhất thế giới, chạy dài 6,741 km từ đông Phi đến biển Địa Trung Hải. Sáu thác nước lớn do đá trồi lên từ lòng sông, ngăn chia phần phía nam của sông Nile giữa Aswan và Khartoum. Thác đầu tiên ở Atwan tạo thành biên giới tự nhiên của Ai Cập cho đến Vương Triều Mới (1550 B. C.), khi người cổ Ai Cập bắt đầu đi càng xa về phía nam để săn tìm vàng và các vùng lãnh thổ để dựng lên đế chế của họ.

1

Bảng đồ Ai Cập dưới triều đại Pha-ra-ông

Sông Nile chạy từ nam đến bắc __ từ nội địa Phi châu cho đến biển Địa Trung Hải. Phần phía nam Ai Cập gọi là Thượng Ai Cập vì nó gần nguồn sông Nile nhất, phần phía bắc gọi là Hạ Ai Cập.

Phần phía bắc Ai Cập xòe ra thành một chuỗi những kênh đào, tất cả đều dẫn đến Địa Trung Hải. Phần phía bắc Ai Cập này được biết dưới tên Châu thổ và chủ yếu là đầm lầy. Vùng này đặc biệt phì nhiêu __ cây papyrus (dùng làm giấy trên đó nhiều văn tự cổ Ai Cập còn lưu lại được viết) mọc xum xuê ở đó.

Cơn lụt không đến

Trong thời trị vì của Djoser ở triều đại thứ ba, Ai Cập đã kinh qua bảy năm đói kém vì lụt hàng năm thấp một cách bất thường. Vua chịu trách nhiệm trước tình hình vì ông là trung gian giữa người phàm và các đấng thần linh, và tình trạng đói kém được coi là sự trừng phạt của thần linh dành cho vị vua không làm tròn chức trách. Trên Đảo Sehei ở nam Ai Cập, Ptolemy V (204-181 B. C.) đã cho dựng một bia kí ghi lại trận đói kém này và hành động của Djoser:

Ta ngồi rầu rĩ trên ngai vàng. Mọi người trong cung điện đều sầu não . . . vì Hapy [cơn lụt] không đến đúng hẹn. Trong thời hạn bảy năm, lúa thóc khan hiếm, hạt giống nứt nẻ . . . Mọi người cướp bóc lẫn nhau . . . Trẻ con kêu khóc . . . Người già quẫn bách . . . Đền thờ đóng cửa, Lăng mộ phủ bụi, Mọi người đều u sầu . . . Ta tham vấn một quan chức, vị trưởng tế của Imhotep . . . Y chạy đi, rồi nhanh chóng chạy về gặp ta.

Imhotep, công trình sư của kim tự tháp bậc thang (xem Chương 14), lần theo cội nguồn sông Nile đến đảo Elephantine và hang động Khnum. Ông trấn an vua Djoser là sự thờ phụng trở lại thần Khnum sẽ làm trận lũ trở về. Nghe lời, Djoser vâng lễ vật cúng tế đến đền thờ thần Khnum, cơn lũ mong đợi lần nữa trở lại, dâng cao đến mức độ mong muốn, khiến Ai Cập hồi phục vị thế nông nghiệp vốn có, và làm sống lại lòng tin của dân chúng vào vua Djoder.

Tuy nhiên, vì bia ký này được viết hơn 2,000 năm sau ngày xảy ra biến cố, các sử gia gặp khó khăn khi đánh giá sự chính xác của nó như một chứng cứ lịch sử. Một số học giả tin rằng tấm bia ký này là một bản sao của một kiểu mẫu thời Cựu Vương triều được Djoser dựng lên; một số khác tin rằng nó được dựng trong thời đại Ptolemaic như một minh chứng cho việc trùng tu đền thờ Khnum. Sự thật có thể không bao giờ được biết.

Lũ lụt: Sống còn và thịnh vượng

Mỗi năm vào các tháng giữa tháng 7 và 10 sông Nile dâng lũ, nước tràn ngập hai bên bờ sông cao đến 2 bộ (khoảng 6 cm). Khi nước rút xuống, phù sa đen mang phì nhiêu đến cho ruộng đồng. Vì vậy người Ai Cập gọi xứ sở mình là Kemet, nghĩa là ‘đất đen’. Bằng sự quản lý mùa màng cẩn mật và hệ thống kênh mương tưới tiêu tinh vi, thung lũng sông Nile trở thành một vùng nông nghiệp chủ yếu.

Mặc dù lũ lụt sông Nile là phúc thần cho thành tựu nông nghiệp của văn minh cổ Ai Cập, nhưng nguy cơ vẫn luôn tìm ẩn khi lũ lụt quá nhiều hoặc quá ít. Tình trạng nào cũng gây ra mất mùa, đói kém, và chết chóc.

TỪ năm 1830 AD, một chuỗi những con đập và cửa cống ở đầu mút phía nam sông Nile được xây dựng để điều tiết lũ lụt. Vào năm 1960 AD, người Ai Cập xây dựng Đập Cao ở Aswan, chấm dứt tình trạng lũ lụt của sông Nile. Mặc dù những kỹ thuật mới này tạo ra một môi trường bền vững cho người Ai Cập hiện đại canh tác, bản chất ổn định của sông Nile ngày nay làm người ta khó lòng tưởng tượng được cảnh thăng trầm của cuộc sống người cổ Ai Cập.

Gặp gỡ người cổ Ai Cập

Người cổ xưa sống ở thung lũng sông Nile là tập hợp của nhiều nhóm sắc tộc với nhiều nguồn gốc khác nhau. Trước 5000 B. C., thung lũng sông Nile không có dân tộc nào định cư, vì miền đất chung quanh dồi dào thực vật và do một số bộ lạc du mục săn bắn-hái lượm sinh sống, họ chạy theo những đàn thú lớn như sư tử, hưu cao cổ, và đà điểu làm nguồn lương thực.

Tuy nhiên, do khí hậu thay đổi khoảng 5,000 B. C., vùng đất bao quanh sông Nile bắt đầu khô cằn, không còn đủ sức nuôi sống những con thú lớn. Sự biến đổi khí hậu này có nghĩa là các bộ lạc du mục phải quy tụ về thung lũng sông Nile vì con sông dần dần trở nên nguồn nước duy nhất trong khu vực.

Kết quả là dân số Ai Cập đầu tiên là một tập hợp những bộ lạc du mục khác nhau, dần dần hợp nhất với nhau và tạo nên một xã hội mới:

Khoảng 3100 B. C. và bắt đầu thời kỳ pha-ra-ông trong lịch sử Ai Cập, một nền văn hóa mới __ văn hóa Ai Cập được công nhận ngày nay __ phát triển từ tổ hợp các dân tộc, các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau này.

Hẹn hò với người xưa

Một trong những lãnh vực thuộc sử Ai Cập gây bối rối nhiều nhất là cách tính niên đại đặc biệt cho các thời kỳ, thời trị vì, và ngay cả việc ghi lại ngày tháng những trận đánh và lễ lạc. Hơn nữa, một lịch sử kéo dài hơn 3,000 năm chứa nhiều điều làm đầu bạn rối tung.

Vấn đề càng khó hơn khi chính người Ai Cập không có hệ thống tính niên lịch tập trung như chúng ta ngày này (chẳng hạn, B. C. và AD). Thay vào đó, họ qui chiếu niên đại theo những năm trị vì của ông vua đương thời. Ví dụ năm thứ 5 thời Ramses II hoặc năm thứ 16 thời Akhenaten.

Hệ thống này chắc chắn hiệu quả đối với thời cổ, nhưng nó không hữu ích với các nhà Ai Cập học nhiều __ nhất là khi một số đời vua không được ghi lại hoặc thời gian trị vì chính xác không được đảm bảo. Vì thế, ví dụ, định niên đại từ năm 4 đời vua Ramses đến năm 2 đời vua Merenptah là điều hoàn toàn có nghĩa đối với người dân Ai Cập, nhưng nếu bạn không biết Ramses II trị vì bao lâu và bạn không biết liệu giữa hai vị vua này có ông vua nào khác nữa.

Mathetho đến giải cứu

Các nhà Ai Cập học hiện đại không chỉ là những người duy nhất nghĩ rằng hệ thống niên lịch của Ai Cập rắc rối. Manetho, một sử gia và pháp sư Ai Cập từ thể kỷ thứ ba B. C., đã sáng chế ra hệ thống niên lịch vương triều mà đến này vẫn còn được sử dụng.

Theo hệ thống này, sự thay đổi triều đại được đề cập bất kỳ khi nào có sự thay đổi triều đại trong hoàng tộc, địa lý, hoặc bất kỳ giải pháp liên tục nào trong việc tiếp nối trị vì của các vua. Manetho chia các đời vua Ai Cập thành 31 triều đại, rồi được chia nhỏ thành ba vương quốc chính với những thời kỳ ‘trung gian’ giữa chúng.

Hệ thống niên lịch này đã tỏ ra rất hữu dụng, và các nhà Ai Cập học nhờ đó có thể bổ sung các niên lịch theo thứ tự thời gian cho các triều đại. Tuy nhiên các niên lịch này không khớp nhau trong các sách sử, và sự khập khiễng này khiến các độc giả rất lúng túng. Vì lý lẽ này, tham chiếu các triều đại hơn là niên lịch thường dễ hiểu hơn. Các niên lịch tôi dùng trong sách này dựa trên Biên Niên Sử các Pha-ra-ông của Peter Clayton, bảng niên đại được phổ biến rộng rãi.

Thống Nhất Hai Vùng Đất

Mặc dù có chệch choạc về hệ thống niên lịch, các người cổ Ai Cập là một nền văn minh rất có tổ chức. Điều này đặc biệt hiển nhiên trong sự phân chia xứ sở của họ. Sự phân chia quan trọng nhất về mặt chính trị là sự phân chia nam-bắc. Sự phân chia này, chia Ai Cập thành Thượng Ai Cập (phía nam) và Hạ Ai Cập (phía bắc) được biết đến như Hai Vùng Đất __ một khái niệm lấn át ý thức hệ vương quyền từ thời cai trị của vị vua đầu tiên, Narmer (3100 BC), đến những ngày cuối cùng của Cleopatra VII (30 BC).

Thạch bản Narmer, một bản đá cao khoảng 64 cm, cho thấy Narmer thống nhất đất nước __ một trận chiến được ghi lại sớm nhất trong lịch sử Ai Cập. Nó mô tả Narmer chinh phục Hạ Ai Cập để trở thành vua của Hai Vùng Đất.

Từ thời này trở đi, bất kỳ vị vua nào cần cai trị cả Thượng và Hạ Ai Cập mới có thể được công nhận là vị vua thực sự của Ai Cập. Những người Ai Cập xem quan niệm này như là một phần nền tảng của vương quyền mà họ kết hợp danh hiệu ‘vua Thượng và Hạ Ai Cập’ thành hai trong năm danh hiệu truyền thống mà vua nhận được tại lễ đăng quang của mình.

Những tên hiệu này mô tả một vài yếu tố trong thời trị vì của nhà vua. Thứ tự truyền thống của những tên này là:

Biểu Thị Hai Vùng Đất

Ngoài các vương hiệu, một số biểu tượng và chữ tượng hình trong ghi chép của sử Ai Cập còn đề cao tầm quan trọng trong sự thống nhất của Hai Vùng Đất. Những hình tượng quan trọng trong y phục vua chúa gồm có:

Thêm vào đó, những hình ảnh sau đây thường xuất hiện trong kiến trúc, nhất là trên các cột đá và trang trí đền thờ (xem Chương 12). Mặc dù những hình ảnh này không biểu thị vương quyền, chúng thường xác định vùng cai trị của một vị vua đặc biệt nào đó, hoặc, nếu cả hai được trình bày, chúng xác định sự thống nhất.

Thống nhất đông và tây

Mặc dù sự phân chia Thượng và Hạ Ai Cập là việc quan trọng nhất (ít nhất đối với các triều vua), Ai Cập còn phân chia đông và tây. Sông Nile tạo thành đường ranh giới của hai miền đông và tây.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Một số khu định cư được xây dựng ở bờ tây, trong khi một số nghĩa địa xuất hiện ở bờ đông.

Phân chia nhỏ hơn

Nếu sự phân chia Thượng/Hạ và đông/tây không đủ, toàn thể Ai Cập được phân ra thành 42 trấn, cho đến hiện giờ vẫn được duy trì, được gọi là nome. Ở Thượng Ai Cập, 22 tỉnh tồn tại ngay từ ngày đầu của thời kỳ vương triều; 20 trấn ở Hạ Ai Cập phát triển về sau này.

Mỗi trấn được một tổng trấn cai trị, vị này phải theo lệnh của tể tướng và cuối cùng lên đến nhà vua. Lý tưởng thì chỉ có một vị tể tướng điều hành nhà nước, nhưng nhiều ông vua phân chia vai trò tể tướng ra hai __ một tể tướng cho Thượng Ai Cập và một cho Hạ Ai Cập. Mỗi trấn có một thành phố và một đền thờ dành thờ phượng vị thần sở tại, đầy đủ các giới luật tôn giáo, các thực hành cúng bái, và tố chức lễ lạc.

Mỗi trấn được đại diện bởi lá cờ nghi thức, gồm một quyền trượng mang một biểu tượng của vị thần sở tại và một linh vật hoặc cây cỏ biểu tượng của vùng ấy. Các linh vật hoặc cây cỏ biểu tượng thường được trưng diễn trong các buổi lễ cúng tế, trong đó đặc biệt làm nổi bật cây trái mà vùng miền đó chuyên canh. Các trấn thường lấy tên mình dựa vào linh vật hoặc cây trái này, như trấn cò quắm và trấn thỏ rừng.

Đi Theo Kinh Thành Trôi Nổi

Mặc dù người Ai Cập rất có óc tổ chức với một định chế phân cấp nhà nước rất ổn định, họ không quá nghiêm nhặt về vị trí của kinh thành của mình. Thật vậy, các nhà Ai Cập học đã nhận diện được nhiều di tích kinh thành và lăng mộ hoàng gia trên khắp đất nước Ai Cập, cho thấy rằng kinh thành di dời tùy theo ngẫu hứng của các vì vua trị vì. Trong một số triều đại, các nhà cai trị có đến hai kinh đô: một kinh đô tôn giáo và một kinh đô hành chính.

Các kinh thành thời kỳ tiền vương triều

Văn minh Ai Cập không phát triển trong thời kỳ trước khi có vương triều (trước 3100 BC), do đó một kinh thành đúng nghĩa không tồn tại. Thay vào đó, có ba địa điểm chứa các khu định cư và nghĩa địa rộng lớn hình như nổi trội hơn cả:

Di Dời về Memphis

Ba trung tâm thời tiền-vương triều không được coi là kinh thành trong Vương Quốc Cổ (khoảng 2686-2333 BC), và Memphis, gần Cairo ngày nay, trở thành kinh đô hành chính mới. Vị trí của Memphis thuận lợi cho việc thông thương và kiểm soát cả hai vùng Châu thổ và thung lũng sông Nile, bảo đảm công việc buôn bán qua vùng này chịu sự kiểm soát nghiêm nhặt của nhà vua.

Các nghĩa địa hoàng tộc trong Vương quốc Cổ cũng rất gần với Memphis, với cánh đồng kim tự tháp ở Giza, Saqqara, Dashur, Abusir, và Abu-Roash (xem Chương 14) bao phủ một vùng rộng lớn xấp xỉ 35 cây số vuông.

Memphis cũng duy trì tầm quan trọng của nó trong suốt thời Tân Vương quốc. Trong thời trị vì của Sety I (1291-1278 BC) và Ramses II (1279-1212 BC), hậu cung (xem Chương 5) tọa lạc tại Memphis, cho thấy nó vẫn tiếp tục là nơi cư trú của hoàn g gia.

Định Cư tại Thebes

Trong thời Tân Vương quốc, kinh đô tôn giáo và hoàng gia chính yếu là Thebes (ngày nay là Luxor), là quê hương của thần Amun hùng mạnh. Tôn giáo này bao gồm các đền thờ ở Karnak và Luxor, cũng như các đền thờ an táng thời Tân Vương quốc và nơi chôn cất hoàng tộc trong Thung Lũng các Vì Vua và Hòang hậu (xem Chương 13).

Trong phần lớn thời gian Tân Vương quốc, Thebes là kinh đô tôn giáo và Memphis ở miền bắc là kinh đô hành chính, nhằm bảo đảm tầm kiểm soát của nhà vua trên cả Thượng và Hạ Ai Cập.

Các khu định cư ngắn hạn khác

Mặc dù Memphis và Thebes là những khu định cư quan trọng trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, một số nhà cai trị cũng chọn kinh đô ở những nơi khác.

Những thành phố này đều có tuổi thọ ngắn ngủi. Ở cuối thời trị vì của các vua tầm quan trọng của những địa điểm này giảm đi, và Thebes cùng Memphis được tái lập làm kinh đô.

Cư Trú tại Thung Lũng Sông Nile

Từ khoảng 5000 BC, các cộng đồng định cư sinh sống tại thung lũng sông Nile trong một diện tích xấp xỉ 34,000 cây số vuông. Tuy nhiên, dân số thực sự của vùng này chưa bao giờ được thống kê cho đến khi La mã đô hộ Ai Cập vào năm 30 BC.

Các nhà Ai Cập học đã ước tính dân số dựa trên diện tích đất canh tác được và số dân mà nó có thể nuôi sống:

Dân số dao động trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, có gia tăng đáng kể trong thời Ptolemy do La mã đô hộ nhờ diện tích đất canh tác gia tăng, cộng thêm số dân ngoại quốc nhập cư vào Ai Cập sau thời vua Alexander the Great (xem Chương 6).

Bước Lên Nấc Thang Xã Hội Ai Cập

Xã hội Ai Cập được phân tầng triệt để. Tuy nhiên, hầu hết chứng cứ còn sử dụng được đến ngày nay chỉ lấy từ các tầng lớp trên của xã hội - hoàng tộc và nhóm ưu tú- vì những người này có tiền của để lưu lại các đài tưởng niệm và lăng mộ bằng đá bề thế cho đời sau.

Cấu trúc xã hội của Cổ Ai Cập từ thời Vương quốc Cổ trở đi có dạng kim tự tháp (thật thích hợp làm sao!). Vua ngự trên đỉnh cao, theo sau là nhóm nhỏ các tăng lữ tuyển ra từ các thành phần ưu tú, rồi một nhóm đông hơn các người ưu tú cầm quyền, và rồi đến tầng lớp lao động (bao gồm các nhà buôn lành nghề và các thợ không chuyên), cấu tạo thành phần còn lại của dân số.

Hiển nhiên, đa phần dân số thuộc tầng lớp lao động. Họ có bổn phận làm việc trên đồng ruộng và sản xuất lương thực cho tầng lớp ưu tú và các tăng lữ. Khổ thay, các nhà Ai Cập học không biết được số chính xác các người ưu tú __ và rất ít thông tin về giai cấp lao động Ai Cập được ghi chép lại.

Những đề mục sau bàn về những trải nghiệm cá nhân ở mỗi bậc thang trong kim tự tháp xã hội của Cổ Ai Cập.

Là vua của đám đông

Người có quyền lực nhất trong xã hội cổ Ai Cập là vua. Ông sinh ra đã là vua, và lý tưởng nhất khi ông là con trai của vua đời trước __ mặc dù trong một số trường hợp ông vua mới là người tiếm ngôi từ người thừa kế hợp pháp.

Là người đứng đầu vương quốc, vua có một số chức trách và vai trò cần chu toàn, bao gồm:

Vua được coi là hiện thân của thần Horus trên mặt đất __ và do đó là một vị thần đầy quyền lực. Địa vị thần thánh này có nghĩa là ông ta có thể giao tiếp trực tiếp với các vị thần linh vì lợi ích của nhân dân Ai Cập. Làm toại nguyện các thần linh cũng là trách vụ của ông ta. Nếu Ai Cập bị bệnh dịch, đói kém, lũ lụt, hoặc chiến tranh hoành hành, người Ai Cập tin rằng nhà vua đang bị thần linh trừng phạt và không làm cho dân chúng hạnh phúc là lỗi của ông ta. Thật có quá nhiều áp lực cho một người!

Phục vụ thần linh

Giai cấp tăng lữ Ai Cập rất có thế lực, nhất là người có vai vế bên trên (xem Chương 2 để biết thêm chi tiết). Các thầy tư tế làm việc cho đền thờ và có thể gặt hái được danh vọng, tài sản, và tước vị.

Các thầy tư tế có đủ đặc quyền thay thế sự hiện diện của thần linh mỗi ngày, và nhiều người dân phải dâng lễ vật cho họ (một số cho rằng hối lộ) để nhờ nói vài lời tốt đẹp với thần linh hoặc cầu xin được ban phúc. Ngay cả nhà vua cũng không miễn nhiểm với thói quà cáp này, thường phong đất, tước vị, và phần thưởng cho các thầy tế. Những quà cáp này sau đó sẽ giúp các thầy trưởng tế trở nên giàu sụ. Và đi kèm với giàu có là quyền lực. Ví dụ:

Trong suốt lịch sử Ai Cập, các vì vua đều cảm thấy rằng vỗ về giới tăng lữ là cần thiết vì họ làm việc vì lợi lạc của nhà vua, giữ cho thần linh được mãn nguyện và giữ yên ổn cho Ai Cập. Nên chẳng có gì ngạc nhiên khi quà cáp nhà vua cứ tăng dần thì quyền lực của giới tăng lữ cũng lớn mạnh theo, cho đến mức tranh chấp với quyền lực của nhà vua.

Tăng quyền lực cho tầng lớp ưu tú

Để giảm bớt áp lực cho mình, nhà vua có nhiều cố vấn và quan chức giúp đỡ lựa chọn những quyết định và hành động. Các con trai của hoàng tộc không thừa kế ngai vàng sẽ được nhà vua bổ nhiệm nhiều vị trí cao trong chính quyền.

Vai trò dễ dàng nhất để giao phó là vai trò của các pháp sư cấp cao. Hiển nhiên vua không thể gánh vác tất cả nghi lễ được kỳ vọng như là một quốc sư trong mỗi đền thờ ở Ai Cập. Cho dù vua là một thần linh, ông ta cũng không phải là Siêu nhân!

Các tổng trấn, hãy sẵn sàng

Trong thời kỳ Vương quốc Cổ và Trung, nhiều quyền lực của nhà vua được phân bổ cho các tổng trấn, hoặc thị trưởng. Họ điều hành trấn (hoặc tỉnh lỵ) của mình, và kiểm soát kinh tế, thuế má, và sử dụng nhân lực địa phương. Các tổng trấn tối hậu trông chờ vào sự rộng lượng của nhà vua và phải báo cáo và nộp ngân sách thường kỳ lên nhà vua vì quyền lợi của trấn mình.

Tuy nhiên, nhà vua cũng nhờ vả vào những trưởng trấn này, nhất là trong thời chiến hoặc mỗi lần viễn chinh. Trước thời Tân Vương quốc đã bắt đầu có dân quân toàn thời gian (xem Chương 4), các tổng trấn có trách nhiệm tuyển mộ lính và huấn luyện các thanh niên cường tráng lấy từ trấn của họ để chiến đấu cho Ai Cập hoặc để đồng hành cùng nhà vua khi xuất chinh, hoặc để giao thương hoặc để khai mỏ.

Do đó nhà vua phải tranh thủ các tổng trấn đứng về phía mình bằng những lương bổng và quà cáp. Nếu không, các thanh niên cường tráng này có thể được tuyển mộ làm chiến binh chống lại nhà vua và có nguy cơ tiếm lấy ngôi vàng.

Quân đội chính qui của Ai Cập

Trong thời Tân Vương quốc, vua không phải dựa quá nhiều vào các tổng trấn để bổ sung người cho chiến trường hay thương trường, vì Ai Cập có một đội quân thường trực sẵn sàng nhận lệnh từ nhà vua.

Hai vị tướng cầm đầu quân đội Tân Vương quốc __ một tướng ở vùng Thượng Ai Cập và một tướng ở vùng Hạ Ai Cập. Sự phân quyền khéo léo này của nhà vua nhằm giới hạn quyền lực vị tướng và đề phòng một cuộc đảo chính của quân đội nhằm lật đổ ngai vàng.

Nhiều vị tướng trong quân đội của Tân Vương quốc là các ông hoàng. Một số được phong tước vị khi còn là trẻ con, cho thấy đây chỉ là một tước vị danh dự cho phép đứa trẻ được làm việc gì đó __ như chơi kiếm hoặc cởi xe ngựa __ cũng như giữ những vị trí có quyền hạn như thế bên trong hoàng gia

Tể tướng lên chức

Trách nhiệm của tể tướng rất đa dạng và khiến ông ta trở thành người có quyền lực chỉ đứng sau nhà vua ở Ai Cập.

Tể tướng cơ bản là người phụ tá riêng và thư ký cho nhà vua và soạn thảo các báo cáo hàng tuần hoặc hàng tháng về mọi vấn đề trọng yếu của toàn Ai Cập, dựa trên báo cáo hằng ngày do các viên chức thừa hành gởi lên. Đôi khi, tể tướng được nhà vua ủy quyền, phân bổ đất đai và chiến lợi phẩm cho các tổng trấn như là phần thưởng cho lòng trung thành.

Ngoài ra, tể tướng có trách vụ tuyển mộ cảnh sát và nhận báo cáo từ các đồn cảnh vệ phòng trên khắp Ai Cập về những cuộc chuyển quân của kẻ thù hoặc những hành động gây mất an ninh. Tể tướng củng chủ trì triều đình, giải quyết những thỉnh nguyện hằng ngày của dân chúng, bao gồm các tội hình sự và những vi phạm nhỏ.

Cầu cho tư tế hộ trì

Cuộc tranh chấp quyền lực nổi cộm nhất trong lịch sử cổ Ai Cập xảy ra trong thời trị vì của Ramses XI giữa hoàng gia và những trưởng tế thần Amun. Lúc này, quyền lực của nhà vua xuống rất thấp đến nổi nội chiến bùng nổ để xác định ai là người chiếm lấy ngai vàng của Ramses XI __ trong khi nhà vua còn đang tại vị.

Trong suốt 12 năm đầu trị vì của Ramses XI, các trưởng tế của Amun thực sự nắm lấy quyền bính ngang ngửa với Ramses và được sự đồng thuận của nhà vua vì ông là vị quân vương rất mộ đạo. Tuy nhiên, điều khác biệt giữa các trưởng tế và Ramses XI là nhà vua có lực lượng dân quân dưới quyền mình, nên có lợi thế hơn.

Tuy nhiên, tại một thới điểm trước năm 12, một trong những quan hành chính của Ramses __ Panehsy, Phó vương của Nubia, đặt căn cứ ở Thebes __ gặp xung đột với trưởng tế thần Amun, Amenhotep. Cuộc xung đột này đã tước Amenhotep khỏi vị trí của y trong chín tháng, cho đến cuối cùng y quay sang cầu cứu Ramses. Ramses truyền lệnh cho quân đội tận diệt Panehsy, khiến ông này bị đuổi về Nubia, và Amenhotep chiếm lại chức vị của mình.

Vài năm sau, Amehotep được Herihor thay thế, và nhà vua cũng phong y những chức vị quân sự mà Panehsy từng nắm giữ. Lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, một người đồng thời nắm giữ chức vị tôn giáo và quân sự cao cấp nhất, khiến y trở thành người có quyền lực vượt xa Ramses. Ramses giờ đang trong vị thế yếu và chỉ làm vua trong danh nghĩa, trong khi thực chất Herihor toàn quyền cai trị Ai Cập. Herihor chứng tỏ vị thế tuyệt đỉnh của mình bằng cách khắc tên và tước vị quốc sư trên ấn theo kiểu chỉ dành cho vua.

Sau khi Herihor mất, vị trí của ông được chuyển giao cho con rễ Piankhy, cai trị song hành với Ramses theo đúng kiểu của cha vợ. Khi Ramses băng hà, Piankhy tiếp tục trị vì Thebes, trong khi Hạ Ai Cập thì do vua Smendes từ Tanis, người có quyền hợp pháp ngôi vua vì đã cưới con gái của Ramses, cai trị.

Sự kiện này khởi đầu một thời kỳ cai trị phân đôi và một triều đại (thứ 21) của các quốc sư Thebes, tất cả đều là kế nghiệp của Piankhy, vừa đứng đầu tôn giáo và quân đội. Việc này là để chứng minh với bạn là đừng bao giờ cho tất cả quả trứng của mình vào cùng một cái giỏ.

Chuyển giao quyền lực

Mặc dù nhà vua đứng đầu toàn xứ Ai Cập, đôi lúc những vị quan thấp hơn, như tể tướng, quân đội, hoặc thầy tế có quyền lực vượt xa ông. Một ví dụ rõ ràng là Ramses XI của triều đại 20, người kế vị ngai vàng là quốc sư của Amun. Thật ra, trong suốt thời trị vì của Ramses XI, các quốc sư nắm quyền lực bằng hoặc hơn ông.

Chức vị tể tướng thường được dùng như một bước đệm để tiến tới vai trò làm vua, như Ay ở triều đại 18 trở thành vua, và Bay ở triều đại 19 nắm quyền đằng sau vị vua bù nhìn Siptah. Thật ra, triều đại 19 bắt đầu chuyển giao quyền lực giữa hoàng gia (kết thúc với Ay, chú của Tutankhamun) và quân đội (với Horemheb, một vị tướng lên chiếm lấy ngai vàng). Horemheb sau đó giao ngai vàng cho một vị tướng của mình, Ramses I, và bắt đầu một kỷ nguyên quân sự mới ở Ai Cập.

Những quan chức thấp hơn tích lũy của cải __ và do đó quyền lực __ cho đến khi họ lấn át nhà vua. Dĩ nhiên, những của cải này đầu tiên đến từ nhà vua dưới hình thức chức vị, đất đai, và quà biếu. Như thế tại một thời điểm nào đó nhà vua đã vung tay quá mức. Sự mất cân bằng về của cải được phơi bày rõ ràng ở những lăng mộ vào cuối thời kỳ Vương quốc Cổ. Lăng mộ của các quan chức này được khắc tinh xảo trong đá và trang trí mắc tiền, trong khi kim tự tháp hoàng gia thì nhỏ và xây dựng bằng đá vụn sa mạc.

Ngay cả các sử gia cũng gặp khó khăn khi xác định hoặc một triều đại mới bắt đầu bằng việc cướp ngôi của một quan chức giàu có hoặc bởi một sự thay đổi tự nhiên khi nhà vua không có con trai thừa kế.

Trong những thời kỳ bất ổn chính trị, khi ngai vàng không theo thể thức cha truyền con nối, toàn bộ xứ Ai Cập bị ảnh hưởng, nhất là nền kinh tế. Bất kỳ sự giành giựt ngai vàng nào cũng đưa đến sự buông lõng ngoại thương, cũng như chi phí quân sự gia tăng, làm nảy sinh những vấn đề kinh tế trầm trọng, như sự phân phối lương thực và sự cắt giảm những dự án xây dựng lăng mộ (nhất là trong triều đại 21 và về sau).

Một vấn đề xảy ra vào năm 29 của thời Ramses III trị vì. Các nhân công ở Deir el Medina không được trả lương sáu tháng và mở cuộc đình công, biểu tình trước các đền thờ an táng của Thutmosis III, Ramses II, và Sety I, nơi cất giữ thóc gạo dùng để trả lương. Cuộc đình công có kết quả, và họ được trả công. Nhưng cuối năm đó khi việc trả công lại bị đình trệ, Djhutymose, một người viết thuê từ Deir el Medina, cho rằng đình công sẽ không hiệu quả như ban đầu vẫn nghĩ, nên đi cùng hai viên chấp pháp để tự mình trưng thu thóc gạo từ những nông dân địa phương và các đền thờ.

Tầng lớp lao động rộng lớn: Sản xuất ra của cải

Mặc dù các quan chức và quân đội là thiết yếu để giữ an ninh và ổn định cho Ai Cập, nhưng tầng lớp lao động mới là lực lượng nòng cốt cho các thành tựu của xứ sở. Rủi thay, hầu hết các thông tin về tầng lớp này đã bị lạc mất. Vì phần lớn họ đều nghèo và thường là dốt nát, nên giai cấp lao động Ai Cập không để lại các mộ đá, bia tưởng niệm nào. (Chương 2 sẽ ráp lại chân dung của những cá nhân thuộc tầng lớp này.)

Nông dân: Muối của đất

Đa số tầng lớp lao động là người làm nông, vì làm ruộng và sản xuất lương thực là thiết yếu cho sự sống còn và cho Ai Cập tham gia vào thương mại.

Trong khi không có chứng cứ chữ viết nào tồn tại từ chính những nông dân, một số lăng mộ của các thành viên ưu tú có đề cập đến nông dân làm lụng trên đất của họ, do đó có lưu lại tên những nông dân này cho mai sau. Một nông dân như thế làm việc cho người thư lại Ramose từ Deir el Medina. Theo bia mô ghi lại, tên người nông dân này là Ptahsaankh, và y cày bừa mảnh đất ruộng với hai con bò gọi là ‘Tây’ và ‘Lũ Đẹp’.

Phần lớn đất đai thuộc sở hữu nhà nước hoặc đền thờ và chỉ cho người nông dân thuê lại. Là người làm công cho nhà nước, người nông dân được trông chờ sẽ nộp đủ số thu hoạch cho chủ đất, ngoài ra còn có phần thuê và thuế (thuế thì luôn luôn phải có). Thu hoạch của nông dân là những gì còn sót lại. Người nghèo rõ ràng là làm việc không công.

Người lao động: Phục vụ nhà nước

Trong mùa lũ hàng năm của sông Nile, hàng ngàn nông dân thật sự thất nghiệp vì họ không thể làm gì nhiều khi đất đai nằm sâu dưới ba bộ nước. Vào thời gian này, nhà nước thường tuyển mộ những nông dân làm lao động trên những dự án xây dựng đài tưởng niệm lớn, như kim tự tháp.

Các nhà bình luận thường cho rằng việc xây các đài tưởng niệm là do các nô lệ, nhưng thật ra thực tế là không phải vậy. Trong khi làm việc cho nhà nước, những lao động không lành nghề này được trả công hậu và được cung cấp chỗ ở gần địa điểm xây dựng. Khi lũ bắt đầu rút vào tháng 10, các công nhân quay trở về làng mình để cày cấy trên đồng ruộng.

Lao động tay chân nặng nhọc, như làm việc trong hầm đá hay hầm mỏ, là do các tù binh hoặc bọn tội phạm. Vì công việc này được coi như một phần trừng phạt, nên họ chỉ được cho ăn uống, nhưng không được cung cấp thêm lương thực để buôn bán. Trong khi công việc của họ là nguy hiểm, nhiều người trong số họ, nếu đào thoát, chắc chắn sẽ gục chết vì phải lê bước qua sa mạc nóng cháy, khát nước, hoặc gặp các bộ lạc du mục.

Thợ thủ công: Đẽo cho đẹp

Chứng cứ tồn tại duy nhất liên quan đến thợ thủ công đến từ những khu định cư đặc biệt dành cho lực lượng lao động đặc biệt, bao gồm

Các ngôi làng của công nhân ở Amarna và Deir el Medina (nơi xuất phát hầu hết những thông tin về thợ thủ công và thường dân Ai Cập) cung cấp chỗ ở cho những công nhân có đặc quyền làm việc trực tiếp cho nhà vua. Họ không phải thuộc tầng lớp lao động bình thường.

Mặc dù các thông tin từ Amarna và Deir el Medina có giá trị và thú vị (đến Chương 2 để tìm xem thú vị cỡ nào), nó chỉ mô tả trải nghiệm của các công nhân ưu tú __ không phải là thành viên bình thường, vô học của xã hội. Chắc chắn là nhiều thợ thủ công làm việc trên khắp xứ Ai Cập cho những dự án không phải của hoàng tộc, nhưng buồn thay những thông tin về họ không tồn tại.

Chương 2

Khảo sát lối sống của dân thường Ai Cập

Trong Chương Này

Các lăng mộ cung cấp một kho thông tin về tầng lớp trên và ưu tú, nhưng chúng cũng vẽ nên một chân dung cực kỳ chi tiết về cuộc sống thường nhật của quần chúng Ai Cập. Chẳng hạn, các mộ bia ghi lại tên và chức vị công việc, trong khi các xác ướp mô tả chi tiết về bệnh tật và sức khỏe tổng quát. Thêm vào đó những đồ mỹ nghệ và di chỉ từ những làng cổ cho ta nhìn sâu vào cuộc sống gia đình, tôn giáo, thời thiếu niên và lúc về già. Gom tất cả thông tin này, chúng ta có thể vẽ lại cuộc sống của người Ai Cập từ lúc ra đời đến khi yên nghĩ.

Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc sống Ai Cập thường nhật là những người cổ này có cùng động lực, mối quan tâm, và vấn đề như chúng ta ngày nay. Từ việc xây dựng gia đình đến chọn nghề, từ việc kết hôn đến lúc về già, chương này sẽ đề cập từ trong ra ngoài cách sống của một người Ai Cập.

Đánh Giá Cuộc Sống Làng Mạc

Hầu hết thông tin về Ai Cập cổ đến từ việc nghiên cứu và khám phá các lăng mộ và đền thờ. Mặc dù những kiến trúc này và những kho báu chúng cất giữ thực sự đầy mê hoặc, khảo sát chỉ các lăng mộ, xác ướp, và kho báu sẽ cho chúng ta cái nhìn thiên lệch về người Ai Cập như một đất nước luôn ám ảnh bởi cái chết.

Mặc dù chết là việc vô cùng hệ trọng đối với người Ai Cập, cuộc sống cũng hệ trọng không kém. Để hiểu tường tận dân tộc này, bạn cần nhìn vào làng mạc của họ __ trung tâm của cuộc sống thường nhật, quy củ của họ.

Mặc dù những lăng mộ được xây dựng bằng đá để được vĩnh cữu, các làng mạc được làm bằng đất bùn và không có chủ ý sử dụng lâu dài. May thay, những nhà nghiên cứu đã nhận diện ra vài ngôi làng còn sót lại ít nhiều số, cung cấp những thông tin giá trị về lối sống Ai Cập cổ. Rủi thay, những ngôi làng này phần lớn là những nơi định cư đặc biệt cho thành phần ưu tú; thành ra chúng không nhất thiết cho chúng ta cái nhìn tổng quan chính xác về cuộc sống của mọi người Ai cập, giàu cũng như nghèo.

Những ngôi làng quan trọng nhất là:

Bạn có thể đến thăm Deir el Medina trên bờ tây ở Luxor và nhìn toàn cảnh cách bố trí của khu định cư. Du khách có óc mạo hiểm có thể đến thăm Amarna ở Trung Ai Cập. Các nhà khảo cổ đã xây dựng lại một số tòa nhà kiểu mẫu cho ta thấy thực chất của những gì có thể là tòa nhà thực sự.

Bố trí một ngôi làng

Cách bố trí mỗi ngôi làng còn sót lại khác nhau tùy thuộc vào việc nó được xây dựng như một dự án riêng lẻ (chẳng hạn, làm chổ ở cho công nhân xây lăng mộ) hoặc được cho phép phát triển một cách tự nhiên. Hầu hết làng cần phải ở gần sông Nile hay một kênh đào để có nguồn nước, và gần bên đất canh tác để có lương thực, mặc dù trong trường hợp của Deir el Medina, nhà nước chở nước và lương thực cơ bản đến cho dân làng.

Những nhà thiết kế dự án riêng lẻ (như Deir el Medina và Amarna) xây những tòa nhà quan trọng nhất, như đền thờ hay dinh thự, trước tiên, và sau đó những ngôi nhà dành cho người ưu tú mới được xây dựng chung quanh kiến trúc này. Trong những ngôi làng được thiết kế trước, đường phố được bố trí thẳng tắp và nhà cửa được sắp xếp theo từng hàng ngay ngắn. Nhưng khi những thị trấn này nở rộng và phát triển, những ngôi nhà cũ được cơi nới, và những ngôi nhà mới nhỏ hơn được xây dựng giữa các biệt thự lớn, phá hỏng cách bố trí mạng lưới lúc đầu.

Các khu định cư phát triển tự nhiên không được phân nửa ngăn nắp như những ngôi làng có thiết kế. không có mạng lưới phân chia khu định cư, và hình dáng tổng quát có vẻ tùy tiện. Những ngôi làng có thiết kế đều cùng kiểu nhà và kích cỡ, trong khi những ngôi làng phát triển tự nhiên các kiểu nhà không quy củ vì người ở xây dựng theo sở thích và nhu cầu của mình.

Dựng nhà

Nhà trong các ngôi làng Ai Cập thường rất cơ bản. Mặc dù lớn nhỏ khác nhau (tùy theo mức độ giàu có và địa vị của người sở hữu), ngôi nhà trung bình ở Deir el Medina, Gurob, và Amarna gồm có bốn phòng (xem Hình 2-1):

Tầng hầm bên dưới các phòng sau được sử dụng như nơi cất giữ lương thực. Các ngôi nhà đều nhỏ thành ra mỗi phòng đều có nhiều mục đích.

5

Hình 2-1

Nhà của tầng lớp ưu tú, đúng ra phải gọi là biệt thự, cũng có bố trí như các nhà nhỏ, mặc dù chúng gồm có một số dảy phòng nhỏ nối với nhau bằng các hành lang đan chéo nhau, như trong Hình 2-2. Nhờ đó người chủ ưu tú có đặc quyền tách biệt nơi công cộng với các khu gia đình riêng tư. Nhiều biệt thự cũng chứa

6

Hình 2-2

Mọi nhà ở Cổ Ai Cập hầu như chật nứt người ở. Các biệt thự được điều hành như những điền trang. Để phụ giúp người chủ và gia quyến của y, một số đông người giúp việc, quản gia, và tôi tớ cùng chung sống trong những ngôi nhà lớn hơn này.

Những ngôi nhà nhỏ lại càng đông đúc hơn. Một cặp vợ chồng Ai Cập có khi có đến 15 người con, tất cả đều chung sống trong một ngôi nhà bốn phòng. Khi một người trưởng thành lập gia đình, vợ của y sẽ chuyển đến chung sống trong ngôi nhà đó; và khi các bà vợ sinh con cái, chúng cũng sẽ sống trong ngôi nhà đó. Không có gì bất thường khi một ngôi nhà nhỏ có đến ba hay bốn thế hệ chung sống __ có khi đến 20 người, phần lớn là trẻ con. Những người Ai Cập thực sự hiểu được ý nghĩa của sự chung chạ và chen chúc.

Lớn Lên là Người Ai Cập

Sẵn sàng cho__ và đôi khi chọn __ một nghề nghiệp là phần chủ yếu của cuộc sống thời trẻ của hầu hết người Ai Cập, đặc biệt là các bé trai. Những mục sau đây xét đến sự dạy dỗ, nghề nghiệp, và điều kiện làm việc của số đông người cổ Ai Cập.

Giáo dục người trẻ

Ngày nay, những ký ức xa xôi nhất của hầu hết chúng ta là từ thời đi học, và trong thời cổ Ai Cập chắc chắn cũng không khác.

Mặc dù không phải mọi đứa trẻ đều có may mắn hưởng được một nền giáo dục chính thức, người con trưởng trong hầu hết gia đình đều đi theo bước chân cha mình khi chọn nghề, vì thế anh ta bắt đầu học theo nghề cha mình ngay khi vừa 5 tuổi (hoặc làm ruộng, điêu khắc, hoặc thư ký). Những người con trai khác cũng được dạy nghề; điều này thôi thúc một số gia đình ưu tú khá giả giáo dục các con họ.

Tan trường rồi

Trường theo bạn hiểu không tồn tại vào thời cổ Ai Cập, nhưng trong khi chờ đợi một thuật ngử tốt hơn tôi phải dùng thuật ngữ này. Các trường học Ai Cập không có những tòa nhà cao rộng, với các phòng học và sân chơi. Không có mùi phấn viết bảng và nhất định không có đồng phục.

Hoàng tộc và tầng lớp ưu tú được dạy dỗ trong các đền thờ hoặc trường trong các dinh cơ, do nhà nước điều hành và gồm có những thầy phụ đạo và một nhóm nhỏ các bé trai được tuyển chọn. Tài liệu ghi chép lại chỉ rằng những bé trai có năng khiếu đặc biệt được chấp nhận vào trường, dù cho chúng không xuất thân từ tầng lớp trên __ như vậy tầng lớp dưới ít nhất cũng có chút cơ hội.

Mặc dù cũng có một số bé gái được dạy dỗ, nhưng đó chỉ là những trường hợp đặc biệt. Nếu một bé gái được đi học, nó không thuộc định chế của nhà nước. Vì phụ nữ không thể nắm những vị trí hành chính, giáo dục các bé gái hình như là công việc dã tràng đối với nhiều người cổ Ai Cập. Một người Ai Cập tên là Ankhsheshonk đã bất tử hóa quan niệm này bằng phát biểu: ’Dạy một người phụ nữ như vác một bao cát đã rách đáy.’

Một số đền thờ và trường học chính thức dạy những nghề nghiệp đặc biệt và chỉ nhận những bé trai từ những gia đình có nghề nghiệp nào đó, như thư lại hoặc quan hành chính. Sau khi ra trường các bé sẽ được thuê làm tại những công sở trung ương.

Đối với những bé trai không được nhận vào các định chế giáo dục ưu tú, có thể vào học tại trường trên địa bàn. Các bé trai trong hầu hết làng mạc chỉ học những kỹ năng đọc viết cơ bản nếu cha chúng là những thư lại hay người viết thuê __ thường sẽ tiếp nối chỗ của cha chúng như một thư lại. Các thư lại ở làng cũng thường mở lớp dạy từng nhóm nhỏ các trẻ trong làng cách đọc và viết để kiếm thêm thu nhập.

Ngôi nhà của Cuộc sống

Mặc dù trường theo bạn hình dung bây giờ không tồn tại vào thời cổ Ai Cập, Ngôi nhà của Cuộc sống là một định chế cung cấp sự giáo dục và huấn nghiệp cho một số ít được tuyển chọn. Ngôi nhà của Cuộc sống gắn liền với hầu hết các đền thờ. Mỗi nhà cất giữ một số bản văn liên quan đến ngôi đền đó. Thuật ngữ thường được biên dịch là trường, đại học, thư viện, hoặc văn khố. Tuy nhiên, nó là một định chế kỳ lạ có những điểm giống với mọi thứ đó nhưng không giống hẳn một thứ nào.

Mặc dù bị chôn vùi vào bí mật, ta biết được những điều sau đây về định chế này:

Giáo trình

Một số giáo án còn sót lại, kể cho chúng ta biết khá nhiều về nếp học tập hằng ngày mà các trẻ em nhận được. Một đứa trẻ Ai Cập điển hình sẽ bước vào trường vào tuổi lên 5 và bắt đầu học đọc, viết, và số học.

Ở Ai Cập, có hai hình thức chữ viết khác nhau tồn tại __ chữ tượng hình (xem Chương 11) và ký tự hieratic (dành cho thầy tu), một dạng tốc ký của chữ tượng hình. Các sinh viên học sử Ai Cập ngày nay thông thường sẽ học chữ tượng hình trước rồi sau đó sẽ học tiếp chữ hieratic, nhưng các người cổ Ai Cập học theo cách sau:

Giáo trình nâng cao này kéo dài cho đến khi đứa trẻ được 9 tuổi, đó là lúc quyết định chọn nghề. Sau đó chúng sẽ được theo học nghề mình chọn, kéo dài khoảng mười năm. Các thợ học việc vừa làm vừa học bên cạnh các thợ chuyên môn, được trả công).

Người cổ Ai Cập có tục ngữ ‘Trẻ con nghe bằng lưng; nó chỉ vâng lời khi bị đánh’ cho thấy cách thức tiến hành giáo dục thời cổ Ai Cập.

Chọn nghề

Chọn nghề đối với một người trưởng thành ngày nay đã khó, huống hồ chọn lúc chỉ mới 9 tuổi hình như là điều không tưởng. (Lúc lên 9, tôi muốn làm hoàng tử __ và không có thứ giáo dục nào làm được điều đó!) Tuy nhiên, những đứa trẻ Ai Cập 9 tuổi đã phải ra quyết định hệ trọng này.

Trong Tân Vương quốc, nghề hành chính và quân sự cạnh tranh gay gắt khi săn tìm những ứng viên ưu tú nhất của Ai Cập. Đối với nhiều thanh niên, cuộc sống của người lính hình như hào nhoáng hơn bất kỳ lối sống nào. Các người lính được hứa hẹn vinh quang, các cuộc viễn chinh, và được nhà vua để ý đến, trong khi nghề hành chính thư lại cho ta kiến thức, của cải, và cuộc sống bình yên không vất vả.

Nhiều nghề nghiệp mở ra đối với các đứa trẻ Ai Cập. Một văn bản tuyệt vời có tên Trào Phúng về Nghề Nghiệp liệt kê nhiều nghề __ và những mặt trái của chúng. Như văn bản này cho biết, các nghề được chia thành bốn loại chính: tay chân, hành chính, tôn giáo, và quân sự.

Hiển nhiên một số người bị hạn chế bởi địa vị xã hội và của cải khi chọn nghề nghiệp. Nhưng không hề gì, nạn thất nghiệp không tồn tại vì làm ruộng và xây dựng luôn cần lao động.

Thư lại hành chính

Là một thư lại (hay người viết thuê, sao chép) là nghề sinh lợi nhiều nhất. Thư lại có nhiều cơ hội thăng tiến, riêng những thư lại có tài năng và kỹ năng đặc biệt có thể lên đến chức tể tướng, chỉ đứng sau vua. Nếu nhà vua yếu đuối, y có thể tiếm ngôi.

Vai trò của tể tướng rất đa dạng và đầy quyền lực; toàn bộ triều đình đều dưới quyền kiểm soát của tể tướng. Tể tướng cũng trách nhiệm cho sự an toàn của nhà vua và của Ai Cập, có nghĩa là lực lượng cảnh sát đều dưới sự giám sát của ông. Ông chủ tọa các cuộc họp triều đình và giải quyết những thỉnh nguyện hằng ngày của dân chúng, thường thường liên quan đến tội phạm và kiện cáo. Trong những vấn đề tư pháp, tể tướng hành xử như một quan tòa, kết tội và tuyên án thay cho nhà vua.

Các thư lại có ít tham vọng hoặc quyền lực vẫn còn có việc làm vì chỉ 1 đến 5 phần trăm dân số Ai Cập biết chữ. Vào một lúc nào đó, hầu hết người dân đều cần đến sự giúp đỡ của một thư lại để viết thư hoặc làm đơn, tính toán sổ sách. Thư lại thực sự là những công chức và được trả lương hậu hĩnh.

Phần lớn thư lại hành nghề nơi xóm làng nơi họ sinh sống và phục vụ những yêu cầu mà dân làng yêu cầu. Họ tính phí theo bảng giá hoặc thương lượng tùy theo mức giàu có của thân chủ. Hợp đồng thỏa thuận theo miệng nên các sử gia không biết chi phí và giá cả là bao nhiêu.

Thầy tu: Người phụng sự thần linh

Làm thầy tu được mở ra đến tất cả mọi người __ biết chữ hay không __ mặc dù vị trí được phong tùy thuộc những kỹ năng thụ đắc. Hiển nhiên, những thư lại tại đền thờ đều có học và nhiều người làm việc tại Ngôi Nhà của Cuộc Sống, lưu trữ, sao chép, và đọc các bản văn được cất giữ tại đó.

Nhiều thầy tu làm việc bán thời gian, ba tháng làm một tháng tại đền rồi trở về làng. Những thầy tu này thường không độc thân. Thật ra việc đi tu theo truyền thống được truyền từ cha đến con, do đó thường được gia đình khuyến khích. Gia nhập giới tu sĩ do đó không phải là tiếng gọi của ơn trên, mà là sự thừa kế.

Bản chất của việc đi tu ở Ai Cập rất khác với những tôn giáo khác, như đi tu đạo Thiênchúa giáo hay Hồi giáo. Các thầy tu Ai Cập thực sự không có mối tiếp xúc gì với dân chúng trong vai trò của tu sĩ. Họ không giảng đạo, cho lời khuyên, hoặc cải đạo người ngoại đạo. Danh hiệu Hem-Netjer dành cho giới tu sĩ Ai Cập có nghĩa ‘người phụng sự thần linh’ là đúng với việc họ làm. Họ phụng sự thần linh, bảo đảm những lời cầu nguyện, lễ vật dâng cúng, và bùa chú được thi hành đúng đắn.

Một bậc thang phân biệt tồn tại trong giới tu sĩ với nhà tiên tri đầu tiên là quốc sư, tiếp theo là nhà tiên tri thứ hai, ba, tư, và năm. Lý tưởng thì nhà vua sẽ chỉ định quốc sư của mình, mặc dù không hiếm khi nhà vua cho phép nhà tiên tri chọn người thừa kế của ông ta.

Các thầy tu ở hàng thấp nhất là các thầy tế, có trách nhiệm tiến hành các nghi lễ thanh tẩy trong đền thờ, vác những con thuyền nhỏ chở các tượng thần linh diễu hành trong các ngày lễ trọng, giám sát những thợ sơn và thợ vẽ, và trông coi những công việc hằng ngày quanh đền.

Binh nghiệp: Mơ về chiến thắng

Trước thời Tân Vương quốc, quân đội không tồn tại, vì thế ước mơ trở thành người lính của các bé trai đều không thể hoàn thành. Trong thời kỳ này, nếu cần binh lính, các tổng trấn (thị trưởng) sẽ tập hợp những chàng trai cường tráng tại địa phương để sung quân cho chiến dịch.

Trong thời Tân Vương quốc, một quân đội thường trực được thành lập, do đó tồn tại những binh lính chuyên nghiệp. Nhiều văn bản tự thuật tìm thấy trong các lăng mộ mô tả những chiến tích quân sự kéo dài. Thật ra, một số binh lính lên đến những đỉnh cao quyền lực; các tướng lãnh Horemheb và Ramses I đều thành vua, cho thấy làm tể tướng không phải là con đường duy nhất đi đến ngai vàng.

Như với tất cả nghề nghiệp ở cổ Ai Cập, các binh lính bắt đầu được huấn luyện những kỹ năng quân sự cơ bản, thể lực ngay từ nhỏ __ ngay cả từ lúc 5 hay 6 tuổi. Các hình ảnh trong lăng mộ tại Beni Hasan từ Trung Vương quốc cho thấy cách thức các binh lính trừ bị được rèn luyện, và không nghi ngờ gì nữa chương trình huấn luyện không khác quân đội thường trực. Chương trình huấn luyện bao gồm:

Những kỹ năng của người lính quyết định binh chủng họ sẽ theo __ kỵ binh, binh sĩ dùng giáo, hoặc bộ binh.

Các thư lại cũng là một bộ phận thiết yếu của quân đội. Họ ghi chép những sự kiện trong chiến dịch và thường được mô tả trong các hình ảnh chinh chiến đứng lặng lẽ ở hậu quân và ghi chép diễn tiến của trận đánh. Họ cũng thống kê những chiến lợi phẩm thu được.

Một công việc đặc biệt đáng sợ của người thư ký quân sự là đếm xác chết của kẻ thù, được nhận diện bằng cánh tay phải bị đứt lìa hoặc dương vật (nếu chúng không bị cắt da qui đầu). Các binh lính bỏ lại hàng đống những bộ phận của thi thể trên chiến trường cho các thư ký tha hồ đếm.

Lao động tay chân

Điều kiện làm việc tương đối tốt đối với thợ thủ công ở Deir el Medina nếu họ có tay nghề cao và xây lăng mộ ở Thung Lũng các Vì Vua, nhưng có thể không tốt cho lắm đối với những thành viên không có đặc quyền như thế của xã hội. Những thợ thủ công này làm việc mỗi ngày tám tiếng và chỉ được nghỉ một ngày mỗi mười ngày. Các nhà nông và

những người thuộc giai cấp thấp hơn không được nghỉ ngày nào. Tuy nhiên, ngoài ngày nghỉ cuối tuần, các công nhân ở Deir el Medina có thể nghỉ nhiều ngày họ cần (phải có lý do). Những ghi chép còn sót lại tại địa điểm khai quật cho thấy có một bảng dài các lý do công nhân xin nghỉ. Cách đây 3500 năm với bây giờ không có gì thay đổi nhiều, vì một trong những lý do thông thường nhất là say xỉn. Những lý do khác bao gồm:

Các công nhân trong làng Deir el medina có một thầy thuốc riêng do nhà nước đài thọ tiền, có nhiệm vụ bảo đảm không có quá nhiều ngày nghỉ do bệnh tật hoặc thương tích. Có thể nhảy đến Chương 8 để xem phần mô tả cách chữa các bệnh mà các công nhân không may mắn trong làng này phải chịu.

Nghệ sỹ: Tạo ra cái đẹp

Người nào có tài năng mỹ thuật có thể trở thành nghệ sỹ, thợ mộc, hoặc thợ điêu khắc và được trả lương hậu hĩnh dù có được đào luyện chính thức hay không. Không giống nghệ sỹ trong thời nay, các nghệ sỹ Ai Cập không ký tên lên tác phẩm của mình, vì thế nhận diện tác phẩm của một họa sỹ hoặc nhà điêu khắc nào đó là việc không dễ dàng.

Hầu hết các nghệ sỹ làm việc như một đội và chịu trách nhiệm hoàn thành một lãnh vực nào đó trong lăng mộ hoặc đền thờ __ ngay cả cho dù họ có thể thành thạo trong mọi lãnh vực __ và phải làm việc trên lãnh vực đó thành một chuyên ngành của mình. Ví dụ:

Làng Deir el Medina hầu như chỉ gồm nghệ sỹ. Mặc dù công việc hàng ngày của họ là xây dựng lăng mộ và đồ dùng cho nhà vua, họ cũng sử dụng tài năng mình để kiếm thêm thu nhập ngoài việc làm chính. Một số hợp đồng làm viêc còn để lại, cho thấy giá cả của dịch vụ, bao gồm:

Nông dân: Làm việc trên đồng

Với không tới 1 phần trăm dân số Ai Cập có học, nhiều người không được học hành nhận lấy các công việc không đòi hỏi phải qua giáo dục. Công việc quan trọng nhất trong số đó là làm ruộng.

Phần lớn dân số Ai Cập canh tác trên đồng, sản xuất ra lương thực. Đây là công việc nặng nhọc và thực sự là một trong những công việc quan trọng nhất, vì nếu nông dân không làm việc quần quật, phần còn lại của Ai Cập sẽ không có gì ăn. Nhà nước __ tức đền thờ và vua chúa __ sở hữu đa phần đất canh tác và nông dân chỉ là tá điền của họ. Nếu người nông dân không sản xuất đủ chỉ tiêu nào đó, họ sẽ bị đánh đập.

Người cổ Ai Cập trồng những loại ngủ cốc khác nhau và thường canh tác quay vòng mỗi năm. Những ngủ cốc sau đây tạo thành khẩu phần chính của người Ai Cập:

Nhiều gia đình cũng trồng trọt thêm rau củ và chắc chắn là người nông dân cũng canh tác hoa màu trên diện rộng. Hoa màu (rau củ) tạo thành một tỷ lệ không nhỏ trong khẩu phần người Ai Cập, bao gồm:

Nhiều gia đình còn trồng mè và thầu dầu (dùng làm dầu), cây lanh (dùng làm vải lanh), chà là (để làm hương bia hoặc ăn như loại trái cây).

Mặc dù tầm quan trọng của công việc đồng áng, người nông dân được trả lương thấp nhất trong xã hội cổ Ai Cập. Nói đúng ra họ không được trả công gì hết! Các nông dân phải nộp tô cho chủ đất, cộng với tiền thuê và thuế (cũng tính bằng nông sản). Họ chỉ được giữ lại hoặc bán những sản lượng vượt quá chỉ tiêu này. Sự sắp xếp này có hiệu quả đối với người chủ gia đình hoặc chủ nông, còn những người làm ruộng thuê được trả một đồng lương rẻ mạt và chắc chắn là không nuôi sống tốt gia đình họ hoặc không dư dã gì để mua sắm những hàng hóa khác.

Thợ giặt quần áo

Một trong những nghề nghiệp tệ hại nhất được mô tả trong Lời Châm Biếm về Nghề Nghiệp là nghề giặt giũ.

Vào thời cổ Ai Cập đã tồn tại những thợ giặt giũ chuyên nghiệp. Họ rảo từ làng này đến làng khác thu nhặt những quần áo dơ rồi mang đến bờ sông Nile để giặt giũ. Ghi chép từ Deir el Medina cho thấy những thợ giặt giũ được phân công những nhà đến thu quần áo dơ và họ không ngừng than thở về công việc nặng nhọc của mình. Không có gì mới.

Sau khi thu quần áo dơ, thợ để lại một ‘biên nhận’ dưới hình thức một ostracon (thẻ đá dùng như phiếu thu có hình quần áo mà họ mang đi. Việc giặt giũ tiến hành ở bờ sông Nile dùng natron (các-bô-nát nát-tri lỏng) và vôi như xà bông. Quần áo được vò trên đá để loại chất dơ đi, rồi được phơi nắng để tẩy trắng và khô.

Làm việc ở sông Nile là việc nguy hiểm vì cá sấu sinh sống gần bờ rất nhiều. Một người thợ giặt giũ mải mê công việc có thể không để ý đến những khúc gỗ trôi có mắt __ cho đến khi chúng táp y và lôi xuống nước. Còn nếu bọn cá sấu chưa đủ nguy hiểm, thì sông Nile và kênh đào của nó nhun nhúc những ký sinh trùng và sâu bọ chích cắn, có thể gây chết người.

Xem Xét Cuộc Sống các Bà

Mặc dù những trải nghiệm của phụ nữ Ai Cập không bằng với trải nghiệm của nam giới, phụ nữ Ai Cập hưởng được một mức độ cao đáng kinh ngạc về cơ hội, trách nhiệm, và uy quyền.

Đánh giá quyền phụ nữ

Các quý phu nhân trong cung cấm có rất ít tự do, được sử dụng như những con cờ chính trị, và bị khóa kín trong các hậu cung xa rời thế giới bên ngoài. (xem Chương 5 để biết thêm chi tiết).

Các phụ nữ bình dân thì may mắn hơn. Họ có nhiều tự do hơn hầu hết phụ nữ trong các xã hội đương thời khác. Chẳng hạn:

Hơn nữa, phụ nữ không mất quyền lợi luật định của mình sau khi đã kết hôn và vẫn được giữ riêng tài sản trong khi có chồng. Trong khi có chồng, bà ta có thể sở hữu, thừa kế, và bán bất kỳ tài sản nào của mình một cách tự do như đang đơn thân. Khi viết di chúc, bà ta có thể phân chia tài sản của mình theo ý mình muốn và không có nghĩa vụ pháp lý phải để lại thứ gì cho con cái.

Một bà góa Ai Cập được mặc nhiên hưởng được một phần ba tài sản của người chồng cũng như giữ lại tất cả tài sản hồi môn, cùng những tài sản bà kiếm được trong suốt thời gian hôn nhân. (Hai phần ba tài sản còn lại của chồng được chia cho các con và anh em của y.) Bằng cách tặng quà cho vợ trong khi còn sống, một ông chồng có thể tránh để tài sản mình bị chia tam chia tứ không theo ý mình sau khi chết, vì người vợ đã sở hữu mọi thứ được chồng cho tặng. Chắc tôi sẽ noi theo gương này quá!

Phụ nữ lao động

Đúng là các ông trong xã hội thời cổ Ai Cập có nhiều cơ hội khác nhau và một nghề nghiệp có sinh lợi. Còn các bà thì sao? Phần đông các bà, có chồng hay đơn thân, đều ở nhà phần lớn thời gian __ nuôi nấng con cái, nấu ăn, hoặc làm lụng.

Phụ nữ trong cộng đồng làm nông cũng phụ giúp công việc đồng áng trong mùa thu hoạch. Trong các hình minh họa ở lăng mộ cho thấy các bà đang sàn thóc, xay gạo thành bột, và làm bia (xem Chương 7).

Trong lúc nông nhàn __ dù họ thường không có nhiều __ các bà có thể kiếm ra tiền bằng cách bán ở chợ các sản phẩm nhà làm, như là bia, bánh mì, rau củ, vải lanh, giỏ, và bình đất.

Dệt vải

Nghề làm vải lanh vốn xuất phát từ nhà, đã lan rộng đến các hảng xưởng liên kết với đền thờ và ngay cả đến các hậu cung hoàng gia. Cách xử lý cây lanh và sản xuất vải lanh là hoạt động quan trọng trong kỹ nghệ nông thôn. Những xưởng thợ này phần lớn do các công nhân và quản lý nữ đảm trách, cung cấp vải lanh cho hoàng tộc và đền thờ, cũng như buôn bán.

Các bà trong cung có trách nhiệm huấn luyện giám sát các thợ dệt trong các xưởng đặt tại hậu cung. Chính một tay các cung nữ tạo ra những hàng thêu tinh xảo để giết thời giờ.

Các vị trí quản lý

Mặc dù các phụ nữ có chồng hoặc chưa chồng có thể làm việc mà không bị xã hội lên án, cũng tồn tại một số hạn chế gắt gao về nghề nghiệp mà họ có thể nắm giữ.

Hạn chế gắt gao nhất là thuộc các vị trí hành chính hoặc quan chức, nhất là công chức nhà nước, mặc dù trong các tư gia phụ nữ được phép giữ những vị trí như:

Trong nội cung, các vị trí mà các bà có thể nắm giữ đều có liên hệ với phái nữ bao gồm:

Dù ở vị trí quản lý nào, phụ nữ không bao giờ được phụ trách các công việc dành cho nam giới, mặc dù một số các bà nắm giữ những chức vụ quan yếu. Thật ra, triều đại thứ sáu có một tể tướng là phụ nữ.

Bà đỡ và vú nuôi

Hầu hết các phụ nữ đều được dạy dỗ những kỹ năng về chăm sóc trẻ con và thai sản, và một số bà chọn làm nghề sinh lợi liên quan đến những kỹ năng đó là bà đỡ.

Phần lớn các bà ở thời cổ Ai Cập đều sinh ít nhất năm người con, vì thế kỹ năng làm mụ được học qua những lần phụ giúp các bà đỡ trong làng trong thời gian mang thai và sinh nở. Nghề làm mụ cũng có thể học qua các khóa học chính quy. Chẳng hạn, ghi chép cho thấy một trường đào tạo nghề đỡ đẻ từng tồn tại tại Đền Neith ở Sais. Những bà mụ chính quy này thường làm việc cho các dinh thự hoặc thành phần ưu tú của xã hội, và được trả công đáng kể.

Sau khi các bà đỡ đã làm xong nhiệm vụ tốt đẹp, các gia đình ưu tú hoặc hoàng gia thường mướn các cô vú nuôi để săn sóc các bé sơ sinh. Vú nuôi được coi là một biểu tượng của địa vị xã hội; không có gia đình quyền quí nào mà không có vú nuôi. Các vú nuôi thường là những phụ nữ vừa mới sinh con và có thể cho bú con mình cùng với bé sơ sinh của chủ nhân.

Bé thường được nuôi vú trong ba năm. Việc cho con bú có tác dụng ngừa thai và là một cách bảo đảm nguồn thức ăn không lây nhiễm trong những năm tháng đầu yếu ớt của cuộc đời đứa bé.

Giải trí cho đám đông

Một số các phụ nữ, chắc chắn là chưa chồng, chọn nghiệp dĩ xướng ca. Người ta tin rằng đối với một phụ nữ ưu tú thì việc biểu diễn trước công chúng là không thích hợp. Mặc dù các phụ nữ ca hát, nhảy múa, hoặc chơi nhạc ở chốn riêng tư, nhưng tham gia trong bất kỳ hoạt động nào thuộc loại này nơi cộng cộng là điều cấm kỵ. Đúng ra, thời gian duy nhất mà một phụ nữ ưu tú được phép biểu diễn trước công chúng là khi bà ta thuộc thành phần tăng lữ, tham gia các hoạt động lễ lạc tôn giáo và các đám rước.

Tuy nhiên đối với thành phần thấp hơn, nghề biểu diễn là một nghề đáng quý, và kiếm ra tiền. Các đoàn hát gồm phụ nữ và đàn ông được thuê mướn để mua vui trong các bữa tiệc, cùng biểu diễn với các nhóm vũ công cùng phái tính, các ca sĩ, hoặc nhạc sĩ (xem Chương 7 để biết thêm chi tiết).

Nghề muôn thuở

Rất ít chứng cứ cho thấy nghề mãi dâm tồn tại vào thời cổ Ai Cập, nhưng là ‘nghề xưa nhất thế giới’, mãi dâm chắc chắn phổ biến.

Các học giả cho rằng một số người biểu diễn trong các buổi tiệc đã kiếm khá bộn tiền. Ghi chép cho thấy một nhóm vũ công có tên Hn-mwt có thêm dịch vụ tình dục để kiếm thêm tài chính. Tuy nhiên, phần lớn chứng cứ đến từ thời kỳ Hy-La, khi nghề mãi dâm được đánh thuế và sổ sách còn ghi lại.

Một số chi tiết nhỏ cũng được ghi chép về hình thức ‘tiếp thị’ của gái làng chơi. Chẳng hạn, nhiều gái mãi dâm khắc trên đế giày mình câu mời gọi ‘hãy theo em’ để chúng sẽ in lên bùn trên mỗi bước đi. Hãy so sánh việc này với việc cho số điện thoại của gái gọi thời buổi bây giờ.

Một gái mãi dâm, cũng như bà mụ, không hề thất nghiệp trong cổ Ai Cập. Một số học giả tin rằng hầu hết thanh niên trẻ tuổi, giàu có đều đến nhà thổ trước khi kết hôn để được đôi chút kinh nghiệm chăn gối. Nhưng các thanh niên nhà nghèo sống trong làng mạc, không thể giao du với gái làng chơi đẳng cấp cao, sẽ trải nghiệm tình dục với nhau và với động vật ngoài đồng.

Phục vụ các nữ thần

Nhiều phụ nữ thuộc tầng lớp trung, cao, và thuộc hoàng tộc chọn vào tăng đoàn, nghề nghiệp được trọng vọng nhất cho quý bà.

Đối với các tầng lớp cao, làm nữ tu là phương cách thuận tiện cho các bà không chồng __ mặc dù, như với các thầy tu, các phụ nữ muốn phục vụ thần linh không nhất thiết phải độc thân, và thực tế có nhiều người cũng có chồng.

Thêm nữa, như với các tăng lữ nam giới, các nữ tu thường truyền từ mẹ đến con gái, và có thể làm việc bán thời gian, một tháng trong mỗi ba tháng.

Phụ nữ hầu hết được tuyển làm trong tăng đoàn phục vụ một nữ thần như Isis, Neith, hoặc Hathor __ mặc dù họ có thể giữ những vai trò trong hầu hết các giáo phái khác phục vụ nam cũng như nữ thần. Các nữ tu chủ yếu là những nhạc sĩ, ca sĩ, hoặc vũ công trong những nghi lễ của đền thờ và đám rước.

Kiểm Tra sự Cân Bằng: Lương và Thù Lao thời Cổ Ai Cập

Như ngày nay, mỗi người cổ Ai Cập làm việc để nuôi sống gia đình và để tích lũy tài sản __ vì thế ai cũng hướng về ngày trả lương. Ghi chép từ Deir el Medina cho thấy nhân công được trả vào ngày thứ 28 mỗi tháng, nhưng không bằng tiền mặt như ngày nay.

Vì hệ thống tiền tệ chỉ được áp dụng trong thời Alexander Đại Đế vào năm 332 BC, lương bổng được trả bằng sản phẩm hoặc bằng dịch vụ. Số lượng ngủ cốc được ấn định tùy theo bậc công nhân khác nhau. Lương phụ thuộc vào thứ bậc của người đó, thứ bậc càng cao thì lương càng lớn. Bậc lương cao xấp xỉ 422.5 lít ngủ cốc mỗi tháng, đủ nuôi sống một gia đình gồm 10-15 người. Nếu một người làm công có gia đình nhỏ hơn, y sẽ có thừa ngủ cốc để đổi lấy hàng hóa khác.

Ngoài lương bổng, nhà nước còn cung cấp cho công nhân làm việc cho nhà vua tất cả nhu cầu thiết yếu của đời sống, như nhà ở, củi đốt, cá, rau củ, nước, và dầu. Tại Deir el Medina, các công nhân thường được nhà nước cho khẩu phần nhiều hơn trong những dịp lễ tôn giáo, hoặc như phần thưởng nếu nhà vua hài lòng với tiến độ xây dựng lăng mộ hoàng gia.

Khi mua bán, mọi hàng hóa có những giá trị tương đối mà mọi người đều biết. Những giá trị tương đối này dựa vào một hệ thống khá phức tạp về trọng lượng, dung tích, và đo lường:

Một số ghi chép về giá hàng hóa còn sót lại trong các ghi chép ở Deir el Medina, cho ta một cái nhìn bao quát về giá cả tương đối của các hàng hóa khác nhau:

Hôn Nhân

Một lãnh vực đặc biệt quan trọng của đời sống Ai Cập là hôn nhân. Không lập gia đình được coi là bất bình thường vì mọi người đều mong có con cái nối dõi.

Người cổ Ai Cập lập gia đình sớm __ các cô gái đôi khi lấy chồng ngay từ lúc 10 tuổi. Ngay khi cô gái bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của mình, bé đã là phụ nữ và đến tuổi lấy chồng. Các cậu trai cũng lấy vợ khi mới 10 tuổi, mặc dù họ có thể ở vậy cho đến khi đứng tuổi (30-40 tuổi), nhất là khi họ còn đang xậy dựng sự nghiệp.

Phơi bày sự thật về quan hệ loạn luân

Người Ai Cập được biết nhiều về sự kiện anh em lấy nhau, nhưng đây thực sự là một nhận thức sai lầm. Trong suốt thời kỳ pha-ra-ông, sự kiện này là điều cấm kỵ đối với dân thường. Chỉ có thần thánh và hoàng gia mới can dự vào sự kiện này __ như một phương tiện bảo đảm sự an toàn của dòng máu hoàng tộc.

Các bà hoàng chưa lập gia đình sẽ gặp nguy cơ bị hư hỏng bởi các ông nhiều tham vọng. Tuy nhiên, các bà hoàng không thể cưới người ngoài hoàng tộc mà không có sự đồng ý chính thức của nhà vua, điều này là hiếm hoi. Những hạn chế này có nghĩa là thường thì các bà hoàng kết hôn với anh, cha, và có khi ông nội mình. Đôi khi những dàn xếp này là những cuộc hôn nhân đúng nghĩa và sinh ra con cái.

Chứng cứ cho thấy hôn nhân giữa anh em ruột ở Ai Cập thời La mã có thể xảy ra sớm hơn bình thường và không đòi hỏi của hồi môn, giữ cho tài sản gia đình còn nguyên vẹn.

Nếu các cuộc hôn nhân này gãy đổ, cặp đó thường vẫn ở lại sống chung nhà với cha mẹ của họ. Chứng cứ của gia đình kỳ cục này đến từ thị trấn Arsinoe. Một người đàn ông lấy em gái mình làm vợ và có nhau hai người con trước khi họ ly dị. Họ vẫn sống chung nhà với hai con như cũ. Khi người đàn ông lấy vợ lần hai, cô vợ mới chuyển vào nhà này ở, và cuộc hôn nhân thứ hai sinh ra hai người con gái. Bạn có thể tưởng tượng không khí căng thẳng trong ngôi nhà này không?

Bỏ qua hình thức

Mặc dù người Ai Cập coi hôn nhân là quan trọng, không có nghi thức luật pháp nào được tiến hành, cũng không có đăng kí về hôn ước. Vì hôn nhân là một sự kiện xã hội do gia đình tổ chức, người cổ Ai Cập không cần hình thức hóa sự vụ.

Sau khi cặp đôi quyết định kết hôn, phần quan trọng nhất là rước dâu. Đưa cô vợ mới về nhà chồng có thể coi là nghi lễ, theo sau là một đám rước và tiệc tùng, nhưng không có ghi chép nào về điều này tồn tại.

Những ghi chép duy nhất còn lưu lại liên quan đến của hồi môn và tài sản và những gì xảy ra khi ly hôn. Tuy nhiên, những ghi chép này là bất thường và không nên coi là chuẩn mực. Hầu hết hôn nhân là môn đăng hộ đối, nên không cần những thỏa thuận trước hôn nhân.

Ly hôn

Ly hôn cũng thường không có tính hình thức như hôn nhân, không có giấy chứng nhận viết tay trừ khi cần những cứu xét về tài chính, như của hồi môn phải trả lại hoặc tài sản phải thanh toán. Ông hay bà có thể ly dị người phối ngẫu của mình chỉ bằng phát biểu ‘Tôi muốn ly dị’. Các bà sau đó thường sẽ trở về nhà cha mẹ mình.

Những vợ hay chồng ly dị có thể tái giá, mặc dù các bà trên 30 thường không lấy chồng lại. Có thể bởi vì các bà có thể tự túc về mặt tài chính hoặc đã qua tuổi sinh con và do đó không được coi là thích hợp cho hôn nhân.

Nhiều thông tin thiếu xót liên quan đến việc xảy ra cho các con trong trường hợp cha mẹ chúng ly hôn. Các con có thể đã ở lại với cha hoặc bỏ nhà đi với mẹ. Việc này không tìm được tài liệu ghi chép, nhưng có thể sau này xuất hiện.

Về tội ngoại tình

Một nguyên cớ thông thường để ly hôn là tội ngoại tình. Mức hình phạt đối với tội ngoại tình nghiêm khắc với phụ nữ hơn đàn ông. Chẳng hạn, trong thời kỳ Pha-ra-ông, ly hôn là hình phạt dành cho tội ngoại tình, nhưng một số truyện kể văn học cho thấy một phụ nữ có thể mất mạng vì phạm tội ngoại tình. Sau này, dưới thời Ai Cập bị người La mã đô hộ, một người đàn ông phạm gian với một phụ nữ có chồng có thể bị phạt đến 1,000 roi, trong khi phụ nữ bị cắt mũi.

Mặc dù tội ngoại tình không được tán thành, nhưng người đàn ông có quyền cưới thiếp, sống chung nhà với vợ và con của y. Có thê thiếp được coi là một biểu tượng địa vị xã hội của người giàu có. Vai trò của thê thiếp có phải thuần túy là tình dục hay không thì ta không biết, và sự khác nhau giữa vợ và thiếp không được xác định rõ ràng bằng văn bản cổ, trừ ra sự khác biệt về địa vị của họ.

Chăm Sóc Người Già

Tuổi thọ trung bình ở Ai Cập là 30-35, nhưng nhiều người sống rất lâu. Trong văn bản lưu lại, tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 110, mặc dù không chắc là có nhiều người sống thọ đến vậy.

Các con cái được kỳ vọng phải chăm sóc cho cha mẹ khi về già. Đặc biệt con gái có bổn phận phụng dưỡng song thân, trong khi con trai thì không, có thể bởi vì các ông phải nuôi vợ và cha mẹ vợ.

Nếu vợ chồng nào không có con cái, họ thường nhận con nuôi để mong nhờ vả về già. Ít thông tin về vấn đề con nuôi, nhưng nó thường là một vấn đề không chính thức. Tuy nhiên, nếu cặp vợ chồng nhận con nuôi thuộc hạng giàu có, họ thường phải ký nhận một giấy chứng nhận trước nhân chứng.

Từ Deir el Medina, một số chứng cứ ít ỏi cho thấy nhà nước cung ứng một loại trợ cấp cho quả phụ của những công nhân còn cư ngụ trong làng. Nhưng phần trợ cấp thường không đủ nuôi sống họ, mà chỉ phụ vào sự chăm sóc của con cái.

Các ghi chép quân đội cho thấy nhà nước cung cấp mức trợ cấp tốt hơn cho các binh lính dưới hình thức đất đai hoặc vàng bạc và tước vị ngoài phần trợ cấp. Ngoài các công nhân và binh sĩ ở Deir el Medina, không ai khác nhận được trợ cấp của nhà nước. Các người già và quả phụ Ai Cập chỉ trông cậy vào lòng hảo tâm của bạn bè và gia đình.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/ai-la-nguoi-so-huu-tat-ca-moi-thu-trong-vuong-quoc-ai-cap-co-dai-a52826.html