Triệu chứng và điều trị máu tụ ngoài màng cứng cấp tính

Máu tụ ngoài màng cứng có tên y học là Extradural Hematoma, xảy ra khi có sự xuất hiện khối máu tụ trong khoang giữa của hộp sọ và màng bảo vệ bên ngoài của não hay còn gọi là màng cứng.

1. Nguyên nhân gây máu tụ ngoài màng cứng

Nguyên nhân thường thấy nhất gây ra máu tụ ngoài màng cứng cấp tính chủ yếu là do chấn thương đầu nghiêm trọng. Khi gặp chấn thương, xương sọ vỡ và làm rách các mạch máu và khiến chúng bị rò rỉ, gây tụ máu trong khoang ngoài màng cứng. Máu tụ nhiều sẽ gây áp lực đến nội sọ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tổn thương não, nguy hiểm đến tính mạng.

2. Triệu chứng của máu tụ ngoài màng cứng cấp tính

Triệu chứng của máu tụ ngoài màng cứng cấp đa phần được thể hiện ở việc bệnh nhân gặp vấn đề hoặc mất dần về ý thức. Tuy nhiên, theo các trường hợp đã xảy ra, triệu chứng này thường không xảy ra thường xuyên, bởi đa phần sau khi bệnh nhân tỉnh lại sau chấn thương sẽ cảm thấy khá bình thường. Sau đó, bệnh sẽ diễn tiến xấu đi và đây chính là lúc người bệnh cảm nhận được những dấu hiệu rõ rệt hơn cả, cụ thể như:

Ngưởi bệnh xuất hiện tình trạng nhức đầu dữ dội

Bất kỳ ai có sự sang chấn ở đầu và có những triệu chứng, dấu hiệu trên, tốt hơn hết nên đi gặp bác sĩ ngay. Chụp CT ngoài não giúp chúng ta thấy được hình ảnh máu tụ ngoài màng cứng.

Máu tụ ngoài màng cứng cấp tính thường gặp ở người trẻ tuổi hơn là người lớn tuổi (khoảng 6 trong 10 người bị máu tụ ngoài màng cứng có độ tuổi dưới 20). Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, lớp màng ngoài não (màng cứng) ở người lớn tuổi dính chặt hơn vào hộp sọ khiến cho việc máu tụ trong khoang giữa của hộp sọ và màng cứng là ít xảy ra. Ngược lại, ở những người trẻ tuổi, màng cứng không dính chắc với hộp sọ.

Khả năng bị máu tụ ngoài màng cứng của những người uống quá nhiều rượu cũng rất cao một phần do thực tế rằng họ có thể bị té ngã nhiều hơn. Máu tụ ngoài màng cứng cấp cũng ít gặp ở phụ nữ hơn là nam giới.

3. Chữa trị máu tụ ngoài màng cứng cấp tính

3.1. Chẩn đoán phát hiện

Đây là một tình trạng cấp tính, người bị chấn thương cần được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ý thức của bệnh nhân, cánh tay và chân có run không và kiểm tra mắt để chẩn đoán mức độ áp lực của tụ máu lên hộp sọ.

Các thủ thuật y khoa được dùng để chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng cấp tính bao gồm:

Tụ máu ngoài màng cứng cấp tính

3.2. Điều trị máu tụ ngoài màng cứng cấp tính

Nếu tụ máu ngoài màng cứng nhỏ và không có triệu chứng quá cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ đơn thuần theo dõi tình trạng của bệnh nhân và không can thiệp quá nhiều các phương pháp điều trị bởi vì khối máu đông có thể tự tái hấp thu.

Việc tiên quyết khi điều trị máu tụ ngoài màng cứng cấp tính chính là ổn định tình trạng. Ví dụ như khi bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc khó thở, bạn cần phải can thiệp những cách điều trị tức thời lúc đó. Nếu tình trạng tăng áp lực lên hộp sọ bởi khối máu tụ quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc dùng thuốc.

3.3. Phòng ngừa bệnh

Để ngăn ngừa máu tụ ngoài màng cứng cấp tính, cần bảo vệ chính mình khỏi những chấn thương đầu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ:

Không uống rượu bia khi lái xe

Máu tụ ngoài màng cứng cấp tính cần phải được chú ý và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu, triệu chứng. Bởi phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh, cần phải có những biện pháp bảo vệ mình từ những việc nhỏ nhất để tránh gây những hậu quả đáng tiếc.

XEM THÊM:

Link nội dung: https://blog24hvn.com/tu-mau-ngoai-mang-cung-a53915.html