Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa sự tiêu thụ sữa với ung thư, một số chỉ ra rằng sữa có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, trong khi một số khác lại cho rằng sữa là một trong những tác nhân chính làm tăng nguy cơ gây ung thư. Các sản phẩm sữa được tiêu thụ phổ biến nhất bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, kem và bơ.
Ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột kết hoặc ung thư đại tràng. Bệnh được gây ra bởi sự phát triển bất thường của các tế bào xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại trực tràng, chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những yếu tố chính. Việc tiêu thụ số lượng lớn các loại thực phẩm có nhiều mỡ, thịt động vật sẽ làm cho lượng acid mật tăng lên, khiến các quần thể vi khuẩn trong đường ruột bị thay đổi. Khi đó, các vi khuẩn đường ruột sẽ biến đổi acid mật thành các chất độc gây ra ung thư. Hoặc trong chế độ ăn thiếu các loại vitamin, ít chất xơ cũng góp phần làm ung thư gia tăng.
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi vì trong sữa có một số thành phần có khả năng bảo vệ cơ thể và chống lại ung thư đại trực tràng. Những thành phần này bao gồm:
Ung thư tuyến tiền liệt còn có tên gọi khác là ung thư tiền liệt tuyến, là một dạng ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới. Chức năng chính của nó là sản xuất và lưu trữ tinh dịch. Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.
Các tế bào ung thư có thể di căn từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là các hạch bạch huyết và xương. Ung thư tuyến tiền liệt sẽ gây ra các triệu chứng như đau đớn và khó khăn khi đi tiểu tiện, quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng cương dương.
Hầu hết các nghiên cứu lớn chỉ ra rằng tiêu thụ một lượng lớn sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Sữa là một chất lỏng phức tạp chứa rất nhiều hợp chất hoạt tính sinh học. Một số trong số chúng có thể bảo vệ chống lại ung thư, tuy nhiên một số thành phần khác trong sữa có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn đối với những người bị ung thư tuyến tiền liệt. Những thành phần này bao gồm:
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới. Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày, và có thể lan ra khắp dạ dày hoặc tới các bộ phận khác của cơ thể, điển hình là phổi, hạch bạch huyết, gan và thực quản. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 800.000 ca tử vong do ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày thường gây ra một số triệu chứng như chứng ợ chua, khó tiêu, đau bụng, mất ngon miệng, khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn, xuất huyết, đầy bụng, giảm cân,...
Hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng thuyết phục để chứng minh rằng sữa có nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày. Nhìn chung, mục tiêu chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư là lựa chọn các thực phẩm mềm, lỏng, chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao. Mặt khác, sữa được coi là nguồn thực phẩm có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trong sữa có chứa các thành phần bảo vệ cơ thể như axit linoleic liên hợp (CLA) và một số vi khuẩn sinh học nhất định trong các sản phẩm sữa lên men. Ngoài ra sữa còn chứa hàm lượng chất đạm cao, cùng với các khoáng chất và vitamin dễ hấp thụ, rất thích hợp để chữa bệnh dạ dày, đặc biệt là những người bị ung thư dạ dày. Thêm vào đó, sữa tươi còn có tác dụng trung hòa lượng axit trong dịch vị tiêu hóa, giúp giảm đau và hỗ trợ các triệu chứng khó chịu như đau bụng.
Tuy nhiên, yếu tố tăng trưởng tựa insulin 1 (IGF-1) có thể thúc đẩy ung thư dạ dày.
Ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường gây ra một số các dấu hiệu như đau tức ngực hoặc tuyến vú, vú to bất thường, nổi u cục ở tuyến vú, nổi hạch nách, thay đổi da vùng vú, tụt núm vú.
Nhìn chung, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh mối liên hệ giữa sữa và ung thư vú. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khuyến cáo các bệnh nhân mắc ung thư vú nên hạn chế các sản phẩm từ sữa, vì trong sữa có hàm lượng chất béo cao làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú và tử vong.
Vì sữa thực sự có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nam giới nên tránh tiêu thụ quá nhiều.
Các hướng dẫn chế độ ăn uống hiện tại cho sữa khuyến nghị 2- 3 ly hoặc cốc mỗi ngày, nhằm đảm bảo lượng khoáng chất hấp thụ đầy đủ, chẳng hạn như canxi và kali. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ lí tưởng là không quá hai sản phẩm sữa mỗi ngày, tương đương với hai ly sữa.
Để phòng ngừa và tránh nguy cơ gia tăng các bệnh ung thư, nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý, an toàn và lành mạnh, tiêu thụ sữa ở mức độ vừa phải và luôn chọn những thực phẩm tươi, xanh, không chứa chất bảo quản và không qua chế biến. Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao, bao gồm xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)
Vì sao nên chọn Gói Sàng lọc ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec?
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: Healthline.com
Link nội dung: https://blog24hvn.com/sua-cho-nguoi-ung-thu-a54459.html