Hay quên và mất tập trung có phải là bệnh?

Để giải quyết triệt để việc hay quên và mất tập trung, cần xác định nguyên nhân nào đã dẫn tới việc suy giảm trí nhớ và bệnh hay quên để giải quyết triệt để nguyên nhân đó thì mới có hiệu quả nhất. Bệnh này diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác.

1. Hay quên là dấu hiệu của bệnh gì?

1.1. Bệnh hay quên đối với người cao tuổi

Bệnh hay quên hay còn được gọi là bệnh đãng trí hay quên có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Khi lớn tuổi, những thay đổi xảy ra trong tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. Một số người phải mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ hoặc hay quên những việc họ đã làm. Đây thường là dấu hiệu của sự lãng quên nhẹ, không phải vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh hay quên dẫn đến suy giảm trí nhớ. Bệnh này diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác, thường dẫn đến các bệnh sa sút trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer.

1.2. Bệnh hay quên đối với người trẻ

Các nguyên nhân gây hay quên và mất tập trung ở người trẻ gồm:

Căng thẳng kéo dài hoặc stress cấp tính, áp lực công việc, rối loạn giấc ngủ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc một trong các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm...

Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng bệnh hay quên.

Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và bệnh hay quên.

Chấn thương não gây nên bệnh hay quên

Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Bệnh đãng trí hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

2. Triệu chứng của bệnh hay quên

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp.

Các triệu chứng của bệnh hay quên có thể là:

Ở bệnh Alzheimer, các triệu chứng bắt đầu chậm rãi và trở nên nặng hơn. Ở bệnh sa sút trí nhớ nhồi máu đa dạng, những cơn đột quỵ nhỏ hoặc những thay đổi trong việc truyền máu cho não có thể làm cho những triệu chứng bắt đầu đột ngột. Bệnh cao huyết áp có thể gây ra sự sa sút trí nhớ này.

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Hay quên phải làm sao?

3.1. Biện pháp ngăn chặn, điều trị chứng bệnh hay quên và mất tập trung

Vào sáng sớm hay chiều tối (trước hoặc sau bữa ăn 1-2 tiếng) nên tập đi bộ (tốc độ tương đối nhanh) trong 30-60 phút ở nơi thoáng sạch. Tập như thế làm cho các cơ từ eo mông trở xuống phải căng thẳng, cử động cần thiết, nâng cao mức hấp thụ oxy, kích thích có lợi cho tế bào não, phòng chống thoái hóa não. Cách tập này có tác dụng dự phòng cao và rất thích hợp với người cao tuổi.

Chú ý kết hợp vận động 10 ngón tay với suy nghĩ qua việc khắc, vẽ tranh, nặn tượng, cắt hình, viết thư pháp, làm thơ, ghi nhật ký, khâu thêu, chơi đàn... Như vậy sẽ giúp máu lưu thông rộng ở nhiều vùng trên não, thúc đẩy tuần hoàn não, kích hoạt cần thiết, phòng chống suy, teo não.

Thường xuyên dùng lòng bàn tay và các ngón tay tập bóp, xoay viên bi đá, bi sắt hay một vật tương đương. Dùng hai tay co duỗi, mở ra, nắm vào hay tung bắt như trong trò chơi đánh chuyền, đánh chắt.

Thường xuyên tập cổ: xoay, gập đầu cổ ra trước, sau, hai bên

Thường xuyên tập cổ: xoay, gập đầu cổ ra trước, sau, hai bên. Động tác này có thể làm ở mọi nơi, mọi lúc, bất kỳ khi nào rảnh rỗi. Tập luyện thế này không những làm cho khớp cổ linh hoạt, chống thoái hóa đốt sống cổ, dự phòng xơ cứng động mạch, thiếu máu não.

3.2. Điều trị bệnh hay quên và mất tập trung

Về điều trị, người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm phối hợp với liều nhỏ thuốc bình thần.

Ngoài thuốc chống trầm cảm như đã nêu trên, bệnh nhân có thể được dùng kết hợp với các thuốc cải thiện tuần hoàn não như ginkgo biloba hoặc piracetam liều trung bình. Các thuốc này chỉ có hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với thuốc chống trầm cảm. Chúng rất ít tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc.

Nếu gặp chứng bệnh hay quên và mất tập trung kéo dài ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, người bệnh nên đến chuyên khoa thần kinh để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ có thể đưa ra được một chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Phòng khám tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City với trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ các chuyên gia có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ y, bác sĩ công tác tại phòng khám sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt.

Phòng khám Tâm lý hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm đem đến hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/hay-quen-uong-thuoc-gi-a54513.html