Từ tuần thứ 28 trở đi, mẹ bầu dần bước sang giai đoạn cuối của thai kỳ, đánh dấu sự phát triển quan trọng của bé con trong bụng mẹ. Ở giai đoạn này, cơ quan nội tạng của em bé đã phát triển gần đến mức hoàn thiện về cả hình dáng lẫn cân nặng. Vậy thai 28 tuần nặng bao nhiêu là phù hợp? Mẹ bầu cần làm gì để duy trì sức khỏe và cân nặng chuẩn cho bé?
"Thai 28 tuần nặng bao nhiêu?" là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 trong thai kỳ. Trung bình, cân nặng thai nhi 28 tuần tuổi thường là khoảng 1kg, tuy nhiên có một vài trường hợp bé có thể nặng hơn và dao động từ 1,1kg đến 1,13kg. Chiều dài của thai nhi sẽ thường dao động từ 35 đến 37cm. Mẹ có thể tham khảo thêm bảng chỉ số thai nhi theo tuần.
Về sự phát triển của thai nhi tuần 28, ngoài việc thay đổi về mặt hình dáng và cân nặng, em bé cũng sẽ phát triển một số hoạt động cũng như thói quen trong bụng mẹ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các giác quan của em bé.
Trong thời gian này, mắt bé thường mở và nhạy cảm hơn trước sự thay đổi đổi của ánh sáng và bóng tối. Bé cũng đã có khả năng nghe âm thanh từ cả trong cơ thể mẹ và từ bên ngoài.
Vì vậy, đây là thời điểm lý tưởng để bố mẹ tiếp xúc và nói chuyện thường xuyên với bé, từ đó giúp bé con sớm nhận ra giọng nói của bố và mẹ hơn. Cảm giác, vị giác và khứu giác của bé cũng dần hoàn thiện thông qua việc tiếp xúc với nước ối. Sự thấm của nhau thai tăng dần theo thời gian, làm cho khứu giác của thai nhi ở tuần 28 trở nên nhạy bén hơn.
Khoảng thời gian này, bé cũng cảm nhận được cảm xúc trong cơ thể mẹ, vì vậy mẹ cần hạn chế căng thẳng, thay vào đó hãy luôn vui tươi và thật tích cực để tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của bé. Nhờ đó mà mối quan hệ giữa mẹ con cũng sẽ trở nên bền vững hơn từ giai đoạn này.
Thai 28 tuần nặng bao nhiêu không chỉ là vấn đề liên quan đến sự phát triển của bé, nó còn liên quan đến sự thay đổi ở cơ thể mẹ trong giai đoạn này. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được sự đè nặng lên toàn bộ cơ thể, từ đó mà trọng lượng cơ thể của mẹ sẽ tăng trung bình từ 8 đến 9kg kể từ khi bắt đầu mang thai.
Tử cung dần căng cứng do bé tạo áp lực lên các cơ quan nội tạng. Điều này có thể khiến khung xương sườn bị đè nén khiến mẹ cảm thấy khó thở và mệt mỏi khi đi bộ. Các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit, cùng các vấn đề về tĩnh mạch như cảm giác nặng chân, giãn tĩnh mạch, trĩ và cảm giác muốn đi tiểu cũng thường xuyên xảy ra.
Tất cả những biểu hiện này có thể khiến mẹ bị mệt mỏi trong ba tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù đây là những vấn đề khá bình thường đối với mỗi mẹ bầu. Nhưng việc diễn ra thường xuyên trong những tháng cuối cùng khiến mẹ cảm thấy khó chịu và căng thẳng.
Thai 28 tuần cũng là giai đoạn mà các vết rạn da bắt đầu xuất hiện ở hai bên bụng và quanh rốn. Đây là kết quả của việc da bị kéo căng và sự suy yếu của collagen, elastin dưới tác động của hormone thai kỳ.
Cơn co tử cung cũng là điều mà mỗi mẹ bầu thường trải qua trong thời gian này do tử cung chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu cơn co thắt quá đau, xảy ra thường xuyên và kéo dài thì mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp thích hợp.
Tuần thứ 28 là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của bé, đồng thời cũng là lúc mẹ cần cải thiện và bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân. Do đó, bên cạnh việc tập trung theo dõi vấn đề thai 28 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn, mẹ cần chú trọng đầu tư vào các thói quen, hoạt động thường ngày như:
Mẹ bầu có thai nhi 28 tuần tuổi nên ăn gì? Cơ thể mẹ là nguồn cung cấp cho bé tất cả các hoạt chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển như protein, chất béo tốt, đường, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, việc đảm bảo ăn uống đầy đủ trong thời kỳ mang thai sẽ góp phần nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai có thể thực hiện các bài tập thể dục nếu nhịp tim được duy trì dưới 140 nhịp/phút. Điều này có nghĩa rằng hầu hết các bài tập cardio nhẹ đều phù hợp cho mẹ bầu.
Do đó, mẹ bầu nên đặt mục tiêu khoảng 30 phút mỗi ngày cho các bài tập như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, yoga cho bà bầu… trước khi sinh. Đồng thời, tránh các bài tập quá gây mất sức quá hoặc có nguy cơ gây mất thăng bằng như kickboxing, lướt ván và các động tác giãn cơ hay nằm ngửa.
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 28, mẹ bầu nên thường xuyên đến bác sĩ để thăm khám định kỳ, kiểm tra cân nặng và các yếu tố khác liên quan đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Qua khám thai, mẹ sẽ biết được chính xác thai 28 tuần nặng bao nhiêu, từ đó biết được bé con có khỏe mạnh hay không. Mẹ có thể tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng.
Hoặc nếu phát hiện thai nhi quá nhỏ hay có dấu hiệu thừa cân so với mức tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ dẫn và điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bé.
Mong rằng qua bài viết Nhà thuốc Long Châu đưa đến hôm nay sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề thai 28 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn. Từ đó, luôn duy trì cho mình những thói quen, hoạt động lành mạnh để luôn bảo vệ tốt sức khỏe cho cả bé và bản thân mẹ nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/28-tuan-thai-nhi-nang-bao-nhieu-a54607.html