Gan nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Cấu tạo như thế nào?

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, thực hiện đồng thời nhiều chức năng như: đào thải độc tố, sản xuất mật, lưu trữ vitamin và khoáng chất, chuyển hóa các chất, tổng hợp các yếu tố đông máu albumin… Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gan có thể đối mặt với nhiều bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm đường mật, sỏi mật,ung thư gan,ung thư đường mật, xơ gan. Do đó, việc chủ động bảo vệ gan, thăm khám, tiêm chủng kịp thời là thực sự cần thiết.

gan là gì

Gan là gì?

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, hình nêm, xốp, màu nâu đỏ, kích thước tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng của mỗi người. Gan thực hiện cùng lúc hàng trăm chức năng để duy trì sự sống. Cơ quan này đồng thời cũng được xem là một tuyến bởi có chức năng sản xuất protein và hormone, hỗ trợ hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể.

cấu tạo gan
Gan là cơ quan hình nêm và màu nâu đỏ

Cấu tạo gan

Gan có cấu tạo như sau:

1. Vị trí gan nằm ở đâu?

Thông thường, gan nằm ở bên phải cơ thể, dưới xương sườn, bên phải dạ dày và phía trên túi mật. Trường hợp đảo nghịch phủ tạng, gan có thể nằm ở bên trái.

2. Khối lượng và kích thước gan

Gan của một người bình thường nặng khoảng 1.500 gr, chiều rộng khoảng 15 cm (6 inch). Khối lượng và kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, phạm vi tham chiếu tiêu chuẩn cho nam giới là 970 - 1.860 gr (2,14 - 4,10 lb), nữ giới là 600 - 1.770 gr (1,32 - 3,90 lb). Gan là cơ quan nội tạng nặng nhất, là tuyến lớn nhất trong cơ thể con người.

3. Hình thể ngoài của gan

Gan là một cơ quan có hình nêm, màu nâu đỏ sẫm, gồm hai thùy có kích thước và hình dạng không bằng nhau.

4. Cấu tạo bên trong gan

Cung cấp máu cho gan có hai nguồn gồm:

Những mạch máu này được chia thành các mao mạch nhỏ được gọi là các xoang gan, dẫn đến các tiểu thùy gan. Tiểu thùy gan là đơn vị chức năng của gan, mỗi tiểu thùy được tạo thành từ hàng triệu tế bào gan (những tế bào trao đổi chất cơ bản). Các tiểu thùy được liên kết với nhau bằng một mô liên kết sợi mịn, dày đặc, không đồng đều, kéo dài từ bao xơ, bao phủ toàn bộ gan (bao Glisson). Mô này mở rộng vào cấu trúc gan bằng cách đi kèm với mạch máu, ống dẫn và dây thần kinh. Gần như toàn bộ bề mặt gan đều được bao phủ bởi một lớp huyết thanh có nguồn gốc từ phúc mạc.(1)

cấu trúc gan
Gan là cơ quan có kích thước lớn

Chức năng của gan

Chức năng gan được thực hiện bởi các tế bào gan. Cụ thể, cơ quan này thực hiện lên đến 500 chức năng riêng biệt, thường kết hợp với các hệ thống và cơ quan khác trong cơ thể. Hiện nay, chưa có cơ quan hay thiết bị nhân tạo nào có khả năng tái tạo tất cả các chức năng gan, chỉ có phương pháp lọc máu gan hiện đang được thử nghiệm để hỗ trợ điều trị bệnh suy gan. Ở trạng thái nghỉ ngơi, gan chiếm đến 20% tổng lượng oxy tiêu thụ của cơ thể. Các chức năng gan cụ thể bao gồm:

1. Cung cấp máu

Gan nhận nguồn cung cấp máu kép từ tĩnh mạch cửa gan và động mạch gan. Tĩnh mạch cửa gan cung cấp khoảng 75% tổng lượng máu. Các động mạch gan cung cấp khoảng ¼ tổng lưu lượng máu còn lại của gan.

Oxy được cung cấp từ cả hai nguồn, 50% từ tĩnh mạch cửa gan và 50% từ các động mạch gan. Động mạch gan cũng có cả thụ thể alpha và beta-adrenergic. Do đó, máu đi qua động mạch được kiểm soát một phần bởi các dây thần kinh nội tạng của hệ thần kinh tự trị.

Máu chảy qua các xoang gan và đi vào tĩnh mạch trung tâm của mỗi tiểu thùy. Các tĩnh mạch trung tâm hợp lại thành các tĩnh mạch gan, đi ra khỏi gan và đi vào tĩnh mạch chủ dưới.

2. Sản xuất mật

Dịch mật được sản xuất ở gan, sau đó được vận chuyển đến phần đầu tiên của ruột non, tá tràng. Mật cũng được vận chuyển trong các ống mật, các rãnh nhỏ giữa các mặt của tế bào gan lân cận. Các tiểu quản phân bố đều ra phần rìa của tiểu thùy gan, hợp nhất và tạo thành các ống mật. Trong gan, những ống này được gọi làđườngmật trong gan, phần bên ngoài gan được gọi là đường mật ngoài gan. Các ống dẫn trong gan cuối cùng sẽ tập trung vào ống gan trái và phải, thoát ra khỏi gan ở rãnh ngang, hợp nhất tạo thành ống gan chung.

Ống túi mật từ túi mật nối với ống gan chung để tạo thành ống mật chủ. Động mạch gan thực hiện chức năng cung cấp máu cho hệ thống mật và mô liên kết. Mật chảy trực tiếp vào tá tràng thông qua ống mật chủ hoặc được lưu trữ tạm thời trong túi mật. Ống mật chủ và ống tụy cùng tập trung vào phần thứ hai của tá tràng tại bóng gan tụy, còn được gọi là bóng Vater.

3. Trao đổi chất

Gan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất như sau:

3.1 Chuyển hóa carbohydrate

Gan thực hiện một số vai trò chuyển hóa carbohydrate, gồm:

3.2 Chuyển hóa protein

Gan thực hiện chức năng chính trong quá trình chuyển hóa , tổng hợp và phân hủy protein. Tất cả các protein huyết tương ngoại trừ Gamma-globulin đều được tổng hợp ở gan. Cơ quan này đồng thời cũng chịu trách nhiệm chủ yếu trong quá trình tổng hợp axit amin. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố đông máu và hồng cầu . Một số protein được gan tổng hợp bao gồm:

3.3 Chuyển hóa lipid

Gan đóng một số rất vai trò trong quá trình chuyển hóa lipid: Tổng hợp cholesterol , sản xuất lipid, chất béo trung tính và phần lớn lipoprotein của cơ thể. Cơ quan này cũng tham gia sản xuất và bài tiết mật, để tăng cường khả năng hấp thu vitamin K từ chế độ ăn uống. Một phần mật được gan sản xuất sẽ chảy trực tiếp vào tá tràng, phần còn lại được lưu trữ trong túi mật.

4. Phân hủy và bài tiết

Gan thực hiện chức năng phân hủy insulin và các hormone khác trong cơ thể. Cụ thể, cơ quan này tiến hành phân hủy bilirubin thông qua quá trình glucuronid hóa để bài tiết vào mật. Gan đồng thời chịu trách nhiệm phân hủy và bài tiết nhiều chất thải, đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ hoặc biến đổi các chất độc hại, chẳng hạn như methyl hóa. Quá trình chuyển hóa thuốc cũng diễn ra tại cơ quan này. Gan đồng thời cũng chuyển hóa amoniac thành urê.

5. Dự trữ máu

Lượng máu bình thường được lưu trữ trong gan (bao gồm cả tĩnh mạch gan và xoang gan) khoảng 450 ml, chiếm gần 10% tổng lượng máu trong cơ thể. Khi áp suất cao ở tâm nhĩ phải gây áp lực ngược trong gan, tĩnh mạch và xoang gan đôi khi có thể chứa đến 0,5 - 1 lít máu. Hiện tượng này thường xảy ra ở tình trạng suy tim có sung huyết.

6. Chức năng khác

Gan dự trữ các chất quan trọng, bao gồm: Vitamin A (cung cấp cho 1 - 2 năm), Vitamin D (cung cấp cho 1 - 4 tháng), Vitamin B12 (cung cấp cho 3 - 5 năm), vitamin K, vitamin E, sắt, đồng, kẽm, coban, molypden,…

gan nằm ở vị trí nào
Gan thực hiện đồng thời nhiều chức năng quan trọng

Các bệnh lý về gan

Dưới đây là một số bệnh lý về gan thường gặp:

bệnh lý về gan
Gan bị tổn thương do sự xâm nhập và tấn công của virus

Cách phòng ngừa các bệnh về gan

Để tăng cường chức năng gan, phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về gan, mỗi người cần chủ động bảo vệ gan bằng các phương pháp sau đây:

chế độ dinh dưỡng cho gan
Xây dựng chế độ dinh dưỡng có lợi cho chức năng gan

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa - Ngoại khoa - Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin cơ bản về giải phẫu gan, chức năng gan, các bệnh lý về gan có thể gặp phải và biện pháp phòng ngừa. Hi vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động phòng ngừa bệnh, theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/gan-nam-o-vi-tri-nao-tren-co-the-nguoi-a55118.html