Tìm hiểu về bệnh vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh
Một trong những vấn đề mà cha mẹ quan tâm nhất khi vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân dẫn do đâu đến tình trạng này?. Vành tai bị đóng vảy do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân:
Bệnh này là tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm da khá phổ biến ở một số lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người già. Nguyên nhân gây ra bệnh do:
Một trong những nguyên nhân phổ biến là do nhiễm trùng, thường là viêm nhiễm da do nấm hoặc vi khuẩn.
Nấm là một trong những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Do sự tác động của các chất gây dị ứng như dầu gội đầu, mỹ phẩm hoặc các kim loại đeo trên người.
Vệ sinh tai không đúng cách, chọc tai bằng các vật nhọn cũng có thể gây tổn thương cho da tai dẫn đến viêm.
Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng cụ thể như sau:
Vùng da quanh tai đỏ, sưng và có thể đau nhức
Vùng da quanh tai có thể bị mưng mủ và ngứa trong trường hợp bị nhiễm trùng.
Vành tai đóng vảy, sần sùi và khô.
Tai có thể trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là đối với tiếng ồn và ánh sáng.
Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý mạn tính ở da thường gây viêm nhiễm ở những vùng da có nhiều tuyến dầu như da mặt, đầu, lưng, vùng ngực và tai. Biểu hiện của bệnh vảy nến ở cùng da tai qua các triệu chứng nhận biết là:
Vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh, thường có màu vàng hoặc trắng. khô và bong tróc.
Vùng da tai có thể bị đỏ, sưng và gây ngứa, đặc biệt là khi da bị viêm nhiễm.
Da tai có thể cảm thấy dầu, nhờn và bết.
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là do tăng sản xuất dầu tự nhiên trên da, đặc biệt là những vùng da có nhiều tuyến dầu.
Bệnh chàm cũng có thể gây ra hiện tượng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh
Yếu tố di truyền, tác động của vi khuẩn và nấm hoặc cả các yếu tố môi trường cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh phát triển. Triệu chứng của bệnh chàm thường bao gồm những vảy màu vàng, trắng hoặc nâu đen trên da, đỏ, sưng, ngứa và khô da.
Chàm có thể gây vảy ở vành tai bằng cách tác động lên da tai, làm cho da trở nên đỏ, viêm và sản sinh ra nhiều tế bào da dư thừa… Điều này, thường xảy ra ở vùng tai vì đó là nơi có nhiều tuyến dầu, cung cấp môi trường lý tưởng cho sự phát triển của chàm.
Ngoài ra, hiện tượng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh còn do một số nguyên nhân không phải bệnh như:
Vệ sinh cho trẻ như sạch sẽ.
Môi trường có nhiều bụi bẩn.
Cứt trâu không chỉ có trên da đầu mà còn có thể lan ra vành tai và các vùng da khác.
Có lẽ “vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?” là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đây là tình trạng không gây nguy hiểm nhưng nó khiến cho trẻ khó chịu, đau đớn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bị đóng vảy ở vành tai không gây nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu và đau đớn
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu như:
Vảy ở vành tai trẻ không giảm sau vài tuần chăm sóc tại nhà.
Da tai có dấu hiệu sưng, đỏ hoặc nhiễm trùng.
Trẻ có biểu hiện khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc.
Xuất hiện những triệu chứng đi kèm khác như nổi ban, sốt ở các vùng da khác.
Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi tự hào với tính năng chat riêng với bác sĩ, nhằm mang đến sự tiện lợi và hỗ trợ y tế nhanh chóng nhất cho người dùng. Đặc biệt, tính năng chat riêng với bác sĩ trên app IVIE - Bác sĩ ơi hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể dễ dàng trò chuyện với bác sĩ ở mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến bệnh viện hay phòng khám, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tìm hiểu thêm: Khám bệnh trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa nhi
Phát hiện sớm và khắc phục tình trạng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hữu ích dưới đây để cải thiện tình trạng vành tai bị đóng vảy cho con.
Cha mẹ hãy đọc kỹ thành phần của các sản phẩm chăm sóc tóc, da đang sử dụng cho con xem chúng có chứa các hóa chất độc hại, dễ gây kích ứng nào không. Nếu có thì hãy nhanh chóng thay thế ngay bằng các sản phẩm lành tính, dành riêng cho da nhạy cảm.
Cha mẹ cần kiểm tra thành phần ở những sản phẩm chăm sóc cho bé xem có yếu tố gây độc hại, kích ứng không
Nếu vùng vành tai không được vệ sinh, loại bỏ đi tế bào chết thì chúng sẽ ngày càng dày lên và dễ đóng vảy. Bệnh viêm da cũng vì thế mà trở lên nặng nề hơn. Do đó, cha mẹ hãy dùng sản phẩm dịu nhẹ để lấy đi bụi bẩn, tế bào chết và bã nhờn trên vành tai cho con.
Hầu hết các bệnh lý về da đều dẫn đến mất cân bằng độ ẩm, khiến da ngứa ngáy, thô ráp và hình thành vảy trắng trên bề mặt. Vậy nên, dưỡng ẩm cũng là một trong những cách giúp khắc phục tình trạng này.
Phụ huynh có thể dùng kem dưỡng ẩm dễ thấm, dịu nhẹ hoặc thuốc mỡ tùy vào từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau. Việc này nên thực hiện ngay sau khi vệ sinh để đảm bảo làn da nhạy cảm của trẻ. Việc này nên thực hiện ngay sau khi vệ sinh để đảm bảo làn da nhạy cảm của trẻ.
Cha mẹ có thể bôi kem chống ngứa khi tình trạng vảy trắng đi kèm ngứa ngáy, khó chịu. Nó không chỉ giúp làm dịu cơn ngứa mà còn hỗ trợ giảm viêm, tránh tình trạng nhiễm trùng, bảo vệ vành tai khỏi nguy cơ bội nhiễm.
Nên lau dọn nhà thường xuyên để loại bỏ triệt để các thành phần gây kích ứng cho da. Ngoài ra, cha mẹ nên thay chăn, ga, gối, đệm hằng tuần và làm sạch tai hằng ngày cho con. Hạn chế sờ tay vào vùng vành tai của con để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để loại bỏ các yếu tố gây kích ứng cho da
Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà không cải thiện hoặc xuất hiện thêm triệu chứng khác thì nên đưa con đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nếu bệnh tình không cải thiện
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tình trạng vành tai bị đóng vảy ở trẻ sơ sinh mà IVIE - Bác sĩ ơi muốn gửi tới các bạn. Hy vọng, qua bài viết này cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần sự tư vấn từ bác sĩ vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất.
1900 3367
Link nội dung: https://blog24hvn.com/tai-tre-so-sinh-co-vay-vang-a55437.html