Định lượng Creatinin là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Định lượng Creatinin là căn cứ quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác chức năng thận của bệnh nhân. Creatinin sẽ được đánh giá thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu

1. Vai trò của Creatinin

Creatinin là sản phẩm của quá trình thoái biến Creatin trong các cơ của cơ thể. Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp : creatinin nội sinh chủ yếu được tổng hợp từ gan (từ arginine và methionine), creatinin ngoại sinh do thức ăn cung cấp. Thận duy trì Creatinin trong máu ở một nồng độ hằng định. Creatinin được đào thải qua thận nên nồng độ của Creatinin phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.

Theo một số nghiên cứu, có mối liên quan giữa các nephron thận còn chức năng hoạt động và giá trị creatinin huyết thanh. Tuy nhiên giảm 50% số nephron có hoạt động chức năng chỉ gây ra tăng nhẹ creatinin máu, chỉ khi giảm > 50% số nephron có hoạt động chức năng này nồng độ creatinin trong máu mới tăng cao. Vì vậy, nồng độ Creatinin máu bình thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường hoặc suy giảm nhẹ. Ngoài tình trạng mất nước, chỉ những rối loạn ở thận như hoại tử ống thận cấp tính, viêm cầu thận, viêm bể thận, tắc nghẽn đường nước tiểu,... mới khiến Creatinin máu tăng bất thường. Nồng độ creatinin máu tăng cao thể hiện tình trạng chức năng thận suy giảm, các bệnh lý gây suy thận trước thận (suy tim) hoặc mắc các bệnh lý về thận.

Bên cạnh đó, sau bữa ăn, Creatinin thường sẽ tăng nhẹ, đặc biệt là sau khi ăn lượng lớn protein. Ngoài ra, có một số biến đổi trong ngày về lượng Creatinin: Thấp nhất lúc 7h sáng và cao nhất lúc 7h tối.

Nồng độ của Creatinin phản ánh chính xác chức năng lọc của thận

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin?

Khi chức năng thận bị suy giảm bởi bất kỳ lý do nào, mức độ Creatinin trong máu của bệnh nhân sẽ tăng lên do khả năng thanh thải Creatinin của thận kém đi. Chính vì vậy, các xét nghiệm định lượng Creatinin máu thường được thực hiện để chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.

Một cách đánh giá chức năng thận chính xác hơn là đánh giá khả năng của thận loại bỏ creatinin ra khỏi huyết tương trong một đơn vị thời gian. Xét nghiệm được gọi là độ thanh thải của Creatinin và nó giúp bác sĩ đánh giá được tốc độ lọc của thận và được thực hiện trên mẫu nước tiểu 24h.

Xét nghiệm Creatinin có thể được thực hiện một cách thường quy như là một phần trong các xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Kỹ thuật này cũng có thể được chỉ định khi người bệnh mắc các bệnh lý cấp tính hoặc khi bác sĩ nghi ngờ chức năng thận suy giảm. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm:

Ngoài ra, tần suất thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin mau hay thưa còn tùy thuộc vào bệnh lý và nguy cơ tổn thương thận của từng bệnh nhân. Cụ thể là:

Bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin tối thiểu 1 lần/năm

3. Các xét nghiệm định lượng Creatinin

3.1 Xét nghiệm Creatinin máu

Xét nghiệm định lượng Creatinin trong máu được thực hiện một cách thường xuyên như một phần trong những xét nghiệm hóa sinh cơ bản. Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính hoặc bác sĩ nghi ngờ về chức năng thận thì cũng được chỉ định xét nghiệm Creatinin máu.

Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Creatinin máu bao gồm:

3.2 Xét nghiệm Creatinin nước tiểu

Khi chức năng thận suy giảm, lượng Creatinin sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Xét nghiệm Creatinin trong nước tiểu giúp đánh giá xem thận có hoạt động bình thường hay không. Các thử nghiệm đo nồng độ Creatinin niệu trong mẫu nước tiểu 24 giờ thường được chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh thận. Nếu Creatinin trong cơ thể cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Ngoài xét nghiệm creatinin niệu còn sử dụng xét nghiệm kết hợp với microalbumin niệu để đánh giá chức năng của thận.

4. Nồng độ Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ Creatinin trong cả nước tiểu và máu sẽ được định lượng và nhận định kết quả với khoảng tham chiếu.

Định lượng Creatinin máu ở nữ giới khỏe mạnh là 0.5-1.1 mg/dl hoặc 44-97 umol/l (đơn vị SI) và ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl hoặc 53-106 umol/l (đơn vị SI). Ngoài ra, chỉ số Creatinin còn phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, trọng lượng cơ thể,... Cụ thể, người cao tuổi giảm khối lượng cơ có thể giảm nồng độ Creatinin. Vị thành niên có nồng độ Creatinin là 0.5-1.0 mg/dl, trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl, trẻ nhỏ là 0.2-0.4 mg/dl và trẻ sơ sinh là 0.3-1.2 mg/dl.

5. Kết quả bất thường sau khi xét nghiệm định lượng Creatinin

Xét nghiệm định lượng Creatinin đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh lý ở thận. Vì vậy, nếu có nguy cơ cao mắc bệnh thận hoặc có dấu hiệu cảnh báo suy thận, bệnh nhân nên sớm tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm nồng độ Creatinin và các phương pháp chẩn đoán khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/chi-so-creatinine-a55504.html