Truy xuất và quản lý danh sách người F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quận, huyện, phường, xã bằng chức năng "người cách ly" trên phần mềm "hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19".
Quản lý cả những người tự khai báo là F0 qua ứng dụng "khai báo y tế điện tử" do tự làm xét nghiệm, những người có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa được khám tầm soát qua báo cáo của tổ COVID-19 cộng đồng.
Mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày hoặc khi cần, sát khuẩn tay bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.
Thường xuyên sát khuẩn tay, khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo...
Đo thân nhiệt, nồng độ oxy trong máu (SpO2) tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt, khó thở. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng "khai báo y tế điện tử".
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (tổng đài "1022", số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, TP Thủ Đức).
Tất cả thành viên ở cùng nhà với người F0 phải khai báo sức khỏe qua phần mềm "khai báo y tế điện tử" mỗi ngày ít nhất một lần hoặc khi cần.
Trạm y tế lập "phiếu theo dõi sức khỏe của người cách ly tại nhà dựa vào thông tin khai báo y tế hàng ngày của người cách ly qua ứng dụng "khai báo y tế điện tử". Qua "phiếu theo dõi sức khỏe" để nắm bắt các trường hợp F0 có triệu chứng, nhân viên y tế gọi điện thoại/nhắn tin để thăm hỏi và sàng lọc các triệu chứng nguy cơ, kịp thời thông tin cho tổ phản ứng nhanh của phường, xã, quận, huyện đến vận chuyển người bệnh tới các bệnh viện quận, huyện để điều trị.
Đội y tế lưu động (thuộc trạm y tế) đến thăm khám tại nhà các trường hợp nghi ngờ F0 thuộc nhóm nguy cơ cao trên địa bàn (người già neo đơn, người có bệnh lý tâm thần...) để kịp thời đưa đến các cơ sở thu dung điều trị.
Các thuốc điều trị tại nhà bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền), thuốc kháng virus và các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định (riêng thuốc kháng virus sẽ có hướng dẫn sử dụng khi có hướng dẫn của Bộ Y tế).
Chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống: người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (test nhanh hoặc PCR) cho người F0 vào ngày 14 để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly.
Hướng dẫn cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát.
Khi có một trong các triệu chứng như sốt trên 38ºC, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở thì liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài 1022 (bấm số 3 để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số 4 để được tư vấn từ "Thầy thuốc đồng hành").
Khi có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo Sp02 tại nhà) thì liên hệ ngay tổng đài 115 hoặc số điện thoại của tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Trước đó, ngày 11-8, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà. Trong đó có nêu rõ các loại thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống để điều trị COVID-19 cho F0 tại nhà, nhưng các loại thuốc này chỉ sử dụng trong một số tình huống có chỉ định.
Dưới đây là hướng dẫn toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà dành cho người lớn của Sở Y tế TP.HCM:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cham-soc-f0-o-nha-a55819.html