Món giả cầy ăn nóng với cơm hay bún đều ngon và hấp dẫn. Cách nấu giả cầy thường không có một công thức chuẩn, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà điều chỉnh gia vị cho phù hợp. Tuy vậy, nếu lần đầu bạn chế biến món ăn này, hãy tham khảo công thức dưới đây để có được món ăn thơm ngon, chuẩn vị.
Món giả cầy thơm mềm, nóng hổi rất hấp dẫn
Giả cầy là món ăn dân dã đặc trưng của người Việt. Đây là món ăn thường được làm từ chân giò heo (lợn) với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp để món ăn có hương vị tương tự thịt cầy, đó cũng là lý do món ăn có tên gọi này. Ở mỗi vùng miền người ta lại có cách nấu heo giả cầy khác nhau, nhưng thưởng thức món ngon này theo kiểu miền Bắc mới đúng điệu. Vào những ngày mưa hay tiết trời se lạnh, bạn có thể nấu món này để bữa cơm thêm ấm cúng.
Nguyên liệu làm thịt heo giả cầy
Chân giò mua về cạo lông, rửa sạch. Dùng rơm khô hay bã mía thui cho cháy xém và có mùi thơm. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến hương vị món ăn nên phải thực hiện thật khéo léo.
Nếu không có rơm hay bã mía, dùng giấy gói chân giò lại rồi đốt sao cho lớp bì cứng và ngả màu nâu vàng. Hoặc bạn có thể nướng chân giò trực tiếp trên bếp gas cũng được.
Chân giò sau khi thui vàng dùng dao cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối bên ngoài rồi rửa lại với nước sạch. Chặt chân giò thành miếng vừa ăn.
Thui chân giò sao cho phần bì xém thơm nhưng thịt bên trong không bị chín.
Riềng và nghệ cạo rửa sạch, giã nhuyễn hoặc cho vào cối xay nát.
Sả rửa sạch, cắt khoanh tròn nhỏ.
Hành khô lột vỏ, băm nhỏ.
Mẻ nghiền nhuyễn với 3 muỗng canh nước lọc, bỏ bã.
Các loại rau thơm rửa sạch, để ráo.
Riềng, nghệ giã nhuyễn.
Cho chân giò vào tô lớn, ướp cùng với riềng, nghệ, sả, 1/2 phần hành khô băm nhỏ, mắm tôm, mẻ, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn. Nếu thích ăn cay, cho thêm vài lát ớt. Trộn đều tất cả nguyên liệu và ướp khoảng 1 tiếng cho thịt ngấm gia vị.
Mắm tôm là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu
Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn rồi cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Trút chân giò đã ướp vào nồi, xào săn. Sau đó, thêm nước vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Đun từ 30 - 40 phút cho thịt mềm nhừ và ngấm đều gia vị, khi nước bắt đầu sệt lại thì nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Nấu cho thịt chín mềm nhưng không nát
Múc giả cầy ra tô, thêm ngò om, húng lủi lên trên. Dùng nóng với cơm, bún hay bánh mì đều ngon.
Yêu cầu thành phẩm: là thịt chân giò chín nhừ nhưng không nát, ngấm gia vị, có chút chua của mẻ, thơm nồng đặc trưng của mắm tôm, ăn kèm các loại rau thơm lại càng thêm ngon miệng.
Heo nấu giả cầy có hương vị đậm đà, rất hấp dẫn
Món giả cầy sẽ ngon hơn nếu dùng thịt chân giò trước để nấu. Phần thịt này nhiều bắp gân, thịt chắc và ngọt.
Cho một chút dầu ăn vào khi ướp chân giò, thịt sẽ mềm hơn.
Khi nấu giả cầy, nên dùng nồi đất để nấu thay vì nồi kim loại. Nếu sử dụng nồi áp suất thì không cho nước và nấu nhanh khoảng 15 phút để thịt không bị nát nhừ.
Trong trường hợp không có thời gian để nấu lâu, bạn có thể cho một chút baking soda vào nồi, nấu khoảng 20 phút là thịt chín.
Giả cầy ăn với rau gì?Thường được ăn kèm với các loại rau như: ngò gai (mùi tàu), ngò om (rau ngổ), húng quế, hành lá, rau răm, tía tô, kinh giới, lá mơ lông.
Giả cầy ăn với gì?Món này thường được ăn với cơm trắng, bánh mì hoặc bún tươi kèm các loại rau thơm đều rất ngon.
Cách khử mùi chân giòNguyên liệu chính trong món giả cầy là chân giò heo, do đó, để món ăn được thơm ngon, đậm đà, chân giò phải được làm sạch để khử mùi hôi đặc trưng.
Chân giò sau khi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, nướng xém phần bì, sau đó chặt miếng vừa ăn. Cho chân giò vào nồi luộc với một củ hành khô đập dập trong khoảng 3 phút, sau đó rửa lại lần nữa cho sạch mùi hôi là có thể chế biến món ăn.
Ngoài cách nấu giả cầy với thịt heo, người ta biến tấu món ăn này bằng cách dùng nguyên liệu chính là thịt gà, vịt, ngan, hay dê đều ngon không kém. Sau đây là một số cách nấu GIẢ CẦY bằng nhiều loại thịt khác nhau để bạn tham khảo và thực hiện thành công.
Thịt chồn mua về rửa sạch rồi đem thui rơm hoặc dùng đèn khò, khò cho phần da thơm vàng, sau đó cạo bỏ lớp cháy đen. Chặt thịt chồn thành miếng vừa ăn, cho riềng xay nhuyễn, sả băm, tỏi băm, ớt, mẻ, mắm tôm, bột ngọt, muối vào trộn đều và ướp khoảng 15 phút.
Cho thịt chồn đã ướp vào nồi, bắc lên bếp xào. Khi thịt săn lại thêm nước lọc vào, nấu đến khi thịt chín mềm là hoàn thành.
Món dúi nấu giả cầy thơm ngon và có hương vị đặc trưng. Thịt dúi mềm dẻo, ngon ngọt, lớp da thơm giòn, càng ăn càng mê. Thịt dúi sau khi sơ chế cho riềng, sả, một chút mắm tôm, bột ngọt vào trộn đều và ướp cho ngấm gia vị. Cho thịt dúi đã ướp vào nồi, đun nhỏ lửa, đảo đều. Khi nồi thịt sôi, cho một chút rượu trắng và đun khoảng 30 phút nữa là được.
Thịt ngỗng sau khi mua về dùng muối chà xát rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch để loại bỏ mùi hôi. Bọc thịt vào giấy rồi thui cho lớp da thơm vàng, sau đó rửa sạch muội than. Chặt thịt thành miếng vừa ăn rồi ướp với mắm tôm, mẻ, riềng, sả và các loại gia vị khác sao cho vừa ăn.
Thịt đã ngấm gia vị cho lên bếp xào đến khi thịt săn lại. Tiếp đến, cho nước vào đun sôi, trong qua trình nấu nhớ đậy nắp nồi để thịt nhanh chín. Khi thấy nước cạn và bắt đầu sánh lại thì tắt bếp.
Ngỗng nấu giả cầy rất thích hợp để thưởng thức vào những ngày mưa lạnh. Ảnh: Internet
Vịt làm sạch, chặt miếng to. Ướp vịt với gia vị gồm 25g tương hột, 2 muỗng cà phê cà ri, 2 muỗng muối, 3 muỗng đường, 4 muỗng hạt nêm, một chút dầu điều rồi trộn đều.
Phi thơm tỏi, cho vịt vào xào cho săn lại, thêm 1 chén nước dão dừa và 1 quả dừa tươi vào nấu cho vịt mềm. Khi nước bắt đầu sệt lại cho tiếp 1/2 chén nước cốt dừa vào nấu thêm 5 phút nữa là được.
Xem thêm: chi tiết cách làm vịt nấu giả cầy
Gà để làm là gà chọi hoặc gà ta. Gà sau khi làm sạch dùng rơm thui hoặc nướng sơ trên bếp gas cho cháy xém phần da. Sau đó dùng muối và chanh chà xát để làm sạch da gà. Chặt gà thành miếng vừa ăn, ướp thịt gà với hành khô, tỏi và sả băm, cùng 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 1 chút sa tế tôm,1 gói ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng mắm tôm rồi trộn đều.
Cho gừng, nghệ, riềng băm nhuyễn vào chảo phi thơm, trút thịt gà vào xào cho săn lại. Thêm nước dừa tươi và đậu phộng luộc vào nấu cùng gà trong khoảng 30 - 40 phút là gà chín, tắt bếp.
Gà giả cầy có hương vị đậm đà, thơm ngon hấp dẫn. Ảnh: Internet
Ngan làm sạch, có thể thui sơ cho xém da. Chặt thịt ngan thành miếng vừa ăn rồi ướp với sả, riềng băm nhỏ, 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng mật mía, 1 muỗng màu dầu điều và ớt tươi khoảng 1 tiếng. Bắc nồi thịt ngan lên bếp, bật lửa vừa, đảo thịt cho chín tái sau đó cho thêm nước lọc vào nồi sao cho ngang với mặt thịt. Đậy vung, nấu với lửa nhỏ cho tới khi thịt chín mềm thì tắt bếp.
Thịt dê chọn phần bụng, thủ, cổ có cả da. Cắt thịt thành những miếng vuông kích thước khoảng 2cm. Ướp thịt với muối, xì dầu, hạt tiêu, riềng, nghệ, sả, mẻ, mắm tôm, hạt mùi giã nhỏ và mỡ nước.
Bắc nồi lên bếp, cho vào một chút dầu ăn, phi thơm hành tỏi băm nhỏ rồi cho thịt vào đảo kỹ. Khi thấy thịt săn lại mới cho nước vào xâm xấp thịt. Đậy vung lại rồi đun với lửa vừa, thỉnh thoảng dùng đũa đảo lên cho thịt chín đều. Đun khoảng 1 tiếng là thịt nhừ, nước cạn bớt và hơi sánh là được. Múc thịt ra đĩa, rắc chút tiêu xay và lá chanh thái nhỏ lên trên, ăn kèm với các loại rau thơm.
Bài viết trên vừa giới thiệu cách nấu GIẢ CẦY HEO đậm đà, chuẩn vị miền Bắc và một số cách nấu giả cầy ngon từ các loại thịt khác. Chúc bạn có được những món ăn ngon, bổ sung vào thực đơn món ngon mỗi ngày. Để học hỏi thêm nhiều món ăn hấp dẫn khác, hãy đăng ký khóa học nấu món Việt tại Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu bằng cách điền vào form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi).
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-lam-gia-cay-a56542.html