Nếu không điều trị viêm gan B và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phác đồ điều trị viêm gan B theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người dưới 6 tháng và người bệnh có thể điều trị viêm gan B dứt điểm. Khi mắc viêm gan B cấp tính, có thể xảy ra ba tình huống sau:
Viêm gan B mãn tính được xác định khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Khi một người được chẩn đoán mắc viêm gan B mãn tính, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải sống chung với virus suốt đời vì bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Triệu chứng viêm gan B mạn tính thường không biểu hiện rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan và bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm. Một số dấu hiệu sau đây mọi người không nên bỏ qua:
Viêm gan B thường âm thầm tấn công cơ thể với những triệu chứng ban đầu rất mờ nhạt, khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn. Tuy nhiên, đừng lo lắng, một số dấu hiệu sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết sớm liệu bản thân có mắc viêm gan B hay không:
Các xét nghiệm dưới đây là những công cụ quan trọng giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh viêm gan B:
Đây là hai xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus này. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm men gan AST, ALT, HBeAg, Anti-HBe, Anti-HBc,... để đánh giá chi tiết hơn về chức năng gan, lượng virus và khả năng nhân lên của virus, từ đó đưa ra phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp cho từng bệnh nhân.
Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả và dứt điểm đối với viêm gan B mãn tính. Vì vậy, quá trình điều trị viêm gan B chủ yếu tập trung vào việc khống chế hoạt động của virus HBV trong cơ thể, từ đó giảm tổn thương gan và giúp người bệnh có thể sống hòa bình với bệnh lý này.
Nếu một người nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan B, hãy đến gặp bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn. Việc xác định bản thân đã được tiêm phòng viêm gan B hay chưa là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về thời điểm, mức độ tiếp xúc với virus để đưa ra chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị viêm gan B phù hợp.
Globulin miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus viêm gan B nếu được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với virus. Tuy nhiên, tác dụng bảo vệ của kháng thể chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Do đó, bệnh nhân nên tiêm thêm vắc xin viêm gan B để có miễn dịch lâu dài, đặc biệt nếu bệnh nhân chưa từng tiêm phòng trước đây.
Chủ yếu là hỗ trợ tăng cường sức khỏe của người bệnh:
Thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B (dùng đường uống): Điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn sử dụng để ngăn ngừa virus tạo ra các chủng mới có khả năng kháng thuốc, qua đó đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.
Thuốc tiêm interferon: Thuốc kích thích hệ miễn dịch tấn công virus và tế bào nhiễm virus, bao gồm 2 loại tiêm:
Liệu trình điều trị viêm gan B bằng thuốc tiêm interferon thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Do thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử trí. Việc sử dụng thuốc tiêm interferon được ưu tiên cho những trường hợp sau:
Tác dụng phụ:
Viêm gan B mãn tính ở trẻ em:
Trong trường hợp kháng lamivudin (LAM), liều ETV sẽ tăng gấp đôi.
Phụ nữ mang thai:
Nếu phụ nữ phát hiện bản thân mắc viêm gan B mãn tính trong thời gian mang thai:
Phụ nữ đang điều trị viêm gan B mãn tính và muốn mang thai:
Phụ nữ đang điều trị viêm gan B mãn tính và phát hiện mang thai:
Nhiễm đồng thời virus viêm gan B và viêm gan C:
Hiện nay, biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất là tiêm vắc xin. Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin trong vòng 24 giờ sau sinh và tiêm các liều nhắc lại khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Người chưa bị nhiễm viêm gan B (HBV) nên thực hiện xét nghiệm HBsAg và anti-HBs trước khi tiêm phòng.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm:
Tại Việt Nam, do tình trạng lạm dụng rượu bia và tiêu thụ thực phẩm độc hại, tỷ lệ mắc các bệnh lý gan mật, đặc biệt là viêm gan B ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý này, Vinmec đã cho ra đời các gói sàng lọc gan - mật tiêu chuẩn, toàn diện và nâng cao. Những gói này giúp đánh giá chức năng gan mật thông qua các xét nghiệm và cận lâm sàng, đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ và ung thư gan mật.
Trung tâm Gan - Mật - Tụy của Vinmec là một trong những trung tâm chuyên sâu được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Đây là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ghép gan từ người hiến sống. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và các chuyên gia gan mật đến từ nước ngoài, Vinmec mang lại sự yên tâm cho người bệnh trong quá trình thăm khám và điều trị.
Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bệnh nhân đọc cái nhìn tổng quan về bệnh viêm gan B cũng như các phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm gan B hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-chua-viem-gan-b-a57139.html