Các thuốc giảm đau gout cấp

Thuốc giảm đau gout cấp kết hợp với các loại thuốc kháng viêm khác là phương pháp điều trị hiệu quả các triệu chứng của bệnh gout. Gout là một dạng viêm khớp, thường gây ra các cơn đau dữ dội về đêm, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về cách giảm đau khi bị gout hiệu quả nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1.Khái quát về bệnh gout và cơn gout cấp

Bệnh gout (gút) hay còn được gọi là thống phong, là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Trong thời gian dài, axit uric tích tụ tại các khớp xương, dẫn đến sự hình thành các tinh thể rắn, gây ra viêm, sưng và đau đớn. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân và có thể lan ra cổ chân, bàn chân, đầu gối hoặc khớp tay, nhưng hiếm khi tác động đến cột sống.

Trong trường hợp nếu không được điều trị, một cơn gout cấp có thể tự biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần, đặc biệt là ở những người mới mắc bệnh. Sau đó bệnh nhân sẽ trải qua các giai đoạn không có triệu chứng. Về sau, đa số bệnh nhân sẽ bị tái phát các cơn gout cấp với tần suất thường xuyên, kéo dài lâu hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, nhiều người rất quan tâm đến cách giảm đau khi bị gout.

Ban đầu, các cơn gout cấp thường hiếm khi xảy ra, có thể chỉ vài lần trong một năm. Nhưng về sau, các đợt gout tái phát có thể xảy ra thường xuyên hơn, xuất hiện nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến cùng một khớp hoặc lan rộng sang các khớp khác.

Khi bệnh tiến triển, cơn gout có thể ảnh hưởng đồng thời đến nhiều khớp với các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn. Tần suất xuất hiện dày của các cơn gout có thể gây tổn thương nghiêm trọng tại các khớp bị ảnh hưởng.

Do đó, việc áp dụng các cách giảm đau khi bị gout hay điều trị các cơn gout cấp nên được thực hiện ngay khi nhận thấy các triệu chứng, tốt nhất là chỉ sau vài giờ để tránh những biến chứng lâu dài.

2. Các loại thuốc giảm đau gout cấp

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau gout cấp được xem là cách giảm đau khi bị gout nhanh nhất. Các triệu chứng sưng và đau thường đạt mức độ nặng nhất sau khoảng từ 6 - 12 giờ kể từ khi cơn gout cấp bắt đầu. Trong giai đoạn này, việc sử dụng các thuốc kháng viêm hoặc corticosteroid ngắn hạn có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng cho bệnh nhân. Các loại thuốc này thường bắt đầu phát huy tác dụng chỉ sau khoảng 1 giờ sử dụng.

Sử dụng thuốc giảm đau gout cấp theo chỉ định là một trong những cách giảm đau khi bị gout hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau gout cấp thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân mắc bệnh gout:

2.1 Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là những loại thuốc giảm đau gout cấp được ứng dụng rộng rãi trong điều trị giảm đau và chống viêm trong vòng 24 giờ đầu. Loại thuốc này thích hợp sử dụng cho bệnh nhân dưới 60 tuổi không mắc bệnh lý nền về thận, tim mạch hoặc đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng các thuốc NSAIDs như mobic, indomethacin, meloxicam, felden,... có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, suy thận hoặc bệnh tim mạch. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.

Trước đây, Aspirin thường được dùng trong việc điều trị các bệnh về khớp. Mặc dù, Aspirin là loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid, nhưng việc sử dụng Aspirin liều thấp lại là một trong những nguyên nhân gây ra gout thứ phát. Hơn nữa, với sự xuất hiện của các loại NSAIDs hiệu quả hơn, Aspirin ngày càng ít được sử dụng trong điều trị gout và làm thuốc giảm đau gout cấp.

2.2 Thuốc Colchicin

Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với NSAIDs, Colchicin có thể được sử dụng làm thuốc giảm đau gout cấp như một phương án thay thế theo chỉ định của bác sĩ. Colchicin là thuốc thường được dùng ở liều thấp để điều trị gout mãn tính nhưng cũng có thể được chỉ định ở liều cao để kiểm soát các cơn đau cấp tính. Thuốc này có hiệu quả tốt nhất nếu được dùng trong vòng 12 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Tuy nhiên, việc sử dụng Colchicin có thể gây ra các tác dụng phụ như ngộ độc liều cao, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Do đó, tổng liều dùng Colchicin trong ngày đầu tiên không nên vượt quá 1,8mg và thường được chỉ định uống 1 - 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát.

Bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng Colchicin ở liều thấp vì liều cao có thể gây độc tính cho hệ tiêu hóa, như tiêu chảy nặng. Việc sử dụng thuốc cần đặc biệt thận trọng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận hoặc đang dùng các thuốc khác có khả năng gây tương tác nguy hiểm.

2.3 Thuốc giảm đau corticosteroid

Trong trường hợp thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) và Colchicin không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc như prednisone, dexamethasone hoặc solu medrol để điều trị bệnh gout.

Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm để giảm đau nhanh chóng. Thuốc này có tác dụng khá nhanh, tuy nhiên cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và giảm liều dần trong khoảng 7 - 10 ngày. Bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày nên tránh sử dụng loại thuốc này.

Corticosteroid được dùng qua đường uống mang lại hiệu quả tương đương các loại thuốc giảm đau gout cấp khác nhưng không được ưu tiên sử dụng thường xuyên cho các đợt gout cấp tái phát do nguy cơ sử dụng quá liều theo thời gian. Bác sĩ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân có các yếu tố rủi ro như tiểu đường, nhiễm trùng hoặc những người mới trải qua phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân không đáp ứng với đơn trị liệu, bác sĩ có thể xem xét phối hợp NSAIDs với corticosteroid dùng đường uống, tiêm nội khớp hoặc kết hợp với Colchicin để tăng hiệu quả điều trị gút cấp.

2.4 Thuốc giảm đau gout cấp corticoid

Corticoid là loại thuốc có khả năng giảm viêm và sưng nhanh chóng, thường được sử dụng trong điều trị cơn gout cấp. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric qua thận, từ đó có thể làm tình trạng bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.

Khi sử dụng corticoid trong thời gian dài, bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như cao huyết áp, đục thủy tinh thể và đái tháo đường. Do đó, việc sử dụng thuốc này cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để kiểm soát liều lượng và thời gian điều trị, nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.

3.Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc giảm đau gout cấp

Trong quá trình điều trị các cơn gout cấp hoặc các đợt tái bùng phát, mặc dù các loại thuốc giảm đau đều mang lại hiệu quả cao, nhưng không có loại thuốc nào tuyệt đối phù hợp với mọi bệnh nhân. Việc lựa chọn thuốc phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe tổng quát và các loại thuốc bản thân đang sử dụng. Vì mỗi đợt bùng phát cơn gout cấp có thể khác nhau, việc lựa chọn thuốc giảm đau gout cấp cũng như các cách giảm đau khi bị gout khác phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra phương án điều trị phù hợp, tác dụng nhanh, an toàn và đem lại hiệu quả tối ưu.

Khi sử dụng thuốc giảm đau cho các cơn gout cấp, bệnh nhân cần lưu ý những điểm sau:

4. Các cách giảm đau khi bị gout khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau gout cấp, người bệnh gout có thể áp dụng một số cách giảm đau khi bị gout, cũng như giảm tình trạng sưng viêm như:

Những cách giảm đau khi bị gout này có thể mang lại hiệu quả tạm thời và nên được áp dụng song song với hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

5.Cách ngăn ngừa cơn gout cấp tấn công

Việc sử dụng thuốc giảm đau gout cấp hay những cách giảm đau khi bị gout khác chỉ là giải pháp tạm thời, không thể trị dứt điểm căn bệnh. Để kiểm soát tốt cơn gout cấp và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần kết hợp việc điều trị ngắn hạn để kiểm soát viêm cùng với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống để giúp kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

Các bước cần thực hiện bao gồm:

Gout là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và có thể gây đau đớn, khó chịu nghiêm trọng. Người bệnh cần tránh tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau gout cấp mà không có sự tư vấn của bác sĩ, nhằm đảm bảo an toàn, sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian. Từ đó, việc sử dụng thuốc không những mang lại hiệu quả tốt nhất, mà còn giúp bệnh nhân tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh và cả tác dụng phụ khi áp dụng cách giảm đau khi bị gout không đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cach-giam-dau-gout-a57912.html