Có thể nói, biểu hiện của ung thư lưỡi thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Nhờ vào sự tiến bộ của y học, nhiều căn bệnh có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, ung thư lưỡi giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh. ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông - Đơn vị Đầu Mặt Cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về ung thư giai đoạn cuối, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị.
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối hay ung thư lưỡi giai đoạn 4 là tình trạng loét ở lưỡi lan rộng xuống khắp bề mặt hoặc vào mặt dưới. Khi đó, người bệnh sẽ đau đớn, có mùi hôi, dễ chảy máu, gây bội nhiễm và có thể chảy máu nhiều ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Giai đoạn cuối của tình trạng ung thư lưỡi sẽ xuất hiện các tổn thương u, cục ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi còn có ở mặt dưới, mặt trên và ở đầu lưỡi.
Ung thư lưỡi là căn bệnh còn rất xa lạ đối với nhiều người tại Việt Nam. Hiểu đơn giản, đây là bệnh lý về khoang miệng, khi các tế bào ung thư xâm nhập và làm hỏng các tế bào khỏe mạnh. (1)
Hiện nay, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi bao gồm:
Với bệnh lý ung thư lưỡi, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ thành công khi chữa bệnh lên đến 93%. Tuy nhiên, nếu thời gian ủ bệnh lâu và ung thư lưỡi chuyển sang giai đoạn cuối thì điều trị càng khó khăn.
Xem thêm các giai đoạn khác của căn bệnh ung thư lưỡi:
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối có thể nhận biết thông qua một số các triệu chứng sau đây: (2)
Sụt cân là khi bệnh ung thư lưỡi bước sang giai đoạn cuối, khó trị và người bệnh sẽ càng mệt mỏi, khó chịu hơn.
Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải không rõ nguyên nhân khi ung thư lưỡi ở giai đoạn cuối.
Giai đoạn này khiến người bệnh ăn nhanh, xuất hiện triệu chứng tức bụng sau khi ăn. Ngoài ra, còn có tình trạng buồn nôn, đầy hơi, bụng căng tức và khi đi đại tiện có sự thay đổi, trong phân có lẫn chất nhầy.
Nhiều người khi mắc bệnh trong thời điểm này sẽ thường sốt cao, sốt âm ỉ kéo dài trong vài tháng.
Người bệnh có thể đi đại tiện nhiều lần trong ngày nhưng bụng vẫn căng cứng, trong phân có lẫn nhiều chất nhầy.
Khi vết thương bị hoại tử trong khoang miệng, hơi thở sẽ hôi thối, có mùi khó chịu.
Vùng lưỡi sẽ xuất hiện các vết thương có màu sắc lạ, chảy máu thường xuyên, có mủ và nhanh chóng lan rộng đến các vị trí xung quanh.
Khi mắc ung thư lưỡi giai đoạn cuối, người bệnh khó khăn trong ăn uống và nói chuyện, và có thể bị đau lan đến tai, mũi. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu như: tăng tiết nước bọt, đau tức vùng gan, da đổi màu bất thường,…
Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn 4 đều không tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố gây bệnh có thể kể đến như:
Tiên lượng sống của ung thư lưỡi giai đoạn cuối phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Ung thư lưỡi giai đoạn cuối thì khả năng chữa được hoàn toàn là điều không thể. Lúc ấy, bác sĩ chỉ có thể kiểm soát di căn, tích cực điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh sống trên 5 năm chỉ khoảng 31%, can thiệp điều trị ở giai đoạn này sẽ làm giảm triệu chứng, kiểm soát tốc độ di căn của khối u.
Chính vì thế, phát hiện bệnh càng sớm thì càng có nhiều hy vọng chữa khỏi. Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, cần chủ động đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiều người nghĩ rằng ung thư lưỡi giai đoạn cuối như là “án tử” dành cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tích cực vì hiện nay có nhiều phương pháp điều trị để giành lại sự sống cho người bệnh. (3)
Phẫu thuật là phương pháp áp dụng với hầu hết các căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u ở một phần lưỡi bị tổn thương và các hạch ở cổ di căn. Điều này nhằm giúp các tế bào ung thư không lan rộng ra.
Ngoài ra, trong trường hợp khó cầm máu ở khối u, người bệnh được thắt động mạch cảnh ngoài để tránh mất máu nhiều. Nếu phẫu thuật thành công tại đơn vị uy tín, kéo dài sự sống cho người bệnh là điều có thể xảy ra.
Thông thường, người bệnh mắc bệnh trong giai đoạn cuối sẽ được chỉ định phẫu thuật kết hợp xạ trị. Khi tế bào ung thư di căn vào xương, bác sĩ không thể chữa khỏi khi chỉ điều trị bằng phẫu thuật. Chính vì thế, xạ trị giúp người bệnh có thể giảm bớt cảm giác đau đớn nhằm phá hủy các tế bào ung thư còn sót lại.
Khi thực hiện phương pháp xạ trị, người bệnh cần chấp nhận các tác dụng phụ do phương pháp này đem lại: viêm miệng, khô miệng, sạm da, cháy da, loét da,…
Nếu người bệnh có thể trạng yếu, phẫu thuật không đủ đáp ứng hoặc khối u nằm ở vị trí nhạy cảm, có nhiều dây thần kinh thì bắt buộc phải thực hiện hóa trị. Với phương pháp hóa trị, bác sĩ sẽ tiến hành đưa hóa chất vào cơ thể qua đường uống hoặc đường truyền. Hiện nay, hóa chất được sử dụng chủ yếu là đa hóa chất và đơn hóa chất.
Phương pháp hóa trị cần thực hiện lâu dài do không trực tiếp phá hủy khối u mà sẽ thu nhỏ theo thời gian. Khi đến giai đoạn khối u nhỏ ở mức nhất định, không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ chúng.
Theo nghiên cứu gần đây, tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi chữa khỏi hoàn toàn ung thư lưỡi giai đoạn cuối là 43,4%. Chính điều này giúp người bệnh có thêm nghị lực, sức mạnh, tích cực điều trị để mau chóng chiến thắng bệnh tật.
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh ung thư lưỡi giai đoạn cuối cần được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng hàng ngày để kéo dài thời gian sống:
Đơn vị Đầu Mặt Cổ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm, giúp bạn yên tâm tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư lưỡi.
Bài viết đã giải đáp những thắc mắc về ung thư lưỡi giai đoạn cuối. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị. Khi mắc bệnh, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để bệnh được điều trị hiệu quả, ngăn ngừa di căn và biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hinh-anh-u-luoi-a58589.html