Khác biệt giữa một cây cảnh thường và cây cảnh bonsai, là đối với cây cảnh thường người ta sẽ chỉ tập trung nhiều vào việc ngắm hoa và lá. Còn ở cây cảnh bonsai sự thưởng thức nằm ở chính vẻ đẹp của toàn cây và sự hài hòa, hòa điệu của cây với chậu cành. Người nghệ sĩ bonsai tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ chúng lại nhưng là với chất liệu “sống” dùng bàn tay khéo léo của mình cộng với sự tưởng tượng phong phú sáng tạo mang đến một sản phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
Cây Linh Sam là cây mọc nhiều trong rừng núi, thích ẩm ướt hay sống ở ven bờ hồ, thác nước. Cây có thể sống được ngoài ánh nắng và cả trong râm và có thân chắc khỏe ra hoa màu tím nổi bật.
Cây linh sam mang dáng dấp của một quân tử, một kẻ bất khả chiến bại, trồng cây này trong nhà với ý nghĩa có thể xua đuổi được tà khí mang lại thịnh vượng, phát tài cho gia chủ. Cây Linh Sam được nhiều người săn tìm, bởi kiểu dáng và vẻ đẹp của cây. Một số nghệ nhân đã cắt tỉa uốn nắn tạo thành một tác phẩm đặc sắc thu hút nhiều giới chơi cây cảnh.
Cây linh sam là một cây có thân cứng cáp, có nhiều xớ, càng nhiều tuổi thì thân càng sần xùi chắc khỏe và đẹp. Lá linh sam có nhiều cỡ nhưng nhìn chung là nhỏ, thuôn dài, tròng đầu màu xanh bóng. Cây linh sam nở hoa nhiều, nhỏ, màu tím hoặc màu trắng, trong đó màu tím thường thấy nhiều hơn.
Chậu cây linh sam bonsai có thể trang trí cả ngoại thất lẫn nội thất vì kích thước chậu cây nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ chăm sóc. Ngoài ra cây Linh sam còn được sử dụng trồng trong sân vườn, tạo cảnh quan cho công viên hay thậm chí trồng trong chậu kiểng bày trước nhà, trang trí sân vườn, nhà hàng, biệt thự,… cây có kích thước nhỏ nhưng được tạo dáng đẹp tô điểm cho cảnh quan.
Cây mai chiếu thủy là một loài cây thân gỗ với cànhnh nhánh dài mảnh, dễ uốn nắn, tạo dáng bonsai. Hoa mai chiếu thủy nhỏ có màu trắng, dạng ngù ở ngọn các cành hướng xuống dưới (hướng xuống đất) hay được gọi là cây mai chiếu thủy (hướng xuống mặt nước).
Lá cây mai chiếu thủy có dạng trái xoan đến dạng giáo, nhọn ở đỉnh và góc ở phần gốc, cuống ngắn hoặc gần như không có, kích thước lá tùy thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống và giống cây.
Cây mai chiếu thủy bonsai thường dùng trang trí ngoại thất sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khách sạn, công ty… Với dáng dấp cao lớn của cây mai chiếu thủy bonsai này, bạn có thể chưng bày chúng nơi cổng vào, 2 bên cửa…
Cây hoa Đỗ Quyên thường được tạo dáng bonsai cho hoa rất đẹp và màu sắc ưa nhìn. Cây hoa đỗ quyên cũng trồng vào chậu để làm cây cảnh nội thất đặt bàn, cửa hay nhưng nơi có vị trí ngang tầm nhìn hay trồng sân vườn làm cảnh.
Hoa đỗ quyên có hình ống, hình phểu hoặc hình chuông và thường có mùi thơm. Cánh hoa đơn hoặc kép, có màu sắc đa dạng, như màu trắng đỏ, hồng, tím,… Lá đỗ quyên mọc cách, nhỏ thường hẹp và nhọn đầu lá.
Cây đỗ quyên ở Việt Nam phân bố tự nhiên tại các vùng rừng núi như Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Với đất trồng phải đảm bảo đủ các yếu tố như: Đất phải tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 đến 5 là phù hợp nhất.
Cây có bộ rễ rất mạnh nên rất sợ hạn nước và không chịu được ngập úng lâu. Nếu hạn hoặc ngập úng quá lâu sẽ khiến cây sinh trưởng thấp và kém phat triển, lá vàng, hoa rủ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ chăm sóc tưới nước cho phù hợp.
Cây bông trang đỏ với đặc tính sinh học cây càng lâu năm thì sinh khối càng giảm nhưng phẩm chất lại càng cao. Cây sẽ cho hoa lá nhỏ hơn, nhưng màu rất đậm và vân hoa vô cùng sắc sảo.
Cây bông trang đỏ có khả năng chịu được đất xấu khô, chịu ánh sáng và bóng râm, nếu trồng nơi bóng râm thì sẽ cho ra ít hoa hơn.
Ngoài ra đây còn à một loài cây dễ trồng, cụm hoa lớn và rực rỡ màu đỏ ngọt ngào. Khi trang trí trồng trong chậu để trưng bày làm không gian thêm sinh động và nhiều màu sắc. Cây sẽ làm bừng sáng cho phòng khách hoặc không gian sân vườn nhà bạn.
Với một tên gọi đẹp như thế ý nghĩa của cây nguyệt quế cũng mang ý nghĩa rất đẹp, đó là vinh quang, ở thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế thường được đội lên đầu tặng cho những người chiến thắng. Cây thường mọc hoang trong rừng từ miền Bắc đến Trung Bộ, được dùng làm thuốc và ngày nay còn nằm trong bộ sưu tập cây bonsai không thể thiếu của các nghệ nhân.
Nguyệt quế thích hợp sống ở nơi có không khí ẩm, bóng râm, giúp hấp thụ độ ẩm trong không khí, tạo nên môi trường tươi mát, thoáng đãng. Cây có nhu cầu rất cao về độ ẩm nên cần nước nhiều.
Để tạo thế bonsai cho cây thì tỉa cành là việc rất quan trọng, ít nhất 1 tháng 1 lần. Đặc biệt trồng nguyệt quế rất hay có sâu, sâu vẽ bùa phá hoại lá làm cây giảm quang hợp gây bệnh loét, nhất là đối với các cây còn nhỏ, chăm sóc tốt để cây mau thành thục sẽ giúp hạn chế.
Cây hải châu có tốc độ lớn chậm, lá nhỏ, các cây thường là cây khai thác ở miền trung. Ngoài lá nhỏ, cây còn ra quả rất đẹp, mới chín màu vàng, chín kỹ màu đỏ nhìn rất đẹp. Hải châu hội tụ đủ các yếu tố của một cây bonsai đẹp, đáng để sưu tầm. Cây cũng không quá khó chăm sóc, thích hợp khí hậu miền trung và miền nam.
Sam núi trái bonsai là một cây bonsai thuộc hàng đỉnh nhất. Tốc độ lớn cực kỳ chậm vì thế để sở hữu một gốc to tốn rất nhiều thời gian. Ưu điểm lớn nhất chính là sức sống khỏe, lá nhỏ đẹp, trái nhỏ bằng đầu ngón tay, trái màu xanh, khi chín màu đen. Khi một cây sam núi trái ra quả, toàn thân chi chít một màu đen mọng nước.
Ở nước ta rất hiếm cây bonsai cho trái đẹp như sam núi. Ngoài ra thân, lá của cây đều đẹp, để sở hữu một cây sam trái thành phẩm sẽ tốn khá nhiều tiề đó. Dòng sam có sam hương không có trái, sam núi có trái (giá trị nhất), ngoài ra còn có dòng lưỡng tính không hoa không trái. Vì thế cần cẩn trọng trước khi mua.
Cây Đa đã quá phổ biến bởi sự gắn bó của nó với làng quê Việt Nam, gắn liền với các hình ảnh bến nước, con đò qua các câu thơ, ca dao, tục ngữ. Ngoài ra, trong phong thủy, cây Đa mang ý nghĩa trường thọ, sức sông dẻo dai, các hộ gia đình có vườn cây thường không thể thiếu đi cây đa bonsai trong bộ sưu tập của mình.
Các cây đa cổ thụ có ở rất nhiều nơi, bộ rễ của cây đa rất hùng vĩ nên đối với các kỹ thuật bonsai rất có lợi cho việc uốn rễ. Lá cây cũng rất to nên nếu sử dụng cây đa để làm bonsai thì việc làm cho lá nhỏ lại là rất cần thiết, cây có sức chịu đựng tốt nên khi lá đa già thì cắt bỏ hết, chừa lại cuống và ngưng tưới nước, đợt lá ra tiếp theo thiếu nước lá sẽ nhỏ lại. cây đa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường nên khi trời rét nên đặt cây ở nơi ấm áp hoặc trong nhà kính.
Si rất được phổ biến trong bộ sưu tập cây cảnh bonsai, giống như Đa hay Sanh, trong tự nhiên cây Si cũng là loại cây có thân gỗ lớn, rễ to, sức sống dồi dào, phát triển tốt trong mọi điều kiện khó khăn và sinh trưởng phổ biến trong nước ta, tán rất to cho bóng mát rất đáng kể.
Với những phiến lá to nên sự quang hợp của nó rất tốt, tích cực làm trong lành không khí, giảm các khí độc gây hại cơ thể. Rất thích hợp trồng ở những ngôi chùa, sân vườn café hoặc nhà hàng, khách sạn.
Với hình thể to lớn, cây si thích hợp làm cây bonsai cỡ trung hoặc đại, rất ít người sử dụng làm cây bonsi mini để bàn. Tán lá rất to nên có thể tạo ra nhiều kiểu tán cây đa dạng tùy theo ý muốn. Cây si không kén đất trồng nên rất dễ chăm sóc, chú ý lượng nước tưới và bón phân hợp lý thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Vào mùa lạnh nên cắt tỉa rễ mọc từ cành để cây được thông thoáng dễ đâm chồi nảy lộc.
Chúng ta đã thấy rất nhiều cây sanh to, thậm chí là cây sanh cổ thụ với những cọng rễ to rũ xuống từ những tán cây phía trên. Ngoài việc để che mát, các cây sanh mini còn được các nghệ nhân bonsai chăm sóc uốn tạo chúng thành một trong những loại cây kiểng có giá thành rất cao.
Tùy theo chiều cao từ 20cm cho đến 1m mà có thể trưng bày ở các bạn công đến nhà hàng hay quán café sân vườn, giúp không gian thêm tươi mát.
Cây Sanh không kén đất, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cần một lượng nước lớn để sinh trưởng và phát triển. Khi thiếu nước cây sẽ phát triển chậm, trên thân xuất hiện các điểm lồi trắng.
Ngoài bộ phận rễ gốc, trong mùa mưa còn hình thành thêm các loại rễ từ trên cành cây và ăn dài xuống đất. Cành Sanh dẻo, rất dễ uốn, từ trên cành, hình thành các tán lá rộng và rậm rạp nhìn rất bắt mắt.
Cây Du có tên khoa học là Ulmaceae, thuộc một họ thực vật có hoa bao gồm các loài du và cử. Là loại cây thích khí hậu ấm áp ôn hòa, thích ánh sáng nhưng không thích nắng gắt, thích bóng râm, có khả năng chịu khô hạn và đất bạc màu nhất định, thích đất ẩm ướt và khả năng ra chồi non mạnh.
Cây có gỗ nhỏ, vỏ cây du có màu xám nhạt khi lúc trưởng thành vỏ sẽ tự bong ra. Lá cây du nhỏ hình oval rìa mép lá có hình răng cưa. Cây du là loại ưa nước, khi trồng nên tưới nước nhiều cho cây.
Nên đặt cây trên ban công, bệ cửa sổ hoặc sân vườn có đủ ánh sáng mặt trời, mùa hè không cần phải che mát, vào mùa đông nên đặt chậu ở trong phòng. Cây du mọc rất khỏe cần xén tỉa chồi liên tục để duy trì dáng cây như mong muốn. Chú ý khi quấn dây vào vỏ, thường xuyên kiểm tra để tháo dây tránh tạo vết trên thân, khi thay chậu cần nâng rễ và tạo rễ nổi cho cây.
Cây hoa giấy bonsai có dáng và hoa đẹp thường dùng trang trí nội thất nhà ở và sân vườn, cây cho hoa nhiều và rực sắc làm ấm cả khu vườn.
Hoa giấy trong tình yêu là thể hiện tình yêu mộc mạc, chân thành và sâu sắc. Còn trong cây cảnh cây hoa giấy cho bóng mát đẹp, tán rộng hoa rực rỡ có ý nghĩa xua đuổi, ngăn chặn khí hung vào nhà. Mang lại may mắn cho gia chủ. Rất đẹp khi trồng trên ban công vì hoa giấy là cây hoa cảnh chịu được nắng.
Sau mỗi đợt hoa, người chăm cây cần tưới thêm nước phân thúc vào gốc cây hoa giấy. Sau một vài năm trồng, khi lượng dinh dưỡng trong đất đã cạn, cây cần phải được lấy ra, rũ đất, cắt hết rễ rồi trồng lại. Nếu cây tốt, lá to, xanh đậm, người trồng nên hái bớt một phần ba lá để kích thích cho cây ra hoa.
Thời điểm thích hợp trồng cây nhất là tháng 4, tháng 9. Đất trồng gồm đất Akadama hạt vừa và đất mùn người trồng nên đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt. Vào mùa hè sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới khoảng 10cm. Người chơi hoa không nên tưới nước trong 4 ngày để cây ra chồi hoa sau đó ngắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách hơn.
Đối với mỗi gia đình Việt Nam cây Đinh lăng không chỉ có chức năng làm thuốc chữa bệnh mà còn có tác dụng phong thuỷ vô cùng to lớn. Đặt cây Đinh lăng bonsai đúng phong thuỷ sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng bonsai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến th
Cây Đinh lăng không chỉ mang lại bầu không khí trong lành, giúp điều hòa không khí mà còn là vật trang trí rất hữu dụng ở phòng khách trong ngôi nhà của bạn. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán rất đẹp.
Không chỉ vậy, cây đinh lăng còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Nó xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.
Tuy tên nghe khá cứng nhắc nhưng thực chất đây là loài cây có hoa rất đẹp và mang lại giá trị tinh thần cho gia chủ, là một trong những loài cây được các nghệ nhân bonsai chào đón nhất.
Theo phong thủy cây có ý nghĩa đem lại sự may mắn, sự yên bình và tài lộc cho gia chủ nên cây Lộc Vừng là sự lựa chọn tốt cho những món quà trao nhau ngày Tết đến.
Lộc Vừng sẽ ra hoa vào đúng mùa nếu có đất trồng tốt, khi ra hoa lại rất hấp dẫn làm tăng tính thẩm mỹ cho nơi trưng bày. Ở tự nhiên cây có thể cao tận 15m, hoa có màu trắng hoặc đỏ khi nở sẽ rủ xuống như một dãy hoa, lúc trồng cây trong bể hay chậu, cánh hoa rụng xuống mặt nước tạo nên cảnh tượng động lòng người. Tuy nhiên nếu không chú ý lượng nước khi trồng trong bể, ao, không để cây có chỗ thoát nước, sẽ làm rễ cây bị ngập úng và chết.
Một loài cây đã quá quen thuộc của người Việt Nam ta, dịp Tết hay ngày thường thì cũng không thể thiếu chúng. Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc, mai vàng được mọi người ở các tầng lớp khác nhau săn đón như một biển hiện đón chào năm mới.
Đối với mọi người, mai vàng đã đẹp khi chưa qua uốn nắn, qua tay các nghệ nhân bonsai lại cho ra đời các kiểu dáng cây mai thêm tuyệt vời. Với nhu cầu của người tiêu dùng lớn, trồng mai còn là một nghề có khả năng làm giàu cho đời sống. Mai vàng có khả năng chịu hạn khá và dễ trồng, tuy nhiên không thể chịu ngập úng trong thời gian dài, sẽ gây thối rễ cây. Hoa mai có 5 cánh, những khi hoa nở tạo nên sắc vàng rực rỡ cho cả nơi trưng bày, không ai là không thích chúng.
Khi tạo dáng bonsai, không ai có thể bỏ qua bộ rễ của chúng vì khi có thêm bộ rễ to trồi lên sẽ làm cây mai trông như quyền lực hơn, tăng thêm giá trị cho gia tinh thần cho gia chủ. Tuy nhiên rễ, cành mai rất giòn nên khi tạo dáng phải rất cẩn thận.
Cây tùng đã khá quen thuộc với mọi người, chúng được xếp vào trong các loại cây mang đến nhiều phú quý, tài lộc đến với mọi người nên rất được những ai theo phong thủy ưa thích.
Trong tự nhiên, chúng thường mọc ngay cả ở những vách đá cheo leo, với bộ rễ khỏe khoắn giúp cây tùng chịu được sức gió và khí hậu thiên nhiên nên còn có ý nghĩa trường thọ, sống lâu. Thường được trưng bày ở sân vườn, ban công, phòng làm việc,… Vì có sức sống mãnh liệt nên nó rất dễ chăm sóc và thích nghi ở nhiều điều kiện ở nước ta, nếu dùng làm bonsai thì nên cho ra nắng và tưới nước ít nhất 1 tuần/ lần.
Cây tùng khá ưa ẩm nhưng nên chú ý lượng nước để làm cây không bị nấm. Cành dẻo nên dùng kẽm uốn là có thể tạo các thế bonsai theo mong muốn, lá cây nhỏ mọc thành từng nhúm như đám mây rất thích hợp trong các phong cách tạo cây bonsai.
Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba, có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á. Cây có dáng đẹp, dễ trồng và dễ chăm sóc rất thích hợp là cây ngoại thất trang trí sân vườn, phòng khách,..
Nhắc đến dâu tằm, người ta còn nghĩ ngay về thứ trái nhỏ xinh xinh có màu đỏ tím đầy đáng yêu cùng cái vị ngọt chua chua rất đặc trưng, rất tốt cho sức khỏe. Bốn mùa sai trái. Cây dâu tằm bonsai góp phần rực rỡ vào khu vườn của bạn nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng dồi dào, thổi bùng mọi vật xung quanh cùng bừng tỉnh, cho bạn cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát và yêu đời hơn. Cây dâu tằm là một loại cây nhỏ đến nhỡ lớn nhanh, có tuổi thọ khá cao cây có thể sống lên tới 50 năm nếu được chăm sóc ở điều kiện thuận lợi.
Một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam có tên khoa học là Plumeria, tuy nhiên cũng được du nhập từ một số nước lân cận do lai tạo để cho ra đời những bông hoa sứ độc lạ.
Do có thể nở được những bông hoa to nhiều màu sắc như hồng, trắng, đỏ và còn tỏa hương thơm vào ban đêm nên hoa sứ luôn là ý tưởng tuyệt vời cho những kĩ thuật làm bonsai, mọi người thường trồng làm cảnh như là trên ban công thay vì trồng trong vườn.
Cây hoa sứ rất dễ trồng vì nó không kén đất và không cần nhiều nước. Khi nở hoa một bông hoa có thể nở ít nhất là 5 cánh, nhờ vào lai tạo mà nó có thể nở đến 6 - 7 cánh, hoa nở nhiều trong năm còn lá thì rụng. Ngoài hoa, rễ là bộ phận đẹp thứ hai trên thân cây, cao, to, sau khi trồng 1 - 2 năm là có thể tiến hành uốn rễ. Hầu hết mọi người rất thích hoa sứ nở vào dịp Tết, chưa kể ở những chợ hoa ngày Tết cũng trung bày các loại hoa sứ, thường cắt cành vào tháng 7 âm lịch thì hoa sứ sẽ nở vào dịp tết.
Hoa nhài hay còn được gọi là hoa lài, phổ biết nhất với việc dùng làm trà vì hoa của có rất thơm và đẹp, ngoài ra còn dùng trong nền công nghiệp hóa mỹ phẩm như dầu thơm,... Để tăng thêm phần tươi sắc cho sân vườn hay bộ sưu tập cây bonsai của bạn thì cây hoa nhài cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Với ý nghĩa được xem là sự quyến rũ, ngọt ngào , xinh đẹp, hoa còn được dùng trưng bày trong các lễ cưới, nhà hàng. Tuy là một loài hoa phổ biến nhưng dùng làm bonsai trong chậu lại khá lạ mắt và độc đóa, khiến mọi người thích thú.
Cây hoa nhài được tạo hình theo phong cách cổ thụ với phần gốc xù xì, to lớn, điểm thêm vài bông hoa trông rất hấp dẫn, hay còn theo phong cách cân đối giữa gốc và thân, nhánh cây, làm cho cây thêm già dặn, khỏe mạnh. Cây hoa nhài ít bị sâu bệnh, chịu hạn tốt nhuwg chịu úng kém nên chú ý không nên tưới quá nhiều nước.
Được xem là một trong những cây tứ quý, với ý nghĩa đem đến sự sung túc, may mắn cho gia chủ. Cây sung là loài cây theo nghệ thuật bonsai khá đặc trưng ở nước ta mang ý nghĩa sung túc, đoàn viên.
Với vẻ bề ngoài dễ phân biệt có thân cong và tán lá rộng, quả sung màu xanh khi sống và màu đỏ khi chín trong cụm ngắn, mọc từng cùm trực tiếp từ thân cây. Cây thường được sử dụng làm cảnh, tạo dáng bonsai để trưng bày phòng khách và văn phòng hay trang trí sân vườn, quán cafe…
Cây sung dáng trực, chậu cây vừa mắt, không quá nhỏ hay quá to. Sức sống của cây sung rất tốt, chơi bonsai lá cũng rất đẹp mắt, khi chăm sóc đúng kỹ thuật cây cho quả lại càng đẹp hơn.
Cây khế phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới như của nước ta. Cây khế thường được sử dụng để lấy quả, nhưng trong giới cây cảnh người ta dùng để tạo ra những cây có dáng đẹp thu hút người xem và còn được gọi là cây khế bonsai.
Khế là loại cây được trồng phổ biến tại Việt Nam. Quả của nó có tác dụng chữa cảm, viêm họng, giảm cân, tốt cho tim mạch,… Lá khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.
Cây khế bonsai với hình dáng đẹp nhờ các nghệ nhân được ưa chuộng làm cây cảnh cho sân vườn, nhà ở. Khế ưa phát triển ở những loại đất mùn tơi xốp, có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa hoặc mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 đến 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ
Vườn Cây giống Trảng Bom, Đồng Nai chuyên cây lộc vừng,… cung cấp một lượng lớn lộc vừng cho toàn miền nam
Liên hệ mua cây giống và phân bón dưỡng cây:
Các sản phẩm phân bón cho cây trồng tại đây:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/cay-bonsai-dep-a59251.html