XÉT NGHIỆM COVID-19: TRỰC TIẾP, GIÁN TIẾP, CHẨN ĐOÁN, SÀNG LỌC
TS.BS Trần Bá Thoại BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Vai trò của xét nghiệm y học
Sau khi hỏi bệnh, thầy thuốc sẽ khám lâm sàng để hướng đến căn bệnh, rồi nhờ cận lâm sàng làm thủ thuật và xét nghiệm để xác định bệnh, đánh giá mức độ cũng như tiên lượng.
Một xét nghiệm y khoa cần để ý hai chỉ tiêu: Độ đặc hiệu (specificity Sp) càng cao số dương tính giả càng thấp (Sp 100% thì dương tính giả là 0%); và Độ nhạy (sensibility, Se) càng cao thì âm tính giả càng thấp (Se 100% thì âm tính giả là 0%). Trong thực tế ít có được xét nghiệm lý tưởng với cả Se và Sp đều rất cao.
Các xét nghiệm dịch COVID-19
Trong đại dịch COVID-19 có 2 nhóm xét nghiệm SARS-CoV-2 là: xét nghiệm virus và xét nghiệm kháng thể.
1. Xét nghiệm chẩn đoán virus (viral diagnostic test)
Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 hoạt động hay không.
Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus là xét nghiệm phân tử (molecular test), như nucleic acid amplification test (NAAT), RT-PCR test, LAMP test, và xét nghiệm kháng nguyên (antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.
2. Xét nghiệm kháng thể (antibody test)
Là xét nghiệm phát hiện virus gián tiếp. Mẫu bệnh phẩm là máu, nhằm tìm kiếm các kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh tổng hợp ra để chống lại virus SARS-CoV-2
Vì kháng thể chỉ được sản xuất vài ngày hoặc vài tuần lể sau khi bị lây nhiễm và tồn tại một khoảng thời gian sau khi hồi phục, nên các xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để chẩn đoán đang bị COVID-19 cũng như đánh giá khả năng miễn dịch trong tương lai.
Xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam
Hiện ở Việt Nam chúng ta đang sử dụng hai loại xét nghiệm
Đọc tiếp »
Link nội dung: https://blog24hvn.com/tran-ba-thoai-a59423.html