Thịt vịt có vị ngọt mặn, theo dân gian thì ăn thịt vịt rất tốt cho thận âm.
Theo sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” của Vương Sĩ Hùng thịt vịt giúp thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết, dưỡng âm, bổ thận cũng như điều hòa ngũ tạng.
Trứng gà giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận dưỡng âm đều tuyệt vời dù là lòng trắng hay lòng đỏ cũng đều có công dụng này. Dân gian thường nấu trứng gà với đậu đen để bổ thận, tráng dương.
Trứng gà rất có lợi cho bồi bổ thận âm
Sữa bò có vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng và tăng khả năng đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Theo Đông y, sữa bò có tính bình, vị ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có công dụng tư âm dưỡng dịch, sinh tân nhuận táo (những người thận âm hư hay bị táo bón).
Thịt ba ba có vị ngọt, tính hàn, theo sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” ba ba có khả năng bổ âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, bổ thận tăng cường gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ thận âm cho phụ nữ.
Thịt rùa vị ngọt mặn có công dụng dưỡng âm bổ thận, dưỡng huyết, chữa chứng đau nhức trong xương do hư nhiệt. Các món ăn chế biến từ thịt rùa như hầm hay súp đều rất ngon miệng và nhiều dưỡng chất.
Hải sâm có khả năng thanh nhiệt, bổ thận, bồi bổ khí huyết, nhuận táo. Các sách viết về Đông y đều xem hải sâm là loại thực phẩm điển hình có tác dụng trong bồi bổ thận âm.
Theo Đông y, kỷ tử tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm bổ thận, ích thọ là thứ quả cực kỳ hữu ích cho những người mắc chứng thận âm hư. Có thể nhai trực tiếp kỷ tử hoặc chế biến thành các món canh, hầm, pha trà,... đều mang lại tác dụng bồi bổ cơ thể.
Theo y học cổ truyền, đậu nành bổ tạng tỳ (dạ dày), đậu xanh bổ tạng tâm (tim) , đậu đỏ bổ tạng can (gan), đậu đen bổ tạng thận, đậu trắng bổ ngũ tạng. Các loại đậu đều có vị thanh ngọt dịu giúp thanh nhiệt, giải độc bồi bổ huyết, bổ phế đặc biệt là bồi bổ thận âm.
Rau xanh cung cấp một lượng chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Bên cạnh đó các loại rau xanh chứa nhiều vitamin K, vitamin C , vitamin B và không chứa kali, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh cho các cơ quan.
Dầu cá là một axit béo chứa nhiều omega 3 có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, bảo vệ các cơ quan trước các tác nhân gây stress oxy hóa.
Ngoài ra, hàm lượng omega 3 trong dầu cá có nhiều tác động tích cực đến da, não và tim giúp cải thiện các biểu hiện của chứng thận âm hư như tình trạng khô da, sa sút tinh thần, tâm lý bất ổn, giấc ngủ không ngon,...
Tổ yến có vị ngọt, là thực phẩm thường dùng để bồi bổ sức khỏe khi cơ thể suy nhược. Theo Đông y, tổ yến có công dụng bổ thận dưỡng âm, hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh do phế thận âm hư như viêm phế quản, lao phổi, hen và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác.
Để giữ cho thận khỏe mạnh cần hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tỏi có công dụng lợi tiểu giúp tăng cường thải trừ natri dư thừa ra khỏi cơ thể; cung cấp vitamin C, vitamin B6 và các hợp chất lưu huỳnh có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa giúp duy trì sự khỏe mạnh cho thận.
Điều cần thiết cho nội tiết tố cân bằng và thận âm khỏe mạnh là tránh chế độ ăn chất béo có nguồn gốc từ động vật thay vào đó là sử dụng chất béo tự nhiên trong các loại hạt ngũ cốc. Hạn chế chất béo có hại từ động vật giúp hạn chế các bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn mỡ máu như là chứng thận hư nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,...
Link nội dung: https://blog24hvn.com/thuc-an-bo-than-cho-phu-nu-a59880.html