Quai bị (Mumps) còn có những tên gọi khác như viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị hoặc má chàm bàm. Bệnh quai bị do Mumps virus (thuộc nhóm Paramyxovirus) gây nên.
Virus quai bị thường tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh thường kéo dài từ 12 đến 24 ngày.
Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc quai bị. Tuy nhiên, có một số đối tượng nguy cơ cao cần phải lưu ý như: trẻ em (đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi), người có hệ miễn dịch yếu.[1]
Quai bị có tên gọi khác là viêm tuyến mang tai, viêm tuyến nước bọt.
Bệnh quai bị có nguồn lây lan là người mắc bệnh truyền cho người lành chưa có kháng thể chống lại virus quai bị.
Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, các giọt nước chứa virus từ người bệnh phát tán trong không khí được người lành hít phải, virus theo đó xâm nhập vào cơ thể hoặc do người bình thường tiếp xúc với đồ vật đã bị nhiễm virus từ người mang bệnh.
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu qua đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt, các chất tiết mũi họng của người bệnh.
Người bị bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau đó. Thời gian lây bệnh mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai xuất hiện.[2]
Các đường lây truyền của quai bị
Thông thường, sau 12 đến 25 ngày (trung bình 17 ngày) khi nhiễm virus quai bị từ người bệnh, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện. Ở giai đoạn này, một số người có thể không biểu hiện triệu chứng.
Các triệu chứng của bệnh quai bị đầu tiên xuất hiện có thể bị bỏ qua do nhầm lẫn với cúm như:
Sau 2 - 3 ngày xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, tuyến nước bọt sưng to dần, đau nhức trong 1 - 3 ngày. Đây là biểu hiện phổ biến và đặc trưng nhất (khoảng 70%), dễ nhận biết với các biểu hiện:
Các triệu chứng hay gặp của quai bị
Quai bị là bệnh diễn ra nhanh, ít khi để lại di chứng. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu các virus gây bệnh ở các mô khác trong cơ thể ngoài tuyến nước bọt.
Các biến chứng này hay xảy ra ở những người không được tiêm phòng.
Sưng tinh hoàn: đây là biểu hiện của viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn do virus quai bị gây nên. Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn sẽ có những đặc điểm:
Buồng trứng sưng to: tương tự gây bệnh với nam giới, bệnh quai bị cũng gây ra viêm buồng trứng (tỉ lệ 7%) với các đặc điểm như:
Viêm não: virus quai bị có thể phá huỷ thần kinh trung ương (tỉ lệ nhỏ 0,5%), gây ra những thay đổi về ý thức, co giật và mất kiểm soát cơ bắp.
Viêm màng não: gây viêm tổ chức màng bảo vệ não với các triệu chứng như đau đầu, sốt, cứng gáy. Tuy nhiên, các biểu hiện này là cấp tính, không để lại di chứng.
Mất thính lực: biến chứng rất hiếm gặp (2/10.000) trường hợp. Virus tấn công vào vùng ốc tai, gây tổn thương không hồi phục, từ đó làm giảm khả năng nghe. Nếu nặng hơn, có thể mất khả năng nghe vĩnh viễn.
Viêm tụy: tuyến tụy sưng to, biểu hiện với các triệu chứng:
Sảy thai
Các biến chứng của bệnh quai bị
Quai bị là bệnh chẩn đoán dễ với triệu chứng điển hình là sưng tuyến mang tai. Vì vậy, các xét nghiệm được chỉ định trong bệnh này chỉ để phân biệt các trường hợp không thật sự rõ ràng hoặc để phục vụ nghiên cứu.
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán quai bị thường được sử dụng là:
Kháng thể IgM: Kháng thể này xuất hiện đầu tiên khi cơ thể nhiễm phải virus. Nếu kháng thể này xuất hiện ở những người chưa tiêm chủng thì có khả năng người đó đã lây nhiễm virus.
Kháng thể IgG: Kháng thể này xuất hiện muộn hơn nhưng có hiệu quả chống lại virus cao hơn. Nếu kháng thể này xuất hiện ở người đã tiêm phòng và/hoặc chưa bị bệnh thì người này đã có khả năng miễn dịch với quai bị.
Sưng tuyến nước bọt, đi kèm với các triệu chứng như: sốt cao ( từ 38,5 độ C), chán ăn, mệt mỏi, đau đầu không nên tự điều trị tại nhà.
Nếu gặp các triệu chứng như sưng đau vùng bìu, tinh hoàn to hơn bình thường, đau bụng, nôn thì cần gặp bác sĩ càng sớm, càng tốt.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng, Nhi. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên những điều trị hiện tại đều có mục đích giảm triệu chứng.
Giảm sưng tuyến nước bọt
Hạ sốt
Đeo khẩu trang để tránh lây lan.
Đối với thể bệnh quai bị có viêm tinh hoàn
Với bệnh nhân có các biến chứng đã nêu trên nên đến các cơ sở chuyên khoa để được theo dõi, chăm sóc và điều trị hợp lý để giảm thiểu tối đa mức độ trầm trọng, cũng như các biến chứng của bệnh.[7]
Các phương pháp chữa bệnh quai bị
Chăm sóc người bị quai bị
Cách đơn giản, hiệu quả, an toàn và chủ động nhất là tiêm chủng vắc - xin MMR (sởi, quai bị, Rubella).
Theo lịch tiêm chủng mở rộng, trẻ em sẽ được tiêm 2 mũi MMR.
Với người lớn, sẽ được kiểm tra miễn dịch, sau đó dựa vào tình trạng cụ thể để đưa ra quyết định có tiêm hay không.
Tuy nhiên vắc xin này là virus sống, cơ thể suy giảm miễn dịch thì không được tiêm vắc xin này, cụ thể:
Lưu ý, phụ nữ đã tiêm vắc xin quai bị cần sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 28 ngày sau khi tiêm vắc xin.
Tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và các bề mặt như mặt bàn, bồn rửa tay sau khi tiếp xúc.
Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, trong lành, hạn chế tối đa các nguyên nhân mang bệnh:
Một số cách phòng bệnh quai bị
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức khái quát về bệnh quai bị. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để cùng nhau hiểu biết về căn bệnh này nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/benh-khoai-bi-a59896.html