Đèn kéo quân là một trong những món đồ chơi không thể thiếu mỗi dịp Trung thu. Những chiếc đèn màu sắc rực rỡ khiến cho không khí càng thêm hào hứng, rộn ràng. Nhưng bạn đã hiểu hết về loại đèn này? Sự tích và ý nghĩa đèn kéo quân như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để tìm kiếm câu trả lời cho mình.
Xem thêm: Hướng dẫn làm đèn trang trí từ chai nhựa
Đèn kéo quân hay còn gọi là đèn cù. Đây là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra mặt đèn giống như rối bóng. Đồng thời những hình ảnh đó được xoay vòng cùng một chiều liên tục không dừng lại để tạo thành vòng quay liên tục.
Đèn kéo quân được cấu tạo bởi 3 phần chính:
Bộ phận này được làm từ bìa cứng, nhựa, gỗ, tre… Khung được thiết kế 6 mặt hình lục giác. Chính giữa đèn được cố định bằng một trục thẳng đứng làm bằng thanh tre thẳng, vót tròn và chốt lại bằng hai kim nhọn ở hai đầu. Kích thước của trục 50-60cm hoặc hơn nữa, tùy thuộc vào chiều cao của đèn.
Lồng quay được làm bằng giấy mềm, nhẹ, hình tròn. Nó có thể giấy can hoặc giấy màu mỏng, giấy bóng mờ…Để khi thắp đèn có thể nhìn thấy được hình ảnh mà chúng ta sẽ tiến hành tráng trí, dán vào lồng quay. Khi quay những hình ảnh sẽ chuyển động đẹp mắt. Các giấy trang trí có thể sắp xếp thành nhiều tầng gọi là các tầng đèn để có được nhiều hình phong phú.
Phần cánh quạt được làm bằng bìa cứng, giấy cần dai và mỏng. Bạn có thể dùng tấm phim chụp X- quang để làm. Cánh quạt được lắp cố định phía trên lồng quay.
Khi đèn được thắp sáng, hơi nóng tỏa ra, luồn qua các khe quạt làm quạt quay dẫn đến kéo theo lồng quay hoạt động. Trong quá trình thắp đèn, chiếc đèn lồng chuyển động quay tròn. Những họa tiết được trang trí hiện lên cùng ánh sáng, chuyển động rất bắt mắt.
Đèn kéo quân có nhiều câu chuyện khác nhau ở nhiều vùng miền nước ta. Sự tích dưới đây là phổ biến và được truyền lại nhiều nhất.
Sự tích đèn kéo quân được xuất phát từ câu chuyện chàng trai nghèo Lục Đức
Tương truyền, gần vào dịp Trung thu, nhà vua ban bố lệnh cho người dân tạo ra những đèn. Ai làm được chiếc đèn mà Vua ưng ý và hài lòng sẽ nhận được trọng thưởng. Lúc bấy giờ, người người, nhà nhà thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ, tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa tìm được cái nào ưng ý theo ý muốn của mình.
Ở làng quê nọ có anh nông dân nghèo tên là Lục Đức. Anh mồ côi cha, chỉ sinh sống với mẹ và là một người con hiếu thuận. Cũng được nghe lệnh Vua như bao người khác nhưng vì vừa nghèo, vừa không có gì giá trị để làm ra chiếc đèn, chàng trai này đã không hề bắt đầu.
Một hôm, trong lúc nằm mơ, một vị thần tóc râu bạc phơ đã tới gặp Lục Đức và nói mình chính là Thái Thượng Lão Quân. Do thấy được sự hiếu thảo của chàng trai này, ông chỉ cách cho Lục Đức làm đèn dâng vua. Nghe lời dặn của vị Thần, ngay ngày hôm sau, chàng trai này cùng mẹ bắt đầu làm những chiếc đèn bằng thân trúc trắng và giấy màu.
Ngay lúc chiếc đèn làm xong thì rằm tháng 8 cũng đã tới. Chàng trai và mẹ vui mừng dâng lên nhà Vua và các đại thần cùng xem. Vừa nhìn thấy chiếc đèn, nhà Vua đã thích thú ngay lập tức. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất nhiều vàng bạc và còn được phong làm Vạn Hộ Hầu. Từ năm đó trở đi, đèn kéo quân do Lục Đức làm ra trở thành biểu tượng của ngày Trung thu, người người, nhà nhà đều có thể làm được dễ dàng.
Tìm hiểu : Ý nghĩa thả đèn trời là gì?
Ý nghĩa đèn kéo quân có 6 mặt là thể hiện 6 tính cách, sắc thái tình của của con người
Đèn kéo quân từ khi mới ra đời được làm từ thân trúc và 6 mặt giấy màu sắc. Thân trúc chính là biểu hiện cho trục khôn. Chiếc chong chóng của đèn quay 6 mặt được xem là tượng trưng cho 6 sắc thái tình cảm của con người như yêu, ghét, giận, hờn, vui, buồn.
Bởi con người luôn thay đổi, các tính cách này bổ trợ và hòa quyện lẫn nhau, nên chong chóng luôn quay. Bên cạnh đó, lúc chong chóng quay thì được ánh đèn rọi sáng, tạo nên khung cảnh rực rỡ. Ý nghĩa của yếu tố này chính là khẳng định con người tỏa sáng, tốt lành là nhờ có đạo đức, lương thiện.
Cây đèn này vẫn được sử dụng tới ngày nay. Ngoài ý nghĩa ban đầu trong sự tích thì ngoài ra, đèn kéo quân còn giúp cho trẻ em nhớ về lịch sử và đất nước. Kéo quân hay còn có ý nghĩa là những đoàn quân xung trận, như hình ảnh hiện nay, khi rước đèn, các bé sẽ đi theo top và nối đuôi nhau nhiều người. Đây cũng là một cách để các bé không bao giờ quên đi lòng yêu nước của mình.
Trước đây người ta làm đèn kéo quân cho trẻ em ngoài mục đích như một món đồ chơi, thì nó còn mang ý nghĩa truyền dạy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Chính vì thế, những hình dán lên các thân mặt của đèn kéo quân thường nói về việc lễ, hiếu, trung, nghĩa. Đặc biệt là hình ảnh các đoàn quân lính, ngựa xe, hành quân, xung trận, vì thế nên mới được gọi là kéo quân.
Sau này các hình vẽ được dán lên đèn phong phú hơn, như hình các bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, hình chú Tễu, chú Cuội, chị Hằng Nga… những hình ảnh quen thuộc của văn hóa lúa nước.
Đằng sau chiếc đèn là câu chuyện xúc động về tấm lòng hiếu thảo của người con trai mồ côi cha từ nhỏ Lục Đức. Chàng trai sống với mẹ cho tới lúc trưởng thành, khi đi làm xa nhà, thương mẹ già ở nhà một mình chàng dùng cây đèn kéo quân như là một cách để an ủi mẹ. Bởi vì có nhiều hình ảnh, mô phỏng trò rối bóng, thậm chí là cả hình ảnh người con trai để khi đèn kéo quân quay mẹ già sẽ nguôi ngoai nỗi nhớ con trai đi làm xa nhà.
Trên đây là những chia sẻ về câu chuyện cổ tích và ý nghĩa đèn kéo quân. Hãy kể cho nhau nghe sự tích này và gìn giữ ý nghĩa tốt đẹp của loại đèn này mãi mãi về sau. Tìm hiểu thêm những thông tin khác thú vị hơn tại https://dentrangtrihanoi.vn/.
Tham khảo thêm: Mua đèn treo tường giá rẻ ở đâu?
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hinh-anh-den-keo-quan-a59921.html