Trong 100gr mực tươi có chứa 92 calo và những thành phần dinh dưỡng như sau:
Ngoài ra, mực còn là một nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào và phong phú như: canxi, kẽm, magie, sắt, photpho, đồng,...
Ăn quá nhiều carbs sẽ dẫn đến tăng cân, bởi đây là hợp chất có thể chuyển hoá thành glucose khi được tiêu thụ vào cơ thể. Vì thế, nếu đang trong quá trình ăn kiêng, bạn cần phải kiểm soát carbs chặt chẽ.
Mực chứa lượng carbohydrate thấp và cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị. Do vậy, nó trở thành thực phẩm lý tưởng dành cho những người đang trong quá trình ăn kiêng mà vẫn muốn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Mực là một trong những loại hải sản có hàm lượng cholesterol thấp. Điều này cực kỳ có lợi cho cơ thể chúng ta, bởi tiêu thụ quá nhiều cholesterol sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp và béo phì.
Hơn nữa khi nấu chín, thực phẩm này còn chứa lượng chất béo thấp một cách đáng kinh ngạc. Vì thế, nó xứng đáng trở thành thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
Trong mực có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại các khối u và ung thư hiệu quả.
Chất chống oxy hoá giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại của gốc tự do. Đối với những người mắc ung thư, hợp chất này thúc đẩy sản sinh số lượng bạch cầu trong quá trình hóa trị, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Mực là một nguồn cung cấp dopamine - hợp chất tốt cho sức khoẻ tinh thần.
Bổ sung mực vào chế độ ăn hằng ngày giúp tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ, tâm trạng vui vẻ. Từ đó khiến bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
Mực là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những ai đang mắc bệnh tiểu đường, bởi không chứa đường trong thành phần dinh dưỡng.
Hơn nữa, nó còn chứa một lượng vitamin B3, giúp bạn phòng chống nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.
Các chuyên gia sức khoẻ nói rằng: mực thực sự giúp ích rất nhiều trong việc phòng tránh nguy cơ bị đau nửa đầu.
Hàm lượng vitamin B2 chứa trong mực rất cao. Nhờ đó, nó giúp bạn giảm bớt thời gian và tần suất của chứng đau nửa đầu hiệu quả.
Thiếu máu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ như: mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, khó thở,... ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc hằng ngày.
Mực chứa hàm lượng đồng rất cao, giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu, thúc đẩy sức khoẻ của tế bào thần kinh và hệ thống miễn dịch. Từ đó, phòng chống nguy cơ mắc bệnh thiếu máu hiệu quả.
So với các loại hải sản khác, mực cũng chứa hàm lượng photpho giàu có không kém. Khoáng chất này đóng vai trò xây dựng cấu trúc xương và răng.
Từ đó, giúp xương và răng chắc khoẻ, phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến 2 bộ phận này.
Mực cũng là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Đây là hợp chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần bổ sung hằng ngày.
Protein đóng vai trò xây dựng khối cơ, xương, máu, da, tóc, tăng cường sức khoẻ của hệ miễn dịch và có lợi cho đường tiêu hoá.
Không chỉ chứa hàm lượng đồng cao, mực còn chứa nhiều kẽm, giúp hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch rất tốt.
Loại khoáng chất này chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và củng cố hàng rào miễn dịch. Từ đó, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại bệnh gây hại cho sức khoẻ.
Trong mực có chứa một lượng lớn vitamin E và kali, có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Cụ thể:
Kali có tác dụng cân bằng huyết áp, giữ vững nhịp tim, phòng chống nguy cơ đột quỵ.
Vitamin E giúp bảo vệ tim của bạn thông qua cơ chế tăng cường tăng cường bảo vệ các tế bào, giảm thiểu sự tổn thương ở các tế bào đó.
Viêm mãn tính có thể làm sưng viêm động mạch, dẫn đến các cơn đau tim và thậm chí là đột quỵ.
Thật may khi mực có thể giúp chúng ta ngăn ngừa vấn đề này. Bởi nó có chứa những thành phần chống viêm, giúp ngăn chặn tình trạng hình thành các ổ viêm trong cơ thể.
Mực được xem là nguồn chống vi khuẩn tự nhiên. Các chuyên gia nói rằng: mực ống có khả năng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli và K. Pneumoniae. Đây là 2 loại vi khuẩn gây nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường ruột như: nhiễm trùng dạ dày, tiêu chảy và sốt.
Mực được xem là một nguyên liệu cần bổ sung vào các món ăn cho trẻ, bởi chứa đầy đủ thành phần giúp đẩy sự phát triển toàn diện. Cụ thể:
Colesterol đóng vai trò phát triển trí não, vitamin B2 giúp bổ sung năng lượng, selen hoạt động như một chất chống oxy hoá, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
Sự kết hợp của những thành phần trên, làm cho mực trở thành thực phẩm giúp trẻ khoẻ mạnh, thông minh và sáng dạ hơn.
Mặc dù natri là một hợp chất cần thiết để cơ thể duy trì huyết áp và cân bằng chất lỏng. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp cùng những vấn đề nguy hiểm khác.
Mực chứa một lượng natri vừa phải. Do đó, đó có thể giúp bạn cân bằng huyết áp, chất lỏng và không gây hại cho cơ thể.
Mặc dù đem đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khoẻ của con người, song mực cũng tiềm ẩn một vài rủi ro khi chế biến không đúng cách. Vì thế, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Để mua được mực tươi ngon, không bị tẩm hoá chất, bạn cần chú ý những điều sau đây:
CLICK xem ngay bếp nướng điện đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số bếp nướng điện nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Bài viết trên đã cung cấp xong thông tin về 100g mực bao nhiêu calo, tác dụng và những lưu ý khi ăn mực. Cảm ơn sự theo dõi từ quý bạn đọc! Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ, đầy năng lượng nhé!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/an-muc-co-map-khong-a60606.html