Cây bạc hà thường được biết tới như một loại rau gia vị dùng để chế biến các món ăn, nước uống. Bên cạnh đó, các tinh chất trong loại cây này được xem là bài thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây bạc hà nhé.
Đặc điểm của cây bạc hà trong tự nhiên
Từ trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, cây bạc hà là cây thân thảo, sống lâu năm, có tên khoa học là Mentha arvensis L - là một loại cây thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae) và có một số đặc điểm điển hình như sau:
- Có thân hình vuông chứa các mầm lá, thường mọc bò dưới đất dài khoảng 40 - 50cm.
- Viền lá cây hình răng cưa xếp đối xứng, hoa có nhiều màu khác nhau như màu trắng, hồng hoặc hồng tím.
- Quả thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận trên thân cây đều có những sợi lông trắng ly ti.
- Chúng thường sinh trưởng ở độ cao khoảng từ 1300 - 1600m.
Cây bạc hà khá phổ biến tại Việt Nam nên thường được sử dụng trong cả đông y và tây y. Bạc hà có hoạt chất chính là tinh dầu và một số hoạt chất khác như camphen, flavonoit, limonen. Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu là menthol và menthon.
Đặc điểm cây bạc hà
Cây bạc hà có tác dụng gì đối với sức khỏe
Bạc hà tốt cho sức khoẻ vì chúng mang đến không ít hợp chất có tính dược lý. Trong đó gồm có:
- Làm dịu và giảm cảm giác đau: Tác dụng của thành phần menthol trong bạc hà hỗ trợ giúp giảm bớt các cơn đau, ngứa nên rất tốt để giảm bớt tình trạng đau nhức cơ, các cơn khó chịu và đau đầu.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Uống trà bạc hà sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện một số triệu chứng như cảm giác ợ nóng, ợ hơi và một số vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa thường gặp khác.
- Cải thiện hệ hô hấp: Nhờ hương vị mát lạnh đặc trưng nên bạc hà có thể giúp lưu thông đường hô hấp, làm dịu cơn đau họng một cách hiệu quả.
- Làm giảm căng thẳng và stress: Hương bạc hà còn có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần. Khi hít thở thật sâu, hương bạc hà sẽ giúp cho bạn một cảm giác tươi mới và sảng khoái vô cùng.
- Có tính kháng khuẩn và chống viêm: Cây bạc hà có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Hỗ trợ tăng cường trí não: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hương của bạc hà còn có thể hỗ trợ gia tăng sự tập trung, khả năng ghi nhớ, khiến cho đầu óc trở nên minh mẫn hơn.
Dù thấy được những ích lợi mà cây bạc hà là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng mọi người vẫn nên hết sức cẩn thận, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng.
Xem thêm: Rau kinh giới có tác dụng gì? Một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ rau kinh giới hiệu quả
Cây bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Cách sử dụng cây bạc hà an toàn
Có rất nhiều cách để sử dụng cây bạc hà đảm bảo an toàn. Thế nhưng, các bạn cần tuân thủ theo các chỉ dẫn sử dụng đúng cách sau đây:
- Sử dụng trong ẩm thực: Cây bạc hà thường được dùng để làm gia vị của các món ăn hoặc thức uống được mọi người hết sức ưa chuộng hiện nay.
- Trà bạc hà: Để có được một ly trà bạc hà hoàn hảo, trước tiên cần ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô với nước nóng khoảng 5-10 phút. Từ đó mới có thể thưởng thức được hết hương vị cũng như ích lợi của chúng
- Dầu bạc hà: Tinh dầu từ bạc hà được ứng dụng rộng rãi trong aromatherapy hoặc massage. Về cơ bản, tinh dầu bạc hà cần được pha loãng để tránh gây kích ứng da.
- Thuốc chữa bệnh:
- Chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá bạc hà 6g, phòng phòng 5g, hành hoa 6g, kinh giới 6g, bạch chỉ 4g. Đun sôi tất cả rồi lấy nước uống khi còn nóng.
- Cải thiện tiêu hóa: 5g lá bạc hà hoặc cả cây bạc hà bỏ rễ pha với 200ml nước sôi, cứ cách 3 giờ dùng 1 lần. Ngoài ra có thể thay thế bằng cồn bạc hà theo công thức tương tự và dùng từ 5-10 giọt/ ngày.
- Chữa ong đốt: Dã nát là bạc hà tươi rồi đắp lên vùng bị đốt.
- Chữa mắt mờ: Ngâm lá bạc hà với nước gừng khoảng 1 đêm rồi lấy sắc nước rửa mắt.
- Chữa chảy máu cam: Dã lá bạc hà lấy nước để nhỏ mũi. Hoặc sắc nước lá bạc hà rồi lấy tăm bông chấm vào mũi.
Cây bạc hà dùng để làm thuốc
Một số lưu ý khi sử dụng cây bạc hà và câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp
- Cây bạc hà có thể trồng ở đâu? Có thể trồng cây bạc hà tại những nơi dễ thoát nước và có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, có thể trồng chúng trong chậu hoặc trong vườn nhà đều được.
- Làm thế nào để chăm sóc cây bạc hà? Hãy tưới nước đều nhưng tránh để đất quá ướt. Đồng thời nên cắt tỉa thường xuyên để chúng sinh trưởng mạnh hơn.
- Làm thế nào để sử dụng lá bạc hà trong nấu ăn? Rất đơn giản, có thể hái lá bạc hà cho trực tiếp vào một số món ăn như món salad, mì, nước uống, hoặc phơi khô để làm gia vị mỗi khi cần dùng.
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây bạc hà
Việc sử dụng cây bạc hà sẽ có một số lưu ý cơ bản mà mọi người cần nắm rõ để có thể khai thác tối đa công dụng có lợi như sau:
- Kiểm tra dị ứng: Dù khá ít gặp, nhưng một số người sẽ có phản ứng dị ứng với cây bạc hà. Vậy nên, tốt nhất mọi người nên ăn thử một ít để kiểm tra và xác định xem có biểu hiện nào bất thường hay không.
- Dùng đúng liều lượng: Việc dùng quá nhiều bạc hà có thể sẽ gây nên một số hiện tượng như tiêu chảy, gây kích ứng, một số vấn đề về đường hô hấp.
- Tránh sử dụng đối với nhóm người đặc biệt: Trẻ em dưới 6 tuổi, Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng bạc hà khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Sử dụng cẩn thận với dầu bạc hà: Tinh dầu của cây bạc hà rất đậm đặc nên sẽ rất dễ kích ứng nếu bôi trực tiếp lên da. Vậy nên, hãy nhớ phải pha loãng rồi mới sử dụng để giúp bảo vệ an toàn cho da.
- Xác nhận nguồn gốc và chất lượng: Tốt nhất chỉ chọn mua bạc hà tại những nguồn cung uy tín đảm bảo an toàn chất lượng, tránh sử dụng hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
Kết luận
Với những dưỡng chất có trong cây bạc hà mang lại, cộng với việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì đây quả là bài thuốc quý từ thiên nhiên mà mọi người có thể tận dụng để bảo vệ sức khoẻ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm: