Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm, cứ 5 trẻ mắc bệnh thì có 1 trẻ tử vong. Đáng lưu ý, bệnh bạch hầu không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà cả nhóm trẻ lớn và người trưởng thành cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn khá cao. Tiêm vắc xin bạch hầu chính là biện pháp phòng ngừa hữu dụng nhất, với hiệu quả bảo vệ lên đến 99%. (1)
Nhiễm trùng bạch hầu do độc tố vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có thể gây biến chứng nghiêm trọng về tim mạch và tổn thương hệ thần kinh nặng nề. Bệnh truyền nhiễm này có khả năng lây lan nhanh và bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Đáng lưu ý, hầu hết các ca nhiễm bạch hầu được ghi nhận đều xuất phát từ nhóm đối tượng chưa được chủng ngừa vắc xin hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng, xảy ra phổ biến hơn ở vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu cần được chú trọng, đặc biệt đối với trẻ em.
Vắc xin bạch hầu là vacxin có tác dụng chống lại nhiễm trùng bạch hầu - Một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này tấn công vào cơ quan hô hấp, tạo ra giả mạc màu trắng xám bám vào niêm mạc vùng hầu họng và thanh quản, gây tắc nghẽn đường hô hấp nghiêm trọng. Bạch hầu có tốc độ lây lan khá nhanh, thông qua tiếp xúc dịch tiết từ niêm mạc của người bệnh hoặc người lành mang trùng. Trường hợp nặng, bệnh bạch hầu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim, viêm phổi, viêm thần kinh ngoại biên, tê liệt,… thậm chí là tử vong cho người nhiễm bệnh. (2)
Vắc xin bạch hầu được sản xuất bằng cách điều chế độc tố vi khuẩn bạch hầu trong môi trường nuôi cấy, sau đó xử lý chuyển đổi thành độc tố bất hoạt bằng hóa chất formaldehyde. Việt Nam hiện không có vắc xin bạch hầu đơn mà kết hợp cùng với các thành phần ngừa bệnh khác như ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib,….
Các báo cáo y khoa về căn bệnh “bóp nghẹt cổ chết người” này lần đầu xuất hiện vào năm 1600, nổi lên như một mối đe dọa lớn đến mạng sống và dễ dàng lây lan từ người sang người. Năm 1880, vi khuẩn bạch hầu chính thức được xác định và năm 1890, bác sĩ người Đức Emil Von Behring đã điều chế một loại thuốc chống độc, không tiêu diệt vi khuẩn bạch hầu nhưng có khả năng vô hiệu hóa chất độc do vi khuẩn này lan truyền. Tuy nhiên, thuốc chống độc này không có khả năng phòng ngừa hay ngăn chặn dịch bệnh bạch hầu lây lan. Mãi cho đến khi vắc xin phòng bệnh bạch hầu ra đời và đưa vào tiêm chủng hàng loạt ở những năm 1920, tình hình dịch bệnh mới được kiểm soát.
Vào năm 1923, Gaston Ramon, tại Viện Pasteur (Pháp) đã phát hiện độc tố bạch hầu khi tiếp xúc với lượng nhỏ formaldehyde trong trạng thái đun nóng sẽ trở nên mất độc lực, nhưng vẫn có khả năng kích thích miễn dịch chủ động và tạo kháng thể. Ngày 10/12/1923, ông đã báo cáo lại những phát hiện của mình cho Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp. Và vào năm 1924, dưới sự giám sát của Gaston Ramon, phòng thí nghiệm Connaught của Đại học Toronto bắt đầu sản xuất thuốc kháng độc tố bạch hầu và nhanh chóng được cung cấp cho toàn bộ người dân Canada trước tình hình dịch bạch hầu bùng nổ.
Vắc xin ngừa bạch hầu được sản xuất thông qua xử lý độc tố bạch hầu bằng nhiệt và hóa chất formaldehyde để làm mất khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Khi được tiêm vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.
Bằng việc tiếp xúc với phiên bản không gây nhiễm trùng của vi khuẩn bạch hầu có trong vắc-xin, cơ thể sẽ ghi nhớ và nhận biết vi khuẩn đó. Cho đến khi tiếp xúc lại với vi khuẩn bạch hầu trong tương lai, cơ thể sẽ phản ứng với sự tác động của vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng một cách hiệu quả.
Bệnh bạch hầu là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng và diễn biến phức tạp trong cộng đồng. Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh bạch hầu đã từng gây “chao đảo” thế giới, đặc biệt các nước ở vùng ôn đới vào những năm cuối thế kỷ 19. Cho đến khi vắc xin phòng bệnh ra đời vào năm 1920, hơn 200.000 trường hợp nhiễm vi khuẩn bạch hầu mỗi năm tại Mỹ đã giảm mạnh tới 99,9%.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo việc tiêm ngừa vắc xin bạch hầu phải diễn ra đúng lịch và đúng liều cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Tại Việt Nam, vắc xin phòng bệnh bạch hầu đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 2 tháng tuổi. Cần lưu ý, vắc xin bạch hầu không có hiệu quả vĩnh viễn nên cần phải tiêm nhắc đầy đủ theo phác đồ tiêm chủng được chỉ định.
Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng bạch hầu. Khi hầu hết cá thể trong một cộng đồng được tiêm vắc xin đầy đủ, khả năng lây lan của bệnh bạch hầu sẽ bị “chặn đứng”, mang đến miễn dịch toàn diện cho cả trẻ em và người lớn. Hiện tại, có 10 loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, bao gồm:
Vắc xin ngừa bệnh bạch hầu trong tiêm chủng dịch vụ mang đến cơ hội phòng bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Tất cả các loại vắc xin tiêm chủng dịch vụ đều được các cơ quan chuyên môn kiểm định chặt chẽ và cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.
Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa là vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh chỉ với 1 mũi tiêm. Bên cạnh phòng bệnh bạch hầu, vắc xin này còn chủng ngừa 5 loại bệnh là ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib. Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa được chỉ định đường tiêm bắp sâu (không tiêm tĩnh mạch hay trong da) cho trẻ từ 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi) đến 2 tuổi. (3)
Vắc xin 6in1 Hexaxim là vắc xin kết hợp ngừa 6 bệnh, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib. Vắc xin tích hợp phòng 6 bệnh trong 1 mũi tiêm, được chỉ định tiêm bắp cho trẻ từ 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi) đến 2 tuổi.
Vắc xin 5in1 Pentaxim là vắc xin cộng hợp có khả năng phòng ngừa 5 loại bệnh trong 1 mũi tiêm, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae type B (Hib). Loại vắc xin này được chỉ định tiêm bắp (mặt trước - bên đùi) cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến tròn 2 tuổi.
Vắc xin 4in1 Tetraxim là vắc xin nằm trong tiêm chủng dịch vụ, được sản xuất bởi Tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Vắc xin Tetraxim có khả năng phòng ngừa 4 loại bệnh, bao gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.
Vắc xin 3in1 Adacel là vắc xin nhắc lại nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng các bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván. Vắc xin Adacel được phát triển bởi Tập đoàn Sanofi Pasteur (Pháp) và sản xuất tại Canada. Loại vắc xin này được chỉ định tiêm bắp cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi.
Vắc xin 3in1 Boostrix có khả năng tạo kháng thể phòng ngừa 3 loại bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván. Vắc xin này được chỉ định tiêm bắp với liều 0.5ml cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn.
Vắc xin Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td) là vắc xin được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC (Việt Nam). Loại vắc xin này được chỉ định tiêm bắp sâu cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và không chống chỉ định cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) chính thức được triển khai tại Việt Nam vào năm 1981 do Bộ Y tế ban hành với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện tại có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có 3 loại vắc xin có thể ngừa bệnh bạch hầu, cụ thể như sau:
Vắc xin ComBe Five được sản xuất bởi Công ty Biological Ấn Độ, là vắc xin phối hợp phòng ngừa 5 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn H.influenzae type B (Hib). Vắc xin ComBe Five được chỉ định tiêm 3 mũi cơ bản cho trẻ từ 2-3-4 tháng tuổi, khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng và tiêm nhắc mũi 4 khi đủ 18 tháng tuổi.
Vắc xin 5in1 SII hay vắc xin DPT-VGB-Hib là loại vắc xin phòng ngừa 5 loại bệnh chỉ trong 1 mũi tiêm, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib. Vắc xin này được sản xuất bởi Công ty dược Serum Institute of India và chính thức cấp phép sản xuất tại Ấn Độ từ năm 2009. Theo Bộ Y tế chỉ định, vắc xin SII được tiêm phòng cho trẻ ở các mốc thời gian 2-3-4 tháng tuổi.
Vắc xin 3in1 DPT là vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, có khả năng phòng ngừa 3 loại bệnh truyền nhiễm là Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hấp phụ. Vắc xin DPT được chỉ định tiêm nhắc cho trẻ đủ 18 tháng tuổi, sau khi đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin 5in1.
Vắc xin bạch hầu được khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ em trong các giai đoạn từ 2-3-4 tháng tuổi, trong đó có một số loại vắc xin có thể chủng ngừa sớm cho trẻ vào thời điểm 6 tuần tuổi. Liệu trình tiêm của trẻ gồm 3 mũi cơ bản, các mũi tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi thứ 4 được tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Không chỉ riêng trẻ em, tất cả mọi người đều nên tiêm vắc xin bạch hầu để phòng căn bệnh nguy hiểm này. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng truyền nhiễm nhanh chóng và không loại trừ bất cứ đối tượng nào.
Các đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc xin phòng bạch hầu như sau:
Mặc dù vắc xin bạch hầu lành tính nhưng có một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin bạch hầu cần đặc biệt lưu ý như sau:
Các trường hợp nên hoãn tiêm hoặc cần tham vấn ý kiến của bác sĩ:
Tiêm phòng vắc xin bạch hầu mang lại hiệu quả miễn dịch trước sự tấn công của vi khuẩn bạch hầu nguy hiểm. Việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu đem đến 4 lợi ích nổi bật sau:
Theo kết quả nghiên cứu, các loại vắc xin bạch hầu có hiệu quả phòng bệnh lên đến 99%, kéo dài trong suốt 1 thập kỷ, sau đó giảm dần theo thời gian. Vì vậy, cứ mỗi 10 năm, thanh thiếu niên và người trưởng thành cần tiêm nhắc lại để hệ miễn dịch “nhớ lại” cách chống lại vi khuẩn bạch hầu hiệu quả.
Tiêm vắc xin bạch hầu có thể xuất hiện một số tác dụng phụ, nhưng thường rất nhẹ nhàng và biến mất sau vài ngày. Một số tác dụng phụ thường gặp phải như: (4)
Tuy nhiên, có một số trường hợp xuất hiện phản ứng phụ nặng, cực kỳ hiếm gặp xảy ra trẻ em, cụ thể như sau:
Vắc xin bạch hầu cần được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2°C đến 8°C (36°F đến 46°F), tuyệt đối không đông lạnh hay để vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ đông băng.
Trong trường hợp vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ hay điều kiện không phù hợp, cần tách biệt vắc xin đó với các loại vắc xin khác trong kho trữ vắc xin. Sau đó, dán nhãn ‘không sử dụng” và xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước khi thực hiện tiêm chủng, đối tượng tiêm phòng (trẻ nhỏ và người lớn) cần lưu ý một số điều như sau:
Đối với trẻ nhỏ:
Đối với người lớn:
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, sau khi thực hiện chủng ngừa, người được tiêm cần lưu ý thực hiện các điều sau:
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng uy tín, an toàn, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược quan trọng với nhiều hãng dược phẩm và nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, VNVC đảm bảo luôn có nguồn vắc xin chất lượng cao với số lượng lớn, cung ứng ổn định đến tất cả người dân.
Hiện tại, VNVC có đầy đủ 7 loại vắc xin tiêm chủng dịch vụ phòng bệnh bạch hầu tại tất cả trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, bao gồm: Vắc xin 6in1 Hexaxim và Infanrix Hexa; vắc xin 5in1 Pentaxim; vắc xin 4in1 Tetraxim; vắc xin 3in1 Adacel và Boostrix; vắc xin Uốn ván, bạch hầu hấp phụ (Td). Tất cả vắc xin này đều được bảo quản trong hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh (Cold chain) hiện đại, đạt chuẩn quốc tế GSP, đem đến những liều vắc xin chất lượng, an toàn và bình ổn giá đến Quý Khách hàng.
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm và đăng ký gói Vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với VNVC thông qua 2 kênh chính thức sau:
Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ngoại độc tố bạch hầu gây ra hiệu quả. Vắc xin không chỉ giúp ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh mà còn hạn chế được các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, não bộ, thậm chí tử vong do vi khuẩn bạch hầu. Trên thị trường hiện nay, có 10 loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu cộng hợp chủng ngừa các loại bệnh khác như ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib. Các loại vắc xin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 99%, tạo ra kháng thể mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của vi khuẩn bạch hầu.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/chich-em-moi-lon-a61882.html