Công dụng thuốc Piascledine 300mg

Thoái hóa khớp là một bệnh lý mạn tính, dễ tái phát và điều trị bệnh thường đi kèm với các thuốc giảm đau kháng viêm, chúng có khá nhiều tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa, tim mạch và thận của bạn. Vì thế các nhà nghiên cứu luôn đi tìm những giải pháp điều trị an toàn, dài hạn mà hiệu quả hơn và Piascledine là một trong số những giải pháp đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Piascledine và công dụng thuốc Piascledine 300mg.

1. Thuốc Piascledine là gì?

Piascledine 300mg là thuốc được dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý về xương khớp có dược chất chính là: Cao toàn phần không xà phòng hóa quả bơ và dầu đậu nành. Trong đó: Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu quả bơ chiếm 100mg và cao toàn phần không xà phòng hóa dầu đậu nành là 200mg

Bạn có thể tìm thấy thuốc piascledine trên thị trường hiện nay dưới dạng viên nang có hàm lượng 300mg. Liều dùng piascledine là 1 viên/lần/ngày và bạn nên uống thuốc với nhiều nước, tránh nhai thuốc vỡ ra và nên uống vào giữa bữa ăn.

2. Công dụng thuốc piascledine 300mg

2.1 Công dụng thuốc piascledine 300mg trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Thuốc piascledine 300mg có tác dụng chậm trong điều trị triệu chứng của viêm thoái hóa khớp, đặc biệt là những khớp lớn như khớp hông và khớp gối. Và cũng do đặc tính tác động chậm này nên khi bắt đầu điều trị với Piascledine 300mg các bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp với một thuốc kháng viêm không steroid và/hoặc thuốc giảm đau, liều lượng có thể giảm khi hiệu quả Piascledine đã tăng lên.

Cơ chế tác dụng chính của piascledine gồm:

Tóm lại, công dụng thuốc piascledine 300mg giúp cải thiện điều trị tình trạng viêm, thoái hóa khớp nhờ vào việc piascledine có thể:

Nhờ đó, Piascledine có thể cải thiện được triệu chứng đau nhức khớp xương giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, đồng thời Piascledine còn giúp cải thiện khả năng vận động của cơ thể, khiến các khớp xương cử động được linh hoạt trơn tru hơn.

2.2 Công dụng thuốc piascledine 300mg trong điều trị bệnh lý răng miệng

Trong các bệnh cận răng, piascledine có tác động dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị viêm nha chu. Ngoài ra ở một số tài liệu Piascledine còn được dùng trong điều trị bệnh lý huyết áp cao, triệu chứng mãn kinh, nồng độ cholesterol cao,...

Piascledine có công dụng trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

3. Thuốc piascledine 300 và những tác dụng không mong muốn gì không?

3.1 Thuốc piascledine 300 có gây phản ứng dị ứng không?

Câu trả lời là có, bạn nên báo với bác sĩ nếu đã từng có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị với piascledine bạn có bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng chẳng hạn như ngứa, phát ban, mẩn đỏ, sưng mặt, khó thở,... hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ. Tuy nhiên bạn cũng nên an tâm vì các phản ứng dị ứng với piascledine 300mg khá hiếm xảy ra.

3.2 Thuốc piascledine 300 có tác dụng gì lên đường tiêu hóa không?

Bạn có thể gặp phải các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc piascledine như đau bụng vùng thượng vị, tiêu chảy. Các số liệu cho thấy rằng tác dụng có hại trên hệ tiêu hóa của piascledine cao hơn so với các cơ quan khác, tuy nhiên tỷ lệ mắc phải các tác dụng có hại này cũng rất thấp.

3.3 Thuốc piascledine 300 có tác dụng gì lên gan mật?

Trước khi dùng piascledine nếu bạn đang mắc hoặc đã mắc bệnh gan hoặc túi mật, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết. Các rối loạn gan mật rất hiếm gặp bao gồm: tăng transaminase, phosphatase kiềm, bilirubin và gamma-glutamyl transpeptidase.

Nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của các vấn đề về gan hoặc túi mật, như: buồn nôn không rõ nguyên nhân, nôn, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, vàng da và mắt và nước tiểu sẫm màu, hãy ngừng điều trị và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức

3.4 Thuốc piascledine 300 có tác dụng gì lên phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú không?

Cũng như tất cả các thuốc khác chỉ định dùng piascledine trên phụ nữ có thai và cho con bú cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Cho đến hiện tại trên thử nghiệm ở thú và trên lâm sàng vẫn chưa thấy bằng chứng về tác dụng gây dị tật hoặc độc tính trên thai nhi. Tuy nhiên vẫn nên tránh dùng piascledine cho phụ nữ có thai và cho con bú

3.4 Thuốc piascledine 300 có tác dụng gì lên trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không?

Tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh vì vậy không nên sử dụng Piascledine cho đối tượng này.

3.5. Thuốc piascledine 300 có tác dụng tương tác gì với các thuốc khác không?

Trước khi dùng piascledine, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc chống đông máu (như warfarin,...)

Ngừng điều trị và liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn gặp các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn chảy máu, chẳng hạn như các đốm đỏ hoặc tím trên da, bầm tím hoặc bầm tím tự phát.

Cách tốt nhất để tránh tình trạng tương tác thuốc là viết ra 1 danh sách các thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược) để đưa bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ và hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng piascledine.

4 Một số lưu ý khi sử dụng Piascledine

Người bệnh nên sử dụng Piascledine theo đúng chỉ định của bác sĩ

5 Piascledine 300mg và một số thuốc điều trị bệnh lý thoái hóa khớp khác

Ngoài piascledine người ta còn sử dụng một số thuốc khác trong điều trị làm chậm, cải thiện các triệu chứng của bệnh lý thoái hóa khớp và mỗi thuốc đều có cơ chế tác dụng khác nhau:

5.1 Glucosamin sulfat

Hiện nay Glucosamin sulfat vẫn là loại thuốc được dùng nhiều nhất và có hiệu quả tốt trong điều trị thoái hóa khớp. Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm và kích thích sản xuất sụn, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Glucosamine không những tham gia vào quá trình tổng hợp sụn khớp, giảm sự hủy sụn khớp mà còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, làm giảm quá trình mất canxi của xương; tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Từ đó, Glucosamin sulfat cũng làm chậm được quá trình thoái hóa khớp, phục hồi lại sụn khớp giúp bệnh nhân giảm đau và vận động linh hoạt hơn tương tự như piascledine.

5.2 Diacerein

Giống như piascledine, Diacerein cũng thuộc nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng. Diacerein ức chế sự sản xuất và hoạt động của các chất do cơ thể sản xuất có hoạt tính phá hủy, dị hóa các chất căn bản như proteoglycan, acid hyaluronic và collagen typ II- thành phần cấu tạo sụn, màng hoạt dịch.

5.3 Acid hyaluronic

Acid hyaluronic là một thành phần đặc biệt quan trọng, như là một chất nhờn giúp bôi trơn các sụn, khớp,... giúp các bộ phận như khớp và cơ chuyển động linh hoạt hơn.

Khi khớp bị thoái hóa, nồng độ acid hyaluronic trong thoái hóa khớp thường nhỏ hơn bình thường và trọng lượng phân tử của nó cũng thấp hơn so với người bình thường. Vì vậy, việc bổ sung acid hyaluronic có trọng lượng phân tử cao vào ổ khớp thoái hóa giúp tạo “độ nhớt bổ sung” thực sự giúp cải thiện đáng kể tình trạng của khớp. Ngoài ra, acid hyaluronic còn có tác dụng ức chế thoái hoá sụn khớp và tăng sinh tổng hợp của tế bào sụn khớp.

Piascledine 300mg là thuốc được dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý về xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/piascledine-la-thuoc-gi-a61888.html