Tìm hiểu về nang và khối u vùng miệng, hàm mặt

Bài viết được viết bởi Bác sĩ phụ trách Đơn nguyên Răng - Hàm - Mặt - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Nang và khối u vùng miệng, hàm mặt là những căn bệnh không phổ biến và khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Căn bệnh này không có những triệu chứng rõ rệt và chỉ được phát hiện khi chụp X-quang, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Có rất nhiều phương pháp điều trị loại bệnh này, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp với bệnh nhân.

1. Nang và u vùng miệng, hàm mặt là gì?

U nang ( cysts) vùng miệng và khối u ( tumors) là những tổn thương tương đối hiếm gặp phát triển trong xương hàm hoặc các mô mềm ở miệng và mặt. Chúng thường bao gồm:

Các bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt sẽ đánh giá, chẩn đoán và điều trị u nang và khối u trong và xung quanh đầu và cổ, bao gồm các tổn thương ở xương hàm, tuyến nước bọt, môi, má và răng.

1.1 U nang miệng là gì?

U nang là một túi hoặc túi bất thường trong xương hoặc mô mềm có thể chứa chất lỏng. Có nhiều loại u nang khác nhau. Lý do quan trọng nhất để loại bỏ u nang là theo thời gian chúng tăng kích thước và có thể trở nên có hại. Các u nang rất lớn có thể làm suy yếu xương hàm dưới đến mức có thể dễ dàng gãy xương. Răng ở bên cạnh u nang lớn có thể trở nên lỏng lẻo, lung lay và dịch chuyển ra xung quanh. Trong một số trường hợp, u nang có thể phá hủy cấu trúc răng, gây tiêu hủy chân răng.

U nang miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của người bệnh

1.2 Khối u vùng miệng là gì?

Khối u là một khối rắn hoặc bán rắn trong xương hoặc mô mềm được tạo thành từ các tế bào khác với các tế bào thường được tìm thấy ở vị trí đó. Có một số loại khối u mô mềm có thể được tìm thấy trên môi, má, lưỡi, sàn miệng (dưới lưỡi) và nướu. Trước khi bắt đầu điều trị khối u, bạn sẽ được sinh thiết. Sinh thiết là phẫu thuật lấy bỏ một phần của khối u và giúp bác sĩ xác định xem khối u là lành tính hay ác tính và lựa chọn phương pháp điều trị tốt đối với khối u đó. Các khối u khác nhau đòi hỏi các loại điều trị khác nhau, từ các thủ tục xâm lấn tối thiểu đến phẫu thuật rộng hơn. Điều rất quan trọng là chẩn đoán chính xác khối u bằng sinh thiết trước khi bắt đầu điều trị.

2. Làm thế nào để phát hiện u nang hoặc khối u vùng miệng, hàm mặt?

U nang mặt và hàm và khối u thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể phát hiện ra bệnh trong quá trình kiểm tra hoặc chụp X-quang định kỳ. Bệnh thường có những triệu chứng giống như một vết sưng hoặc cục không đau. Những u nang và khối u này thường lành tính (không phải ung thư), tuy vậy tất cả các khối u ở đầu và cổ phải được các bác sĩ phẫu thuật miệng, hàm mặt kiểm tra càng sớm càng tốt.

Sau khi bác sĩ phẫu thuật kiểm tra u nang hoặc khối u, thường sẽ đề nghị bạn chụp X-quang panorex (chụp X-quang miệng và hàm), chụp CT (X-quang cho thấy bên trong một bộ phận cơ thể) hoặc MRI vùng đầu cổ (thử nghiệm sử dụng một nam châm mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô trong cơ thể) để xác định loại điều trị.

Chụp MRI cho phép xác định được u nang hoặc khối u vùng miệng, hàm mặt

3. Phương pháp điều trị u nang hoặc khối u?

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào việc u nang hoặc khối u của bệnh nhân là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt sẽ sử dụng các loại kỹ thuật phẫu thuật khác nhau để loại bỏ khối u và u nang. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cá nhân phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân.

3.1 Những lựa chọn điều trị có sẵn?

Các lựa chọn điều trị bệnh tùy thuộc vào triệu chứng, loại u nang hoặc khối u và giai đoạn tăng trưởng của nó. Trong một số ít trường hợp, khối u hoặc u nang có thể chỉ được điều trị bằng thuốc, nhưng hầu hết các trường hợp thường phải phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

3.1.1 Sinh thiết cắt bỏ

Phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ bất thường hoặc khu vực quan tâm.

Có bốn lựa chọn để lấy mẫu mô:

Kỹ thuật sinh thiết lạnh nhằm lấy mẫu mô

3.1.2 Ghép xương đồng loại (Allogeneic)

Ghép xương đồng loại là xương được lấy từ một người đã mất đã được đánh giá cẩn thận để đảm bảo sự kết hợp an toàn cho người bệnh. Xương được xử lý bằng cách sử dụng một số kỹ thuật khử trùng và đặt trên lỗ còn lại của khối u hoặc u nang. Điều này cho phép xương từ các vùng xương xung quanh phát triển trên mảnh ghép và lấp đầy lỗ.

4. Những rủi ro và biến chứng có thể có của u nang miệng hoặc khối u khi được loại bỏ?

Nhìn chung, phẫu thuật trên u nang hàm và khối u là an toàn khi được thực hiện bởi một chuyên gia được đào tạo tốt, bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm tại một trung tâm thực hiện nhiều ca phẫu thuật tương tự. Bất kỳ phẫu thuật nào cũng có khả năng rủi ro và biến chứng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận chi tiết về những điều này sau khi họ quyết định loại phẫu thuật phù hợp nhất bạn cần.

Phẫu thuật trên u nang hàm nên được thực hiện tại các bệnh viện lớn nhằm tránh rủi ro

5. Khi nào cần tái khám?

Bác sĩ sẽ khám lại cho bệnh khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt. Tại cuộc hẹn, bác sĩ sẽ giải thích kế hoạch theo dõi và tái khám u nang hoặc khối u, xác định theo dõi và điều trị trong tương lai.

Để sớm phát hiện ra các khối u bất thường, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/noi-cuc-trong-mieng-khong-dau-a61975.html