Đau bụng dưới khi mang thai có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân. Thời điểm đau bụng dưới cũng không cố định một số đau ngay trong tuần đầu hay tháng đầu của thai kỳ. Số khác thì xuất hiện vào những tháng giữa hay tháng cuối.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, bánh nhau luôn bám chắc vào thành tử cung. Nhờ nhau thai mà các chất dinh dưỡng qua dây rốn truyền đến để nuôi lớn thai nhi. Bé sẽ nhận trực tiếp các nhóm dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ trực tiếp nhanh chóng.
Bong bánh nhau khỏi tử cung là tình trạng hiếm gặp. Hiện tượng này khi xuất hiện sẽ khiến tử cũng của sản phụ căng cứng và xuất hiện những cơn đau. Bạn nên chú ý nếu bị đau bụng dưới trong tháng đầu mà không giảm hay cứ đau dai dẳng.
Thông thường hiện tượng bong tách bánh nhau chỉ xảy ra khi bạn sinh bé xong. Nếu hiện tượng này xảy ra sớm dưới 32 tuần thì nguy cơ vô cùng nguy hiểm. Đồng thời, bong nhau non có thể xuất hiện biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thật may mắn, theo thống kê chỉ có 1,5% tổng số sản phụ trên thế giới mắc phải hội chứng này.
Tâm lý và thói quen khi mang thai bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hormone. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì thói quen ăn uống đầy dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Cơ thể sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để đảm bảo đủ cung cấp cho cả mẹ và em bé.
Khi thai nhi có kích thước lớn lên sẽ gây chèn ép lên hệ tiêu hóa của mẹ. Do vậy, khi mang thai bạn cần cung cấp nhiều chất xơ để tránh táo bón hay khó tiêu dẫn đến đau bụng dưới,
Bên cạnh đó, nồng độ progesterone tăng khiến thức ăn di chuyển chậm hơn đến hệ tiêu hóa. Vì vậy sự chèn ép tăng và dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai.
Tăng cân khi mang thai là chuyện hết sức bình thường; đặc biệt khi bắt đầu bước vào tuần thứ 16 thai kỳ, lúc này em bé đã lớn và phát triển khá hoàn thiện nên sự chèn ép lên vùng bụng càng gây nên những cơn đau rõ rệt hơn.
Những cú đạp đánh dấu sự phát triển của thai nhi sẽ khiến mẹ đau nhói lúc đó.
Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó khiến cho các mẹ bầu gặp không ít khó khăn.
Ở tháng cuối cùng, thai nhi có xu hướng phát triển nhanh gấp nhiều lần so với những tháng trước. Vì thế bạn có xu hướng mệt mỏi căng thẳng dẫn đến chèn thần kinh vùng lưng và bụng dưới. Sự tăng nhanh kích thước vùng bụng và đùi cũng là nguyên nhân khiến cho bạn đau bụng dưới.
Hơn thế nữa, các mô liên kết quanh vùng chậu có thể bị căng dãn hết sức để nâng đỡ khi thai phát triển. Bạn dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu cơn đau kéo dài bạn có thể thử mát xa hoặc chườm nóng để được thư giãn.
Theo thống kê số ca nhiễm trùng đường tiết niệu chiếm 10% khi mang thai. Khi bị mắc phải triệu chứng này bạn sẽ cảm thấy: Đau nhức khi đi tiểu, đau buốt vùng chậu và bụng dưới. Đi tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây đau bụng dưới khi mang thai mà còn khiến tăng nguy cơ sinh non. Chính vì, vậy các bác sĩ rất chú trọng xét nghiệm kiểm tra loại trừ trước khi mang thai.
Sỏi mật ở phụ nữ sẽ xuất hiện khi bạn thừa cân và trên 35 tuổi. Một số khác có tiền sử mắc bệnh cũng tăng nguy cơ bị tái lại. Viêm túi mật khá nghiêm trọng và gây đau bụng. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến lan rộng cơn đau sang vùng thắt lưng hay bả vai.
Viêm ruột thừa khi mang thai không chỉ khó xác định mà còn tiềm ẩn những nguy hiểm đến sức khỏe. Với sự phát triển của thai nhi vị trí ruột thừa bị đẩy lên cao hơn. Chúng bị viêm sẽ dẫn đến chán ăn, nôn mửa.
Hiện tượng thai không nằm trong tử cung rất nguy hiểm. Thông thường sẽ được chẩn đoán và xử lý sớm trong những tuần đầu tiên. Nếu không kịp thời phát hiện có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của sản phụ.
Do vậy, các sản phụ cần lưu ý khám thai sớm khi phát hiện. Đồng thời thăm khám định kỳ và xét nghiệm đầy đủ. hãy làm theo yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ để được phát hiện đẩy lùi sớm nguy cơ này. Một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung dễ gặp cho các bạn lần đầu làm mẹ tham khảo đó là đau bụng và xuất huyết âm đạo.
Phụ nữ mang thai đều sẽ đối mặt với nguy cơ mắc phải tiền sản giật. Chẩn đoán hội chứng này thường thông qua huyết áp ở tuần 20, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra một số cơ quan. Triệu chứng này sẽ xuất hiện dai dẳng và dẫn đến thay đổi thị lực
Ngoài ra, tiền sản giật còn có một số triệu chứng như: Đau vai, đau đầu, buồn nôn, khó thở, phù nề chân tay mặt,... hút thuốc lá thụ động cũng được liệt kê là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ bị tiền sản giật.
Khi bạn không gặp phải bệnh lý hay mỗi nguy hiểm nào thì có thể áp dụng một số mẹo để giảm đau bụng dưới khi mang thai. Hãy vận động nhẹ nhàng để điều hòa nhịp thở giúp khí huyết lưu thông. Tắm nước ấm để thư giãn và giúp mạch máu hết tắc nghẽn. Đưa người hướng về vùng đau dữ dội, uống nhiều nước mỗi ngày, năm nghỉ ngơi.
Một số hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu gây nguy hiểm cho sản phụ. Số khác lại là do những thay đổi của cơ thể. Do vậy bạn cần xác định rõ nguyên nhân đau bụng khi mang thai. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/bau-16-tuan-dau-bung-duoi-a62428.html