Hiện nay, thế giới điện ảnh đang ngày càng phát triển, chính vì vậy nghề biên kịch trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra rất nhiều nhiều sự cạnh tranh, đòi hỏi những cây viết phải biết cách viết kịch bản sao cho hay và hấp dẫn nhất. Nếu bạn là người mới bước chập chững vào nghề biên kịch, thì hãy tham khảo những bí quyết viết kịch bản mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Trước khi tìm hiểu cách viết một kịch bản, bạn cần hiểu kịch bản là gì và những đặc điểm nổi bật của thể loại này. Theo định nghĩa, kịch bản là một tài liệu hoặc bản ghi văn bản mô tả chi tiết các sự kiện, cảnh quay và các hành động của các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật như phim, vở kịch hoặc chương trình truyền hình. Nó được sử dụng như một kế hoạch cho quá trình sản xuất và biểu diễn, giúp đạo diễn, diễn viên và những người tham gia khác hiểu và thực hiện các yêu cầu cụ thể của tác phẩm.
Kịch bản bao gồm thông tin về các cảnh quay, đối thoại, hành động và chỉ dẫn cho các yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, âm thanh và trang phục. Nó đưa ra cấp cấu trúc và hướng dẫn cho diễn viên và ekip sản xuất để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Thông qua kịch bản, nhà sản xuất sẽ dễ dàng truyền tải thông điệp của mình tới với khán giả.
Kịch bản có thể được viết bởi một nhà viết kịch bản chuyên nghiệp hoặc nhà làm phim, hoặc được thực hiện bởi những người trong đội ngũ sản xuất tác phẩm. Nó là công cụ quan trọng trong quá trình sản xuất nghệ thuật và giúp tạo ra sự cân nhắc và tổ chức cho tác phẩm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Kịch bản là một tài liệu hoặc bản ghi văn bản mô tả chi tiết các sự kiện
Kịch bản gồm những gì? Một số đặc điểm nổi bật nhất có thể kể tới của kịch bản đó là:
Cấu trúc: Kịch bản thường có một cấu trúc rõ ràng, gồm các mục tiêu và phân đoạn chi tiết về cảnh quay, đối thoại, hành động và chỉ dẫn kỹ thuật. Cấu trúc này giúp tạo ra sự liên kết logic giữa các phần của tác phẩm.
Mô tả cảnh quay: Kịch bản mô tả chi tiết về môi trường và không gian của mỗi cảnh quay. Nó bao gồm các chỉ dẫn về nơi diễn ra cảnh như nội thất, ngoại thất hoặc các địa điểm đặc biệt. Mô tả cảnh quay, cung cấp thông tin quan trọng cho đạo diễn và ekip sản xuất.
Đối thoại: Kịch bản chứa các đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Đối thoại sẽ mô tả những gì nhân vật nói và thường được đặt trong dấu ngoặc kép. Nó cũng có thể bao gồm các chỉ dẫn về cách diễn đạt, tâm trạng và cử chỉ của nhân vật.
Hành động: Kịch bản mô tả các hành động và hoạt động của các nhân vật trong từng cảnh quay. Nó giúp diễn viên hiểu và thực hiện các hành động cần thiết để phù hợp với câu chuyện.
Chỉ dẫn kỹ thuật: Kịch bản có thể bao gồm các chỉ dẫn về ánh sáng, âm thanh, trang phục và các yếu tố kỹ thuật khác. Chúng giúp đạo diễn và ekip sản xuất hiểu và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho tác phẩm.
Thời gian và thứ tự: Kịch bản thường sắp xếp các cảnh quay theo thứ tự thời gian diễn ra và có thể chứa các chỉ dẫn về thời gian và thứ tự diễn biến của các sự kiện.
Định dạng: Kịch bản tuân theo một định dạng chuẩn, có thể là định dạng tiêu chuẩn của ngành công nghiệp điện ảnh hoặc văn bản kịch. Định dạng này giúp cho việc đọc và hiểu kịch bản dễ dàng hơn.
Những đặc điểm này giúp kịch bản trở thành công cụ quan trọng trong quá trình sản xuất một tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, nó cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho diễn viên và ekip sản xuất để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh.
>>> Xem thêm: Cinemagraph là gì? Cách tạo Cinemagraph chưa đến 60s cho người mới
Đặc điểm của một kịch bản
Sau khi đã nắm được kịch bản là gì và những đặc điểm của kịch bản, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết kịch bản chi tiết trong phần này. Các bước cụ thể như sau:
Ở phần chuẩn bị này, bạn cần nắm được kịch bản là gì, kịch bản mẫu và lên ý tưởng kịch bản. Từng phần cụ thể sẽ được trình bày ngay sau đây:
Đối với nghề viết kịch bản nói riêng và các nghề khác nói chung luôn đòi hỏi bạn phải thực sự có cái nhìn chung về nó, có như vậy thì bạn mới có thể thực hành một cách tốt nhất. Riêng đối với nghề biên kịch, bạn phải nắm được định nghĩa kịch bản là gì trước khi học cách viết kịch bản hay.
Cụ thể, kịch bản là một bản thảo phác thảo toàn bộ các yếu tố liên quan đến một câu chuyện, sự việc cụ thể như là hình ảnh, lời thoại, cử chỉ, âm thanh, hành động, biểu cảm,... Độ dài của kịch bản sẽ tùy theo nội dung câu chuyện mà người biên kịch sẽ thực hiện phân cảnh.
Kịch bản là một bản phác thảo về một câu chuyện, sự việc
Những kịch bản của những bộ phim lớn thì đó không chỉ là thành quả của một người mà là cả đoàn sản xuất. Đặc biệt, thể loại kịch bản phim truyền hình hoặc phim giải trí thường chú trọng cả phần nghe và phần nhìn nên đòi hỏi nhà biên kịch phải có sự tư duy sáng tạo trong ngôn ngữ.
Nếu lĩnh vực bạn đang làm là làm phim thì bạn nên tham khảo các kịch bản phim mẫu, đặc biệt là lời thoại kịch bản của những bộ phim nổi tiếng. Thông qua những kịch bản này, bạn có thể học hỏi được cách trình bày kịch bản theo form chuẩn nhất. Khi tham khảo kịch bản mẫu, bạn nên chú ý đến những phần mô tả và lời thoại của nhân vật vì đây được xem là phần “linh hồn” của một kịch bản.
Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi thực hiện một kịch bản đó chính là lên ý tưởng. Một ý tưởng hay đồng nghĩa với việc bạn sẽ xây dựng được một kịch bản hay. Đầu tiên, hãy lên sẵn bộ khung cho ý tưởng, hay còn được gọi là cốt truyện. Sau khi đã lên được ý tưởng chính thì bạn nên triển khai thêm những ý tưởng phụ liên kết với ý tưởng chính để làm rõ nội dung mình muốn hướng tới. Điều này sẽ giúp cho câu chuyện mạch lạc và có nhiều đoạn cao trào hơn.
Ý tưởng được xem là phần quan trọng nhất của một kịch bản
Để lên ý tưởng phụ, bạn có thể thông qua việc trả lời các câu hỏi như "Tính cách các nhân vật như thế nào?", "Yếu tố nào đóng vai trò chủ chốt trong câu chuyện?", "Các nhân vật tương tác với nhau như thế nào?", "Kịch bản có lỗ hổng nào không?", "Những câu thoại nào giúp tạo nên tính hấp dẫn cho kịch bản?",... Như vậy, sau khi liên kết các ý tưởng mà mình đã có, bạn sẽ tạo nên một ý tưởng hoàn chỉnh và thống nhất.
Sau khi chuẩn bị xong thì bước tiếp theo trong cách viết kịch bản đó chính là thực hiện viết kịch bản. Cụ thể, bạn nên tiến hành theo quy trình sau đây.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa đề cương câu chuyện với ý tưởng câu chuyện và gộp nó là một. Tuy nhiên, thực tế hai yếu tố này hoàn toàn khác nhau. Nếu ý tưởng là một ngôi sao sáng thì đề cương chính là bầu trời chứa những ngôi sao lấp lánh. Đề cương sẽ thực hiện nhiệm vụ miêu tả, diễn giải chi tiết ý tưởng mà bạn đã lên. Khi lên đề cương cho kịch bản, bạn cần chú ý đến những điểm như sau:
Độ dài: Độ dài của kịch bản sẽ tùy thuộc vào thể loại và cách xây dựng kịch bản của bạn. Thông thường, đối với những kịch bản phim mẫu sẽ chiếm độ dài lớn nhất (khoảng 120 trang).
Nội dung: Không rườm rà, lan man, chú ý cắt bỏ những phân đoạn không có sự liên quan đến cốt truyện, sự dài dòng sẽ khiến kịch bản của bạn kém hấp dẫn và gây rối.
Chú ý tập trung vào những diễn biến chính, những mâu thuẫn và kịch tính để đẩy kịch bản lên cao trào.
Bạn cần lên đề cương cho kịch bản dựa trên ý tưởng ban đầu
Sau khi đã hoàn thành việc lên đề cương cho câu chuyện trong cách viết kịch bản, bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó là phân cảnh. Tùy thuộc vào nội dung kịch bản mà bạn xây dựng sẽ có cách phân cảnh khác nhau. Mỗi phân cảnh tuy được diễn ra một cách độc lập nhưng vẫn cần sự liên kết về nội dung với nhau. Thông thường, khi phân cảnh cho kịch bản, người ta sẽ chia thành 3 phần khác nhau là:
Phần 1: Bối cảnh: Trong phần này, bạn sẽ giới thiệu chung về nhân vật cũng như bối cảnh chính (nông thôn, thành thị, gia đình, công sở hay một môi trường khác).
Phần 2: Đây là phần chính của câu chuyện. Cụ thể, bạn sẽ tập trung khai thác sự thay đổi của nhân vật để đẩy cao trào của câu chuyện.
Phần 3: Hạ màn: Tức là phần kết thúc. Trong phần này mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết và kết thúc câu chuyện (có thể là kết thúc có hậu hoặc không có hậu).
Trong cách viết kịch bản, việc bổ sung thêm các phân đoạn sau khi đã phân cảnh được xem là bước không thể thiếu. Nguyên nhân là vì trong quá trình phân cảnh, bạn rất dễ gặp những lỗ hổng khiến cho câu chuyện thiếu đi sự mạch lạc và gây khó hiểu cho người xem. Vì vậy, sau khi phân cảnh xong, hãy chú ý rà soát lại và bổ sung thêm các phân đoạn (nếu có). Khi bổ sung phân đoạn, bạn cần chú ý chỉ tập trung vào một nhân vật nhất định. Đặc biệt, phân đoạn sẽ diễn ra với những đoạn cao trào độc lập và có sức ảnh hưởng đến diễn biến của phim.
Bổ sung phân đoạn giúp tránh được những lỗ hổng khi phân cảnh
Mỗi một bối cảnh trong phim đều chứa đựng những tình tiết của bộ phim. Chúng được diễn ra ở những địa điểm nhất định và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Nếu có cảnh nào không giúp ích cho việc đẩy nhanh những tình tiết đó, bạn cần cắt bỏ chúng khỏi kịch bản. Những cảnh phim vô nghĩa đó sẽ bị khán giả coi là "sạn" và nó sẽ kéo toàn bộ câu chuyện xuống theo một chiều hướng tệ hơn.
Một trong những bước khó nhất khi viết kịch bản là xây dựng lời thoại. Một kịch bản hay và hấp dẫn đòi hỏi kịch bản phải có những lời thoại ấn tượng, làm sao cho các nhân vật có sự tương tác với nhau và làm nổi lên đặc trưng tính cách của chính nhân vật đó. Để xây dựng được lời thoại hay thì bạn cần chú ý đến 2 điểm dưới đây:
Lời thoại không nhất thiết phải quá dài: Nếu lời thoại dài sẽ khiến cho người xem khó nắm bắt được nội dung mà nhân vật muốn truyền tải. Lời thoại nên ngắn gọn, súc tích và có điểm nhấn.
Lời thoại tập trung vào tính cách nhân vật: Tùy thuộc vào nhân vật mà bạn nên xây dựng lời thoại phù hợp. Giải sử, đối với những nhân vật dịu dàng, hiền lành thì bạn nên dùng câu thoại mang tính chất nhỏ nhẹ. Còn đối với nhân vật có tính cách bặm trợn thì bạn nên dùng ngôn ngữ mang tính hằn học và gắt gỏng hơn.
Xây dựng lời thoại cho kịch bản
Trong cách viết kịch bản livestream hoặc các loại kịch bản bất kỳ, kịch bản cần được trình bày chuẩn theo form quy định để nhà sản xuất và các diễn viên dễ theo dõi. Một kịch bản chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu trình bày như sau:
Kịch bản sẽ được trình bày trên khổ giấy A4, lề trên và lề dưới được căn ở mức 0.5 và 1cm. Còn lề trái được căn ở mức 1.2 - 1.6cm, lề phải là 0.5 - 1cm. Số trang sẽ được đánh ở góc trên cùng bên phải, riêng trang ghi tiêu đề phim thì không đánh số.
Phông chữ sử dụng để viết kịch bản phim là Courier cỡ 12. Theo quy định, một trang kịch bản với phông chữ Courier sẽ tương ứng với 1 thước phim.
Việc nắm bắt quy chuẩn trình bày kịch bản giúp cho kịch bản của bạn được hoàn thiện hơn
Định dạng kịch bản sẽ bao gồm mở cảnh, độ dài đoạn văn, tên nhân vật và lời thoại. Mỗi yếu tố sẽ có những quy định riêng như sau:
Mở cảnh: Mở cảnh hay còn được gọi là bối cảnh của câu chuyện. Đối với phần này thì bạn cần viết hoa toàn bộ, sau đó ghi chú đây là bối cảnh ngoại (ngoài trời) hay nội (trong nhà).
Độ dài đoạn văn: Độ dài lý tưởng của 1 đoạn văn trong kịch bản là 5 - 6 dòng.
Tên nhân vật: Tên nhân vật thì bạn nên viết hoa và cách lề trái 3.5cm. Nếu ngôn ngữ nhân vật là thuyết minh thì bạn viết chữ V.O bên cạnh, còn nếu là ngôn ngữ hình thể thì bạn viết chữ O.S.
Lời thoại: Lời thoại nằm ngay dưới tên của nhân vật, cách lề trái 2.5cm và cách lề phải từ 2 - 2.5cm.
Sau khi đã viết xong nội dung và thực hiện xong phần trình bày, bạn cần đọc và chỉnh sửa lại kịch bản. Trong phần này, bạn cần loại bỏ các chi tiết thừa, soát lỗi chính tả và xem xem kịch bản của mình đã đủ tính logic hay chưa. Để kịch bản được hoàn thiện, bạn nên gửi tác phẩm cho bạn bè hoặc những người có chuyên môn đọc giúp.
Sau khi viết xong kịch bản, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn đầu óc từ 1 - 2 tuần rồi quay lại đọc kịch bản của mình. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tạm "quên" đi kịch bản gốc để có được cái nhìn khách quan và mới mẻ cho kịch bản của mình. Bạn nên rà soát lại một lượt, để loại bỏ các chi tiết thừa gồm phân đoạn, cảnh hoặc lời thoại. Việc loại bỏ các chi tiết thừa thãi sẽ giúp cho câu chuyện có mối liên kết chặt chẽ hơn, tránh tình trạng bị lạc đề.
Đọc và loại bỏ chi tiết thừa trong kịch bản
Việc tự mình đọc tác phẩm của mình đôi khi sẽ làm bạn không nhận ra được điểm bất hợp lý hoặc vấn đề của mình. Chính vì vậy, bạn nên gửi kịch bản cho bạn bè hoặc những người có chuyên môn để nhờ họ đánh giá. Thông qua những góp ý, bạn sẽ xem xét lại và tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp. Việc này có thể tốn thời gian và không phải lúc nào cũng sẽ có người sẵn sàng dành thời gian để đọc kịch bản của bạn nhưng bạn vẫn nên thực hiện để có thể hoàn thiện tác phẩm của mình.
Sai khi đã sửa theo góp ý của người quen, bạn vẫn cần xem lại cốt truyện và nhân vật một cách kỹ lưỡng để sửa lại những điểm chính. Bạn cần chú ý đến các câu từ, lời thoại và hành động chưa nhất quán của các nhân vật tất cả các chi tiết nhỏ nhất.
Sửa kịch bản tới khi hài lòng
Ở phần nội dung bên trên, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách viết kịch bản chi tiết nhất dành cho người mới bắt đầu. Ngoài cách viết, bạn cần chú ý tới một số vấn đề khác để có được một kịch bản hoàn chỉnh. Đó là những vấn đề như sau:
Trước khi viết kịch bản, bạn phải hiểu rõ mục đích của kịch bản mình làm ra. Đó là kịch bản PR cho một sản phẩm mới, giới thiệu một bộ phim, vì một mục đích nghệ thuật hay thương mại nào đó. Tiếp đến, bạn cần hiểu rõ từng tuyến nhân vật mình sẽ xây dựng trong kịch bản của mình. Bạn cần phân tách rõ ràng đâu là nhân vật chính, đâu là nhân vật phụ và những nhân vật "quần chúng" trong câu chuyện của mình.
Càng hiểu rõ kịch bản của mình, bạn sẽ có những góc nhìn sâu sắc hơn để đi sâu vào câu chuyện. Có như vậy, kịch bản bạn làm ra mới đủ sức thuyết phục người xem, mới chiếm được tình cảm của khán giả. Một kịch bản hời hợt, công nghiệp và không có tính sáng tạo sẽ rất khó cạnh tranh trong thời điểm hiện tại, nhất là khi những công cụ sáng tạo nội dung AI phát triển mạnh mẽ.
Hiểu rõ mục đích của kịch bản mình làm ra
Một kịch bản hay trước tiên phải có sự thống nhất và logic từ đoạn mở đầu tới khi kết thúc. Cho dù bạn sử dụng bao nhiêu ngôn từ hoa mỹ, bao nhiêu biện pháp tu từ đinh cao hay xây dựng cốt truyện hấp dẫn mà mạch truyện không logic, thiếu sự đồng bộ thì kịch bản của bạn vẫn không được đánh giá cao. Muốn hay thì trước tiên cần đúng và chính xác, bạn nên dành thời gian để trau truốt cho kịch bản của mình, đảm bảo sự thống nhất từ đầu tới cuối để tạo ấn tượng và thu hút người xem.
Nếu đang trong quá trình học viết kịch bản, bạn nên thử và trải nghiệm nhiều phong cách viết khác nhau để tìm được cho mình phong cách phù hợp nhất. Thông qua việc thử và chọn lọc này, bạn sẽ biết được nhu cầu thị trường đang ở đâu cũng như khả năng của chính mình.
Một số bạn may mắn có thể tìm được phong cách riêng của mình thông qua quá trình này. Còn một số bạn không thể tự xây dựng "chất" riêng cho mình thì cũng có thể nâng cao tay nghề và khả năng tư duy của bản thân.
Không ngại thử các loại kịch bản khác nhau
Muốn trở thành một người viết kịch bản giỏi, bạn cần chăm chỉ đọc và nghiên cứu các kịch bản trong đa dạng lĩnh vực. Việc đọc và tự học sẽ giúp bạn tìm kiếm được nhiều ý tưởng hấp dẫn để cho kịch bản của mình sau này.
Càng đọc nhiều, khả năng tư duy câu từ và những kỹ năng liên quan tới viết kịch bản của bạn cũng sẽ được cải thiện. Hãy biến việc đọc và nghiên cứu kịch bản thành thói quen của bạn chứ không phải chỉ là hành động nhất thời khi cần làm một kịch bản nào đó.
Ngoài đọc kịch bản, bạn có thể tìm ý tưởng viết bằng cách đọc sách, nghe postcard, xem youtube, xem bài viết trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram,...), xem phim,... Càng đa dạng các kênh nội dung, bạn sẽ càng tìm được nhiều ý tưởng thú vị cho các dự án riêng của mình. Nếu bận rộn, bạn hãy cố gắng sắp xếp dành ra 30 phút/ngày để đọc, xem và nghe nội dung từ những nguồn chúng tôi vừa gợi ý.
Dành thời gian tìm ý tưởng từ những nguồn khác
Liên quan tới cách viết kịch bản còn rất nhiều câu hỏi như là "Kịch bản nên dài bao nhiêu?", "Viết kịch bản nên dùng Font nào?", "Kịch bản nên căn chỉnh thế nào?",... Dưới đây sẽ là một vài giải đáp của Unica:
Độ dài của kịch bản sẽ phụ thuộc vào loại tác phẩm và mục đích sử dụng. Một số kịch bản có thể ngắn chỉ từ vài trang đến vài chục trang, trong khi những tác phẩm lớn có thể dài hàng trăm trang. Ví dụ, kịch bản trung bình của một bộ phim truyện là khoảng 95 tới 125 trang. Hiện nay ở Hollywood, kịch bản thường vào khoảng 114 trang, trong đó, các bộ phim hài thường ngắn hơn, phim tâm lý sẽ dài hơn. Những kịch bản này cần phải cung cấp mô tả chi tiết hơn về các cảnh quay, đối thoại và các yếu tố kỹ thuật.
Còn kịch bản ngắn thường là những tác phẩm nhỏ, đó có thể là phim ngắn hoặc vở kịch ngắn. Những tác phẩm này thường chỉ cần mô tả một số cảnh quay và đối thoại cơ bản.
Quan trọng nhất là kịch bản phải đủ chi tiết để diễn viên và ekip sản xuất hiểu và thực hiện công việc của mình. Song song với đó, cũng cần tránh việc kịch bản quá dài và phức tạp, gây khó khăn trong quá trình đọc hiểu. Điều quan trọng là kịch bản phải đủ ngắn gọn và rõ ràng để truyền đạt ý tưởng và thông tin cần thiết một cách hiệu quả.
Độ dài của kịch bản sẽ phụ thuộc vào loại tác phẩm và mục đích sử dụng
Hiện nay, Font phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho việc viết kịch bản là Courier và Courier New. Font Courier và Courier New có đặc điểm là chữ in đều, dễ đọc và tương thích với hầu hết các phần mềm và công cụ viết kịch bản. Chúng thường được sử dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh và văn bản kịch.
Khi viết kịch bản, ngoài việc chọn font phù hợp, người viết cũng nên tuân thủ các quy định định dạng chuẩn của ngành này. Điều này giúp cho kịch bản dễ đọc, dễ hiểu và tạo sự nhất quán trong quá trình trình bày và chia sẻ với các thành viên khác trong đội ngũ sản xuất.
Nếu có yêu cầu đặc biệt từ đơn vị sản xuất hoặc công ty, bạn nên tuân thủ các quy định và hướng dẫn về font và định dạng được yêu cầu để đảm bảo sự thống nhất và chuyên nghiệp trong việc trình bày kịch bản.
Bạn hoàn toàn có thể viết kịch bản phim bằng Microsoft Word để tiết kiệm chi phí thay vì phải mua bản quyền các phần mềm chuyên viết kịch bản. Tuy nhiên, cách viết kịch bản vẫn sẽ tồn tại nhược điểm như là bạn cần tự thiết lập các chuẩn bằng tay như:
Sử dụng font chữ Courier, size 12.
Canh lề: lề trái 1.5 inches, lề phải: 0.5 inches, lề trên và lề dưới là 1 inch.
Đối thoại cách lề trái là 2.5 inche và tên nhân vật nằm phía trên lời thoại, và cách lề trái 3.7 inche.
Về phần đánh số trang: Đánh ở góc trên bên phải kịch bản.
Bắt đầu trang kịch bản với chữ FADE IN.
Kết thúc kịch bản với chữ THE END hoặc FADE OUT cuối trang hoặc giữa trang.
Bạn hoàn toàn có thể viết kịch bản phim bằng Microsoft Word
Cấu trúc cơ bản của một kịch bản sẽ gồm có Sence heading, Action lines, Nhân vật, Thoại và Chú giải. Khi thực hiện cách viết kịch bản, bạn cần tuân thủ theo từng yêu cầu cụ thể dưới đây:
Sence heading là tiêu đề cho mỗi cảnh quay. Nó thường được đặt ở đầu mỗi phân đoạn của kịch bản để giúp xác định nơi diễn ra cảnh quay. Thông tin trong Sence heading bao gồm thời gian, địa điểm và môi trường của cảnh quay.
Ví dụ: INT. PHÒNG KHÁCH - NGÀY
Action lines mô tả các hành động và hoạt động trong cảnh quay. Chúng đặt trong đoạn văn bản không được gạch đầu dòng và được viết trong chữ in nghiêng. Action lines cung cấp thông tin về các hoạt động của nhân vật và các yếu tố hình ảnh khác trong cảnh.
Ví dụ: Nancy ngồi trên ghế sofa, đọc một cuốn sách. Bàn trà đặt trước mặt cô có một ly nước và một đĩa bánh quy hạnh nhân.
Trong kịch bản, sau khi mô tả hành động, tên của nhân vật được đặt trước thoại của họ để chỉ ra người nói. Tên nhân vật thường được viết hoa và đặt trong cặp dấu ngoặc kép hoặc cặp dấu vuông.
Ví dụ: MARY (đọc sách) tôi không thể rời mắt khỏi trang cuối cùng.
Thoại là các đoạn đối thoại giữa các nhân vật trong kịch bản. Nó nằm sau tên nhân vật và được viết trong chữ in thường. Các câu thoại của các nhân vật được đặt trong cặp dấu ngoặc kép hoặc cặp dấu vuông.
Ví dụ:
JOHN (đi vào phòng): Chào Mary, bạn đang đọc cuốn sách gì mà hăng say vậy?
MARY (gật đầu): Cuốn sách này hay lắm, nó viết về cuộc phiêu lưu của một nhà thám hiểm.
Chú giải là các ghi chú hoặc chỉ dẫn bổ sung cho các yếu tố kỹ thuật trong kịch bản như ánh sáng, âm thanh hoặc trang phục. Chúng thường được đặt trong cặp dấu ngoặc vuông và in nghiêng.
Ví dụ: JOHN (đứng dậy, nói với một giọng nghẹn ngào): Tôi muốn nói với bạn một điều quan trọng.
Lưu ý: Cấu trúc này chỉ là một cách thức chung để trình bày kịch bản. Tuy nhiên, phần cấu trúc này có thể biến đổi để tạo nên sự độc đáo, mới lạ tùy vào nhu cầu của người sử dụng.
Cấu trúc của một kịch bản
Khi thực hiện cách viết kịch bản, bạn cần tránh làm những điều này vì đây sẽ là những yếu tố khiến kịch bản quay video hoặc bất kỳ loại kịch bản nào của bạn mất giá trị:
Không rõ ràng
Nội dung mỏng, sơ sài, kém hấp dẫn
Tình tiết phi thực tế khiến người xem không thể tin
Kịch bản có quá nhiều thành phần vô ích
Kịch bản có nhiều lỗ hổng
Kết cuộc yếu: Kết theo kiểu "từ trên giời rơi xuống" (không có sự chuẩn bị trước), kết kiểu đuôi cá (đột ngột), kết cuộc kéo dài
Với những chia sẻ ở trên các bạn đã cơ bản phần nào nắm được cách viết kịch bản ấn tượng cho người xem, cho khách hàng. Bạn cũng có thể áp dụng các bước này khi xây dựng kịch bản livestream bán hàng sao cho thu hút và ấn tượng nhất. Tuy nhiên, có nhiều người nhận thấy tiềm năng của nghề này, muốn bước chân vào viết kịch bản nhưng không hiểu được kịch bản là gì?
>>> Tham khảo khóa học "BIÊN KỊCH BẠN LÀ AI" của giảng viên Thanh Bình Nguyên.
Giải mã khóa học "Biên kịch bạn là ai"
Biên kịch là ngành có cơ hội rất tốt, đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, để có một vị trí biên kịch trong hãng phim hay công ty truyền thông nào đó không phải chuyện đơn giản. Khóa học "Biên kịch bạn là ai" bao gồm 9 bài giảng giúp bạn có thể tự tin viết được những thể loại kịch bản như phim ngắn, phim hài, sitcom, viral, sự kiện...
Khóa học "Biên kịch bạn là ai"
Xem ngay: Biên kịch bạn là ai
Khóa học được biên soạn và giảng dạy bởi Biên kịch - đạo diễn - giảng viên Nguyễn Thanh Bình. Anh được biết đến với vai trò là hội viên hội nhà văn TP. HCM, hội điện ảnh TP. HCM. Ngoài ra, anh còn là giảng viên bộ môn kịch bản tại học viên bưu chính viễn thông.
Đây là khóa học Biên kịch online đầu tiên có thể tập hợp tất cả các thể loại kịch bản hiện nay. Do giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm viết và duyệt kịch bản ở các hãng phim, kênh truyền hình, và đang giảng dạy môn Kịch bản.
Kết thúc khóa học, bạn sẽ tự tin sáng tạo được những thể loại kịch bản phim cho bản thân, có thêm những cách học trực quan, sinh động, dễ hiểu để nâng cao khả năng viết lách, cảm nhận nghệ thuật của bản thân.
Trên đây là cách viết kịch bản chuẩn nhất mà những tay biên kịch “gà mờ” nên tham khảo thêm.
Ngoài ra đừng bỏ lỡ các khóa học dựng phim và cơ hội học Photoshop cùng chuyên gia Huy Quần Hoa trong các khoá học siêu hấp dẫn khác ngay trên Unica để trang bị thêm cho mình kiến thức về tính năng chỉnh sửa ảnh trên photoshop để có thể tạo lên những thước phim đẹp đúng chuẩn nhé!
Chúc các bạn thành công!
Link nội dung: https://blog24hvn.com/hoc-viet-kich-ban-a62522.html