Vào mùa hè chúng ta sẽ thường gặp trường hợp chó bị ong chích. Vết chích không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt nếu chó bị dị ứng nọc ong hoặc ong đốt vào vùng mặt, cổ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để nhận biết dấu hiệu chó bị ong đốt, đánh giá mức độ nguy hiểm tùy vào vị trí vết chích và hướng dẫn cách sơ cứu, giảm sưng nhanh chóng tại nhà, đồng thời mách bạn các tips phòng tránh hiệu quả để bảo vệ thú cưng khỏi loại côn trùng này.
Sưng tấy tại vùng bị đốt: Vết đốt sưng đỏ, thường có hình tròn và kích thước tương đương đồng xu. Biểu hiện đau đớn và khó chịu: Chó rên rỉ, liếm hoặc gãi mạnh vào vùng bị đốt. Khó thở hoặc thở bất thường: Nếu bị đốt ở vùng mặt, cổ, miệng hoặc ngực, chó có thể thở khò khè, khó thở, thậm chí ngạt thở (trường hợp nghiêm trọng). Đi khập khiễng: Nếu bị đốt ở chân, chó sẽ đi lại khó khăn. Sưng phù mặt: Đặc biệt khi bị đốt ở vùng đầu, mặt. Dấu hiệu dị ứng: Một số chó dị ứng nọc ong, biểu hiện bằng khó thở và sưng tấy lan rộng.
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, đặc biệt khi có tổ ong gần đó, rất có thể chó đã bị ong đốt. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể do côn trùng khác (bọ cạp, rết, kiến độc) gây ra. Trong mọi trường hợp, cần xử lý nhanh chóng và đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho chó.
Nếu chó bị các loài ong thông thường như ong mật, ong ruồi chích thì không đáng lo lắm, còn nếu chó bị các loài ong độc như ong bắp cày, ong vò vẽ đốt thì chó có thể có những triệu chứng như nôn mửa, hó thở, suy tim, nếu không phát hiện kịp thời tỷ lệ tử vong sẽ lên đến 80%. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt còn tùy thuộc vào vị trí vết đốt và loại ong chích.
Nếu chó bị ong đốt vào mặt, phản ứng viêm tại chỗ sẽ khiến cơ mặt sưng phù và có thể co giật nhẹ. Nọc ong cũng có thể lan đến mắt, gây ra tình trạng mí mắt sụp xuống, đỏ và sưng xung quanh mắt. Chó có thể rên rỉ hoặc kêu ư ử vì đau đớn.
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, chó có thể dùng chân cào lên mặt, làm tổn thương vùng da bị ong đốt, gây trầy xước và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu chó vô tình cào vào mắt, có thể dẫn đến tổn thương mắt nghiêm trọng.
Khi bị ong đốt vào chân, chó sẽ đi khập khiễng do chân bị sưng đau. Chó có thể không thể đi lại bình thường hoặc liên tục liếm hoặc cắn vào vùng bị đốt.
Nếu không được xử lý kịp thời, chân chó có thể sưng to bất thường, gây khó khăn trong việc di chuyển và vận động.
Đây là trường hợp nguy hiểm nhất. Nọc ong có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, phù nề có thể chèn ép phổi, gây khó thở, thậm chí ngạt thở.
Biểu hiện: Vùng ngực bị đốt sưng tấy, chó thở khò khè, khó thở, thường xuyên dùng chân gãi mạnh vào vùng bị đốt và kêu rên.
Lưu ý: Nếu chó của bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau khi bị ong đốt, hãy ngay lập tức đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Funpet TPHCM có 2 cơ sở ở Quận 2 và Quận 7, Funpet Hà Nội có ở Thanh Xuân và Cầu Giấy, tất cả mở cửa 24/24 sẵn sàng hỗ trợ thú cưng và gia đình trong những tình huống khẩn cấp.
Dựa trên mức độ biểu hiện lâm sàng của phản ứng dị ứng, chúng ta có thể phân loại các tổn thương do ong đốt ở chó thành bốn cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Đáp ứng viêm tại chỗ, biểu hiện sưng, đỏ, đau tại vị trí ong đốt. Các triệu chứng này thường tự khỏi sau vài giờ.
Cấp độ 2: Phản ứng dị ứng lan rộng, biểu hiện phù nề, mẩn ngứa toàn thân, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy.
Cấp độ 3: Co thắt phế quản, gây khó thở, thở khò khè, tím tái niêm mạc.
Cấp độ 4: Sốc phản vệ, biểu hiện suy tuần hoàn cấp, trụy mạch, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Số lượng vết đốt: Chó bị đốt nhiều nốt cùng lúc sẽ có nguy cơ phản ứng nghiêm trọng hơn so với chỉ bị đốt một nốt. Vị trí vết đốt: Vết đốt ở vùng miệng hoặc cổ họng đặc biệt nguy hiểm do có thể gây sưng phù, cản trở đường thở, dẫn đến khó thở và ngạt thở. Tiền sử dị ứng: Chó đã từng bị dị ứng với nọc ong trước đó có nguy cơ cao bị phản ứng dị ứng nặng hơn khi bị đốt lại. Cơ địa dị ứng: Một số giống chó có cơ địa dễ bị dị ứng hơn những giống khác, do đó, chúng có nguy cơ cao hơn bị phản ứng nặng khi bị ong đốt.
Khi chó bị ong đốt, bạn cần quan sát là vết đốt trên da. Nếu phát hiện ngòi ong còn sót lại ở giữa vết thương, hãy sử dụng một thẻ nhựa cứng hoặc sống dao để gạt ngang nhẹ nhàng qua vết đốt, lấy ngòi ong ra. Tuyệt đối không sử dụng móng tay hoặc nhíp để bóp hay nặn, vì điều này có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn. Sau đó, thực hiện các bước sau:
Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc điều trị các biến chứng nếu cần thiết. Tuyệt đối không tự ý cho chó dùng thuốc kháng histamine mà không có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Đây chỉ là hướng dẫn sơ cứu ban đầu. Tình trạng của mỗi chú chó có thể khác nhau, vì vậy hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, các triệu chứng khó chịu do ong đốt ở chó sẽ thuyên giảm đáng kể trong vòng vài giờ và biến mất hoàn toàn sau 1-2 ngày. Cụ thể, tình trạng sưng, đau, viêm tại vị trí tổn thương thường giảm dần trong khoảng 12-24 giờ.
Tuy nhiên, thời gian hồi phục có thể dao động tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Mức độ nghiêm trọng của vết đốt: Số lượng vết đốt càng nhiều, nọc độc càng nhiều thì thời gian hồi phục càng lâu. Vị trí bị đốt: Các vị trí nhạy cảm như mặt, cổ, họng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần thời gian hồi phục lâu hơn. Phản ứng dị ứng của chó: Chó bị dị ứng với nọc ong sẽ có phản ứng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị đặc biệt. Phương pháp điều trị: Việc sơ cứu và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục.
Luôn quan sát chó khi chúng ở ngoài trời, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều hoa hoặc tổ ong. Ngăn chặn chó tò mò hoặc cố gắng tiếp cận ong. Vào mùa ong hoạt động mạnh, nên hạn chế cho chó vui chơi ở ngoài vườn. Quan sát kỹ môi trường xung quanh để phát hiện dấu hiệu của ong trước khi cho chó chạy tự do. Tránh khu vực nguy hiểm: Không cho chó đến gần các bụi rậm, khu vực nhiều hoa, hoặc nơi có tổ ong. Vệ sinh môi trường: Đậy kín thùng rác, dọn dẹp trái cây rụng hoặc đồ uống ngọt đổ ra ngoài để tránh thu hút ong. Tạo khu vực an toàn: Thiết lập khu vực chơi riêng cho chó bằng hàng rào hoặc cổng chắn, tránh xa khu vực có ong.
Huấn luyện chó không đuổi theo hoặc chọc phá tổ ong: Dạy chó các lệnh cơ bản như “bỏ qua” hoặc “đứng yên” để chuyển hướng chú ý của chúng khỏi côn trùng.
Tránh sử dụng sản phẩm có mùi thơm cho chó: Hạn chế sử dụng dầu gội, xà phòng, hoặc các sản phẩm chăm sóc có mùi hương mạnh cho chó, vì chúng có thể thu hút ong. Tránh xịt nước hoa lên lông chó, vì mùi hương có thể thu hút ong đến gần.
Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp: Nếu chó có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với nọc ong, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y về việc mang theo thuốc kháng histamine (ví dụ: diphenhydramine) khi đi ra ngoài.
Chó có thể bị ong đốt ở bên trong miệng không? Làm thế nào để xử lý?
Có, chó có thể bị ong đốt bên trong miệng nếu chúng cố gắng bắt hoặc nhai ong. Đây là tình huống nguy hiểm vì có thể gây sưng đường hô hấp. Nếu điều này xảy ra, hãy làm mát miệng chó bằng nước lạnh và đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Có thể sử dụng thuốc chống dị ứng cho người để điều trị cho chó bị ong đốt không?
Mặc dù một số loại thuốc chống dị ứng cho người có thể an toàn cho chó, nhưng không nên tự ý sử dụng mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Liều lượng và loại thuốc phù hợp có thể khác nhau đáng kể giữa người và chó.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/ong-cho-a62603.html