Lá cẩm có tên tiếng anh là magenta plant, có chiều cao khoảng 50 - 100 cm, lá dài khoảng 2 - 7cm và thuôn nhọn về phía đuôi. Hoa có màu tím đặc trưng hoặc màu đỏ tươi, đỏ tím.
Lá cẩm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, có vị ngọt nhẹ tính mát thường được sử dụng kết hợp với nhiều loại thuốc khác để giảm ho, cầm máu và hỗ trợ điều trị tiêu lỏng, giảm viêm xương khớp,... Một số vùng núi, người dân tộc còn sử dụng lá này để nấu nước tắm cho trẻ để giảm rôm sẩy.
Trong ẩm thực, lá cẩm được sử dụng thay cho những màu thực phẩm để tạo màu cho những món bánh, xôi, mứt, kẹo,... đem đến một màu tím đặc trưng tăng thêm phần bắt mắt cho món ăn.
Lá cẩm đỏ còn có tên là Chằm thủ, đặc điểm lá có hình bầu dục, phần gốc lá thon dài và có màu xanh lá đậm. Lá và thân có nhiều lông tơ nhỏ, bề mặt lá không có màu trắng và dịch tiết ra có màu đỏ.
Ở lá cẩm tím có 2 loại: Tím đậm, tím Huế hay còn gọi là Chằm khâu và tím hồng gọi là Chằm Lai.
Chằm khâu có lá hình bầu dục, gốc lá tròn hoặc thon màu xanh đậm. Khi sờ vào lá cảm giác được độ dày, ít lông tơ hơn so với lá cẩm đỏ. Những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá và dịch tiết ra có màu tím.
Chằm lai có lá tựa hình quả trứng, gốc lá tròn, có màu xanh nhạt. Khi dùng tay sờ vào phiến lá cảm nhận lá có độ mỏng. Tương tự như chằm khâu, lá cẩm Chằm lai cũng có ít lông mao, những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá. Bấm nhẹ vào lá thấy dịch tiết ra có màu tím hồng.
Lá cẩm vàng hay còn được gọi là Chằm hiên, đặc điểm nhận dạng là lá tựa hình quả trứng, phần đầu lá thon nhọn, lông tơ mọc xuất hiện ở 2 bề mặt lá, lá có phần nhăn nheo và dịch tiết ra có màu vàng xanh.
Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại nào về tác dụng của lá cẩm. Tuy nhiên, lá cẩm được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền và đem lại nhiều hiệu quả về mặt y học.
Lá cẩm được sử dụng trong các bài thuyết cổ truyền để chủ trị bong gân, lao phổi, khái huyết, viêm phế quản cấp tính, nôn và ho ra máu, lỵ, ổ tụ máu,... Ngoài ra, lá cẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết, tiêu thũng và giải độc.
Trung Quốc sử dụng lá cẩm để hỗ trợ điều trị kinh phong ở trẻ em, mụn nhọt, lao hạch, thấp khớp, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bánh tét ngũ sắc với màu sắc đa dạng, được pha màu tự nhiên từ lá cẩm, lá dứa, gấc,... tạo nên những chiếc bánh bắt mắt giúp ngày tết thêm rực rỡ hơn. Nhân thịt đậu bùi mềm kết hợp với nếp dẻo, ăn kèm dưa kiệu là không thể chê chỗ nào được đâu. Xem ngay công thức bên dưới đây nha!
Màu tím đẹp mắt của xôi được làm từ nếp cẩm, tạo nên một món xôi dẻo mềm, vị ngọt béo từ nước cốt dừa rắc thêm tí muối mè nữa sẽ khiến bạn ăn quên lối về. Hãy thử ngay những cách làm dưới đây để chiêu đãi gia đình một món xôi vừa đẹp lại vừa ngon này nhé!
Những chiếc bánh ít hình tam giác với vỏ ngoài được phủ một màu tím bắt mắt từ lá cẩm tự nhiên, lớp nhân đậu xanh dừa bùi béo thơm phức chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngừng ăn được. Hãy cùng trổ tài ngay với món ăn này để giúp gia đình bạn có một món bánh thơm ngon nhâm nhi buổi xế chiều nhé.
Bánh chuối lá cẩm được bọc ngoài bằng nếp dẻo mềm, với màu tím bắt mắt hòa quyện cùng nhân chuối ngọt thanh, chan thêm miếng nước cốt dừa chắc chắn sẽ là một món ăn gây thương nhớ đấy.
Gà bó xôi lá cẩm giòn rụm lớp nếp bọc ngoài được ngâm lá cẩm tạo nên một màu tím đẹp mặt. Thịt gà mềm ngọt, dai dai chấm cùng với nước sốt chắc chắn sẽ khiến mọi người khen tấm tắc sự khéo léo của bạn đấy. Cùng thử ngay cách làm mà Điện máy XANH chia sẻ dưới đây nhé!
CLICK xem ngay bộ nồi xửng (nồi hấp) đang giảm giá CỰC SỐC
Mời bạn tham khảo thêm một số bộ nồi xửng (nồi hấp) nổi bật tại Điện máy XANH để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé!
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin về lá cẩm, phân loại và các món ngon từ lá cẩm. Hãy chia sẻ những món ăn mà bạn đã sử dụng lá cẩm để chế biến cho Điện máy XANH ngay dưới bình luận nhé. Hẹn gặp bạn ở những bài viết khác.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/mau-cam-a62691.html