[THTT] “ Lười Biếng ” – Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

Lời biếng như một căn bệnh dai dẳng mà không có thuốc nào có thể chữa trị được. Nó luôn luôn ẩn sâu bên trong, kìm hãm những người không đủ kiên trì cũng như không đủ sự quyết tâm để đến với thành công. Hãy hết lười và bạn sẽ thành công! Hãy quyết tâm đánh bại căn bệnh đó hằng ngày!

[THTT] “ Lười Biếng ” - Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

Sự “ lười biếng ” là gì ? Biểu hiên của nó ở đâu ?

Lười biếng ” là sự không chịu hoạt động của con người về cả vật chất lẫn tinh thần, không chịu sáng tạo, sự mất tập trung, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng là hội tụ của sự trần trừ, mất định hướng với cuộc sống, sự thờ ơ với tương lai và chán nản với thực tại.

Ví dụ : Một người bạn của tôi lúc nào cũng kêu không biết phù hợp với cái gì, không biết đam mê của mình là gì. Nhưng một điều nực cười đó là cậu ta miệng thì kêu thế nhưng hành động lại khác hẳn. Thay vì đi tìm kiếm đam mê bằng việc thử sức ở các lĩnh vực khác nhau thì cậu ta lại chẳng làm gì. Ngày ngày ngồi nhà lăn lội miệng kêu chán, lười đến nỗi quay đi quay lại đã hết một ngày và thấy mình chả làm được gì. Rồi dần dần sau 1 năm, tôi thấy cuộc sống cậu ta là một vòng lặp đầy sự nhạt nhẽo và chán nản.

Sự lười biếng như một tên trộm vậy. Nó len lỏi và đánh cắp từng giây từng phút quý giá trong cuộc sống chỉ vỏn vẹn 80 năm của mỗi chúng ta. Nó lấy đi thanh xuân, lấy đi cơ hội của mỗi người. Và đến khi chúng ta nhận ra được sự hiện diện của tên trộm đó thì đã quá muộn. Chúng ta đánh mất đi tuổi trẻ, sức khỏe và quá nhiều cơ hội để có thể trở thành những gì ta mong muốn.

“Lười biếng là biểu hiện của sự thông minh ”. Nhận định đó có thể đúng nhưng :“ Thông minh rồi sao nữa ?”. Nếu chỉ có sự thông minh thì có đủ trong cuộc sống xã hội ngày nay không ? Nếu chỉ có sự thông minh mà không có cần cù phấn đấu liệu có thành công không ? Câu trả lời đương nhiên sẽ là “Không”. Nếu bạn lười thì bạn thông minh cũng chả có ích gì cả. Có thể rất nhiều người sẽ nói là nhờ sự lười biếng mà người ta đã phát minh ra những thứ như máy rửa bát, máy hút bụi,…. Thực ra theo tôi đó không phải là lười biếng, thay vì lao động chân tay thì những người sáng chế đã lao động trí não để phát minh ra các loại máy đó hay gọi vắn tắt là “ Động não ”. Và những công cụ sinh ra mục đích là để tiết kiệm sức lao động và thời gian.

Bill Gates đã nói : “ Tôi chọn những người lười để làm những công việc khó vì họ là bậc thầy trong việc tìm ra cách dễ dàng để hoàn thành chúng ”. Thực ra trong câu nói này đã có ngay sự mẫu thuận của nó. Nếu họ hoàn thành công việc rồi thì sao lại gọi họ là người lười biếng. Chả có ông sếp nào mắng người nhân viên của mình lười khi họ hoàn thành tốt công việc cả. Có thể Bill Gates ám chỉ những người muốn tiết kiệm công sức lao động cũng như thời gian của mình do đó họ vận động trí não để tìm ra những cách nhanh gọn và dễ dàng nhất. Đó không phải là lười vì khi đó họ đã phải tốn rất nhiều chất xám để suy nghĩ rồi. “ Work smarter, not harder ”.

[THTT] “ Lười Biếng ” - Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

“ Lười biếng ” ban đầu biểu hiện ở những việc nhỏ nhặt nhất như lười học, lười đọc, lười dọn nhà cửa, lười đi mua đồ, lười động não. Những dần dần nó sẽ tạo thành thói quen xấu cho mỗi con người, không còn nhỏ nhặt nữa mà sẽ là lớn lao hơn như lười kiếm việc, lười lao động, thờ ơ với tương lai của chính mình.

Và một biểu hiện rõ ràng nhất của sự lười biếng đó là “ Để mai làm !!! Để tý nữa rồi làm !!! ….” Câu nói cửa miệng của mỗi chúng ta khi “ lười ” làm một việc gì đó ngay lập tức. “ Để mai hẵng dọn nhà, để bài tập đấy mai làm, tý nữa con đổ rác..... ”. Mỗi khi nói câu đó thì nghĩa là cái việc để mai làm đó sẽ được hoàn thành trong một tương lai khá xa. Đó cũng là một câu nói để chúng ta trì hoãn trốn tránh công việc cần phải làm.

Tại sao chúng ta lười ?

Sự lười biếng bắt đầu từ rất nhiều những yếu tố khác nhau cả bên ngoài lẫn bên trong mỗi con người.

[THTT] “ Lười Biếng ” - Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

Thứ nhất là yếu tố bên trong mỗi chúng ta. Chúng ta quá nuông chiều bản thân. Ví dụ điển hình là : mỗi sáng thức dậy chúng ta luôn dành cho bản thân một sự ưu ái đó là ngủ thêm 5 thêm 10 phút mặc dù đêm hôm trước ta đã thức thêm 1,2 tiếng để xem phim hay ngồi nghịch điện thoại. Hay một cách rõ rệt hơn là người không có mục tiêu, không có đam mê sở thích, thì sẽ không biết mình phải làm gì ở hôm nay hay ngày mai, và luôn luôn chìm đắm trong sự lười biếng.

Thứ hai là yêu tố ngoại cảnh. Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật giúp giảm thiểu sức lao động của con người nhưng đồng thời nó cũng gây ra những hệ lụy đó là làm con người lười đi hơn.

Ví dụ như Facebook, một mạng xã hội được sinh ra nhằm kết nối cộng đồng nhằm khiến chúng ta bỏ qua khoảng cách vể mặt địa lý. Những người lướt facebook không phải là xấu, cũng không phải vô công rồi nghề. Người ta lướt facebook có nhiều lý do như bán hàng, cập nhật tin tức của bạn bè người thân…. Nó chỉ xấu khi ta dành thời gian cả một ngày ra không làm gì và chỉ lướt lướt lướt cũng như quên mất cuộc sống thật mà lại đi chìm trong cuộc sống ảo.

Cũng có thể việc lười bắt đầu từ hoàn cảnh của bạn. Khi cuộc sống bạn đầy đủ không có gì để cố gắng nữa bạn cảm thấy việc cố gắng là vô nghĩa, thì đương nhiên việc lười sẽ xảy ra. Đó cũng là hệ lụy của việc nuông chiêu con cái thái qua của những bậc cha mẹ.

Hậu quả của việc lười biếng ?

[THTT] “ Lười Biếng ” - Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

Hãy thử coi chúng ra là số 1 này. Trong suốt một năm nếu mỗi ngày ta cố cắng dù 1 chút nhỏ nhặt thì sau 365 ngày ta đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, chúng ta nhìn lại thì đã tốt gấp 37,7 lần so với chúng ta ở năm cũ. Nhưng ngược lại nếu mỗi ngày chúng ta lười đi một chút thì sau 365 ngày chúng ta đánh mất dần đi những giá trị bản thân và làm mất đi cơ hội của mình trong tương lai. Như ở trên bức ảnh kia chỉ 0.01 thôi, một số lượng rất nhỏ nhưng đã làm thay đổi số 1 của chúng ta rất nhiều cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực.

Lười vận động khiến cho cơ thể ngày môt yếu dần đi. Giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến mắc rất nhiều bệnh khác nhau. Không tự lo cho bản thân mình được, chạy bộ một chút xách đồ một chút thôi cũng đã mệt rồi. Làm gánh nặng cho gia đình.

Lười học tập làm việc, lười đọc sách, lười khám phá khiến cho đầu óc trở nên mu muội, kiến thức bị thu hẹp, kinh nghiệm không có. Khiến cho bản thân thụt lùi hơn với nhân loại. Phá hoại đi tương lai của chính bản thân mình..

Nói chung thì sự lười biếng như một kẻ mù dẫn đường vậy. Nó đưa ta vào ngõ cụt của cuộc sống và không có lỗi thoát. Nó kiểm soát những người lười biếng trong trò chơi vòng lặp. Biến họ trở nên thờ ơ với những điều đáng kinh ngạc mà họ có thể làm được khi họ chăm chỉ. Và dần dần nhấn chìm họ trong bóng tối.

Cách chữa trị bệnh lười!!!

Thực chất thì có hàng nghìn bài báo, hàng nghìn video trên mạng về cách để hết lười, nhưng theo quan điểm của tôi thì tất cả những thứ đó không thể tạo cho bạn động lực lâu dài để bước đi trên con đường đời đầy khó khăn.. Vì cái cốt lõi nhất của căn bệnh lười biếng này là ở mỗi bản thân chúng ta. Tôi đã từng lười, đã từng xem những video động lực nhưng động lực đó chỉ được 1, 2 ngày là hết và xong sau đó tôi lại quay lại với sự lười biếng của mình. Và tôi nhận ra rằng lúc đó tôi chưa đủ quyết tâm để hết lười. Dưới đây là những lời khuyên mà tôi thấy thực sự hữu dụng để kìm hãm sự lười biếng :

Xác định đam mê, cảm hứng, mục tiêu của mình để cố gắng. Và luôn luôn trong đầu là mình phải làm nó ngay bây giờ không được chần chừ. Có câu nói này tôi nghĩ mỗi chúng ta nên nhớ : “ Hôm qua là lịch sử, ngày mai là sự huyền bí còn hôm nay là món quà ”. Ngày hôm nay chính là món quà mà thượng đế ban cho bạn. Việc bạn làm trong ngày hôm nay sẽ quyết định bạn là ai trong tương lai, và dần dần tương lai đó cũng sẽ qua và trở thành quá khứ. Nó sẽ khắc ghi bạn là ai trong con mắt của con cháu chúng ta sau này. Chả ai muốn mình sống một cuộc đời vô danh cả.

Và bạn ngăn cơn lười đến bằng tạo ra những thói quen tích cực như đọc sách, tập thể thao,….Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu tâm lý sức khỏe tại Đại học College London: Phillippa Lally thì sẽ mất khoảng 2 tháng hay chính xác hơn là 66 ngày để hành vi trở thành thói quen. Đúng như vậy bạn sẽ chăm chỉ mỗi ngày trong 2 tháng, dẫn dần bạn sẽ quen với điều đó và sẽ không bị lười trở lại nữa.

Mỗi khi lười bạn hãy nghĩ đến gia đình, dân tộc Việt Nam của mình. Nhờ sự chăm chỉ mà giờ đây dân tộc ta, đã có rất nhiều thành tựu khiến tôi cũng phải ngưỡng mộ và mỗi khi nhắc đến thì trong lòng tràn đầy tự hào : Hoa hậu H’Hen Nie - Top 5 Miss Universe; Đội tuyển Việt Nam - vô địch AFF Suzuki Cup 2018; Vinfast ra mắt xe hơi, xe điện và điện thoại do Việt Nam tự sản xuất; tòa nhà Landmark 81 - cao nhất Việt Nam được khánh thành;… và còn rất nhiều thành tựu khác về mọi mặt trong năm 2018 này. Đó, vậy bạn sẽ cống hiến gì cho gia đình cho đất nước này ? Hãy đứng lên vượt qua sự lười biếng để thể hiện tài năng của bản thân, cũng như viết lên câu chuyện riêng của cuộc đời bạn.

Vậy chúng ta có thể lười hay không ?

[THTT] “ Lười Biếng ” - Căn Bệnh Ẩn Sâu Trong Mỗi Con Người - YBOX

Đương nhiên cả đời mỗi con người chúng ta, không phải lúc nào cũng luôn luôn chạy đua với cuộc sống được, mà sẽ có nhưng phút giây nghỉ ngơi cũng như lười một chút để ta dừng lại cảm nhận dòng chảy của cuộc sống. Để ta như một chiếc xe hơi dừng lại nghỉ ngơi sau một chặng đường dài, để động cơ của nó không quá nóng mà bị cháy, để ta hưởng thụ những thành quả lao động của mình. Và quan trọng hơn để ta có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục với những ước mơ trong cuộc sống của mình.

Tác Giả: Dừa cá mập, Sinh Viên @Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/coconut1510

-

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng trị giá 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/luoi-bieng-la-gi-a63191.html