Vẽ năng khiếu là vẽ gì? Các ngành học cần thi vẽ năng khiếu?
Vẽ năng khiếu là vẽ gì, quá trình thi cụ thể như thế nào? Các trường đại học, ngành học nào cần thi vẽ năng khiếu để xét tuyển? Nếu bạn đang phân vân về những vấn đề này thì đừng nên bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.
Vẽ năng khiếu là vẽ gì? Thi vẽ năng khiếu là gì?
Vẽ năng khiếu là một môn thi trong tổ hợp khối H trong kỳ thi xét tuyển vào các trường đại học. Khối H bao gồm 3 môn cơ bản là: Văn học, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 và năng khiếu vẽ nghệ thuật 2.
Trong đó, môn Năng khiếu vẽ 1 thường sẽ là vẽ hình minh họa người hoặc tượng, môn Năng khiếu vẽ 2 sẽ là trang trí màu.
Môn Năng khiếu vẽ nghệ thuật 1
Một bài thi vẽ minh họa người hoặc tượng, bao gồm 4 phần thi nhỏ, thời gian mỗi phần thi là 45 phút. Thời gian nghỉ giữa mỗi phần thi là 15 phút.
Phần thi 1: Vẽ bố cục, dựng dáng lớn và hình lớn
Phần thi 2: Vẽ dựng hình chi tiết
Phần thi 3: Phân tích cấu trúc bề mặt và gợi hướng sáng lớn
Phần thi 4: Tập trung đẩy sâu những chi tiết gần.
Môn Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2
Môn thi này thí sinh sẽ có 4 tiếng để hoàn thành bài vẽ màu trang trí. Thí sinh tự phân chia thời gian sao cho hoàn thành bài vẽ hoàn thiện nhất.
Tiêu chí đánh giá bài thi năng khiếu vẽ tốt là gì?
Bạn đã tìm hiểu rõ vẽ năng khiếu là vẽ gì? Vậy một bài thi vẽ năng khiếu tốt cần đạt được những tiêu chí gì? Câu trả lời sẽ có dưới đây:
Bố cục hợp lý, cân đối, hài hòa giữa hình với nền, hình với hình
Tỷ lệ triển khai đúng khái quát được hình dáng, đặc điểm của mẫu. Hình không bị méo, xiêu vẹo.
Diễn tả tốt độ đậm nhạt, tạo được chiều sâu (không gian ảo) cho bài vẽ.
Nét vẽ mạch lạc, không gian sáng tối diễn tả tốt, các đặc tính của mẫu cần được thể hiện đúng.
Bài thi cần có tính thẩm mỹ cao, giàu cảm xúc.
Họa tiết cách điệu dễ đọc, đơn giản đường nét.
Các thành phần chính, phụ rõ ràng, hài hòa kết hợp.
Màu sắc đẹp, diễn tả được không gian, giàu chất biểu cảm.
Các ngành học, trường học nào xét tuyển môn thi vẽ năng khiếu?
Các ngành học xét tuyển môn thi vẽ năng khiếu bao gồm:
Thiết kế thời trang
Thiết kế đồ họa
Thiết kế nội ngoại thất
Hội họa
Đồ Họa
Điêu khắc
Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật
Sư phạm mỹ thuật
Thiết kế công nghiệp
Gốm
Các trường đại học nổi tiếng đào tạo các ngành học liên quan đến năng khiếu vẽ như:
Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, Trường Đại học kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Vẽ năng khiếu và vẽ mỹ thuật có khác nhau hay không?
Sau khi đã tìm hiểu vẽ năng khiếu là vẽ gì, chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ phân vân rằng vẽ năng khiếu có giống với vẽ mỹ thuật hay không? Sau đây là điểm khác nhau cơ bản của 2 môn thi vẽ năng khiếu này.
Vẽ năng khiếu
Vẽ mỹ thuật
Khái niệm
Vẽ năng khiếu bao gồm 2 bài thi: vẽ mô phỏng tượng, đồ vật hoặc người,… và trang trí màu.
Môn vẽ này nằm trong khối H xét tuyển vào các trường đại học hàng năm.
Vẽ mỹ thuật hay vẽ đầu tượng thạch cao. Môn vẽ mỹ thuật năng khiếu này nằm trong tổ hợp khối V xét tuyển vào các trường đại học hàng năm.
Đề thi Đề thi bao gồm 2 phần:
Phần 1: Mô tả hình họa
Phần 2: Bố cục màu
Đề thi thường là vẽ đầu tượng thạch cao kiến trúc với kích thước thường từ 50 - 60cm, tượng nam thanh niên, tượng nữ thiếu nhi,…
Thời gian làm bài
420 phút (chia làm 2 ngày thi)
240 phút
Bí quyết thi vẽ năng khiếu đạt điểm cao
Muốn bài thi vẽ năng khiếu đạt kết quả cao, hãy lưu ý một số điểm sau đây.
Những vật dụng cần mang theo
Bản vẽ A3 (nên sử dụng bản vẽ quen thuộc)
Kẹp giấy (4 - 5 cái)
Dây dọi, que đo, ghế ngồi
Gôm tẩy loại mềm, sạch
Dao rọc giấy, gọt bút chì
Bút chì (loại từ 2B đến 5B hoặc HB để dựng hình)
Kinh nghiệm phòng thi
Khi vào phòng thi vẽ năng khiếu, các bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây để bài thi được đạt kết quả như mong muốn.
Thí sinh nên chọn góc vẽ quen mắt so với lúc ôn tập nhất. Nếu không hãy chọn góc 2/3 hoặc 3/4 đầu tượng.
Chuẩn bị tâm lý thi vững vàng, tự tin, bình tĩnh.
Chú ý mang theo nước uống vào phòng thi.
Khi thi, phần vẽ mảng lớn làm trước tiên, đo tỉ lệ kỹ càng, chú ý tới các tỉ lệ cơ bản như khoảng cách từ sống mũi lên trán, xuống miệng,…
Dựng hình, đo tỉ lệ sao cho chính xác. Khi đánh bóng nên đi theo từng mảng, không nên đi sâu và chi tiết quá.
Một số lưu ý cần thiết chuẩn bị cho kỳ thi vẽ năng khiếu
Chuẩn bị các họa tiết trang trí sẵn có, phù hợp với hình vuông, hình tròn, góc cạnh để áp dụng cho bài vẽ, tiết kiệm thời gian hơn.
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ về thời gian dự tuyển, lịch thi, nội dung, hình thức thi,… vì đây là kỳ thi được tổ chức riêng bởi các trường đại học. Tất cả những thông tin này sẽ được thông báo trên website nhà trường.
Lưu ý không mang những vật dụng như tài liệu, giấy than, bút xóa, các thiết bị truyền tin, điện tử, vũ khí, đồ uống có cồn,… vào phòng thi.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vẽ năng khiếu là vẽ gì cũng như các trường học, ngành học xét tuyển môn vẽ. Đây là một môn thi năng khiếu nhưng cũng đòi hỏi sự luyện tập bền bỉ đến từ các thí sinh. Hy vọng rằng với bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về vẽ năng khiếu và đạt được kết quả thi như mong muốn nhé.