Da xanh tím: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I Nguyễn Hồng Phúc - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tình trạng làn da chuyển sang màu xanh tím, tái nhợt có thể không phải là một tình huống khẩn cấp cần đến cấp cứu y tế, nhưng đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

1. Da xanh tím là gì?

Da xanh tím là hiện tượng một vùng da và niêm mạc trên cơ thể xuất hiện một màu xanh hoặc ánh tím nhẹ bất thường trên da và niêm mạc. Tình trạng này xuất hiện do nồng độ oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc có thể là do người bệnh mắc phải rối loạn thu nạp oxy.

Máu giàu oxy là máu có màu đỏ tươi, khi nồng độ oxy thấp thì máu sẽ có màu đỏ sẫm hơn, ánh sáng xanh sẽ được phản chiếu ra ngoài, làm cho làn da của người bệnh chuyển sang màu xanh tím có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Có hai dạng da xanh tím là: Da xanh tím ngoại biên và da xanh tím trung ương.

1.1 Da xanh tím ngoại biên

Tình trạng xanh tím ngoại biên thường ảnh hưởng đến bàn tay hoặc bàn chân, nhất là ở các đầu ngón tay, móng tay và lòng bàn chân, đôi khi chỉ bị xanh tím ở một bên hoặc có thể bị cả hai bên.

1.2 Da xanh tím trung ương

Xanh tím trung ương thường ảnh hưởng đến các cơ quan ở trung tâm cơ thể biểu hiện bệnh thường xuất hiện ở môi hoặc lưỡi.

2. Nguyên nhân da xanh tím

Cần phân biệt da xanh tím bệnh lý với tình trạng da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, gây hẹp mạch máu và khiến làn da tạm thời tái nhợt đi. Khi làm ấm hoặc massage, vùng da bị lạnh sẽ hồi phục lưu lượng máu và trở lại màu sắc bình thường của da.

Tuy nhiên, nếu việc làm ấm hoặc massage không cho tác dụng thì nhiều khả năng đó là hội chứng xanh tím da. Khi đó, việc khôi phục nồng độ oxy mô trong cơ thể là rất quan trọng, cần thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng.

Nguyên nhân da xanh tím thường gặp là:

Người mắc bệnh suy tim thường có da xanh tím

3. Triệu chứng da xanh tím

Môi hoặc da chuyển sang màu xanh tím bất thường có thể là dấu hiệu báo động đe dọa tính mạng, cần phải cấp cứu nếu bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng như sau đây:

Tiêu chảy là một trong các triệu chứng da xanh tím

4. Điều trị hội chứng da xanh tím

Phương pháp điều trị da xanh tím phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Giải quyết được nguyên nhân sẽ cơ bản khôi phục được lưu lượng máu giàu oxy đến các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể. Nếu điều trị đúng nguyên nhân và kịp thời sẽ được cải thiện đáng kể màu sắc da và hạn chế được nhiều biến chứng.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân các thuốc điều trị bệnh tim và phổi, giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cung cấp oxy đến các cơ quan và mô. Một số bệnh nhân có thể cần đến liệu pháp oxy để khôi phục nồng độ oxy bình thường trong máu.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị chứng xanh tím ngoại biên nên ngừng sử dụng những loại thuốc làm hạn chế lưu lượng máu như: thuốc chẹn beta, thuốc tránh thai, thuốc chữa dị ứng, thuốc trị đau nửa đầu.... sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích - nguy cơ và được sự đồng thuận của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, bỏ hút thuốc lá, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng đồ ăn, hoặc thức uống có chứa caffeine.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/long-ban-tay-bi-bam-tim-a63405.html