4 cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất áp dụng ngay tại nhà

Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh khi không được điều trị sớm và đúng cách. Vậy thủy đậu được điều trị bằng cách nào? Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất là gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập và lây lan của virus varicella-zoster (VZV). Đây là một chủng virus có kích thước khoảng 150- 200mm, có nhân là ADN, có thể phát tán nhanh chóng, tạo thành dịch bệnh khi thời tiết nóng ẩm, mùa xuân. (1)

Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp qua vùng phát ban, giọt bắn có chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi hay tiếp xúc với dịch tiết từ nốt thủy đậu. Thời gian lây bệnh kéo dài từ trước khi nổi mụn nước 1-2 ngày cho đến khi các mụn nước khô lại hoặc vỡ ra, đóng vảy hoàn toàn. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành, phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn (trên 20 tuổi) sẽ thấp hơn, chỉ khoảng 10% do phần lớn họ đã có miễn dịch với loại virus này. Mặc dù sau khi đã nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có miễn dịch với bệnh thủy đậu suốt đời nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân mắc bệnh nhiều hơn một lần trong đời (chiếm khoảng 1%).

Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có vacxin phòng ngừa. Việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp các triệu chứng của bệnh khi mắc phải xảy ra nhẹ hơn, ít mụn nước, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, nguy cơ gặp biến chứng thấp hơn.

Dấu hiệu bị thủy đậu

Sau khoảng 2-3 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus thủy đậu, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như phát ban, ngứa, nổi mụn nước trên da, ban mọc nhiều đợt, lan rộng khắp cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu còn gây ra một số triệu chứng khách như sốt, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau miệng, khó kiểm soát cơ thể,… (2)

Nốt thủy đậu có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể
Nốt thủy đậu có thể mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể, gồm mặt, tay chân, lưng, cổ,…

Cách chẩn đoán thủy đậu

Mặc dù bệnh thủy đậu có xu hướng tự khỏi qua việc chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng xảy ra, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp y tế khác nhằm kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh và các biến chứng (nếu có) như: xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, xét nghiệm sinh học phân tử hay thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X-quang, CT, MRI,…

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất

Dưới đây là một số cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả:

1. Thuốc kháng virus điều trị bệnh thủy đậu

Trong một số trường hợp, thuốc kháng virus có thể được sử dụng trong điều trị bệnh thủy đậu nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và rút ngắn quá thời gian điều trị bệnh. Acyclovir là loại thuốc kháng virus thường được sử dụng, với liệu trình từ 5-7 ngày. Tùy vào mức độ bệnh, độ tuổi và thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cân nhắc liệu lượng cụ thể cho từng người. Thuốc thường có hiệu quả hơn khi sử dụng sớm, tốt nhất là trong khoảng 24 giờ đầu sau khi phát ban.

Mặc dùng đây là một phương pháp điều trị thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng nhưng thuốc có thể gây ra biến chứng hoặc một số tác dụng không mong muốn như: nổi ban đỏ, khó thở, sưng mặt, sưng lưỡi,…. Vì vậy, trước khi lựa chọn phương pháp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc điều trị giảm nhẹ triệu chứng thủy đậu

Điều trị giảm nhẹ các triệu chứng thủy đậu là nguyên tắc chính trong điều trị bệnh thủy đậu. Khi có các triệu chứng như sốt cao (trên 38.5 độ C), đau nhức khắp cơ thể, đau đớn dữ dội do các vết loét trong miệng,… bác sĩ có thể kê paracetamol nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Loại thuốc này tương đối an toàn và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ trên 2 tháng tuổi.

Lưu ý, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs và ibuprofen có thể khiến tình trạng bềnh trở nên nghiêm trọng, khó hết bệnh. Aspirin có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là hồi chứng Reye. Chình vì vậy, bệnh nhân thủy đậu không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi không có sự đồng ý của bác sĩ.

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị thủy đậu.

3. Hỗ trợ chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh thủy đậu có thể kết hợp điều trị với các cách chăm sóc hỗ trợ người bệnh, giúp bệnh nhanh hết, gồm:

4. Cải thiện và ngừa sẹo thủy đậu với sản phẩm thảo dược

Sẹo do thủy đậu là một biến chứng thường gặp, khiến nhiều người cảm thấy tự ti hơn. Để hạn chế biến chứng này, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp cải thiện và ngừa sẹo thủy đậu thông qua các sản phẩm thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng:

4.1. Kem bôi ngoài da từ nano bạc

Bạc là một kim loại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Đặc biệt khi ở dạng nano (kích thước siêu nhỏ), các nano bạc dễ dàng thẩm thấu qua da và hoạt động nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, nano bạc đã được chứng minh có công dụng vượt trội trong việc tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, thậm chí nó có thể chống lại các chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh.

Bên cạnh nano bạc, thành phần của loại thuốc bôi này còn có dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn, bảo vệ da, đồng thời, kích thích quá trình tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.

Dùng thuốc bôi trị thủy đậu
Dùng thuốc bôi trị thủy đậu sẽ giúp hạn chế tình trạng các nốt thủy đậu gây sẹo lõm sao khi biến mất.

4.2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm uống

Cốm uống có thành phần gồm nhiều thảo dược quý, điển hình như cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, acid amin, vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể như L-Lysine, vitamin C, kẽm gluconat, kali iodid. Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần này, cốm uống giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, L-Lysine và acid amin là hai thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp protein, điều hòa hệ miễn dịch. Theo kết quả của một nghiên cứu tại trường Đại học Dược khoa Indiana, Mỹ, L-Lysine có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh virus. Cụ thể, khi sử dụng L-Lysine đều đặn mỗi ngày trong khoảng 3-4 tuần, nguy cơ mắc bệnh do virus giảm xuống rõ rệt, mức độ nặng của các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng, thời gian điều trị được rút ngắn.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu lây lan nhanh?

Bên cạnh các phương pháp điều trị được kể trên, để cải thiện tình trạng thủy đậu và ngăn chặn bệnh lây lan cho những người xung quanh, bệnh nhân nên thực hiện các phương pháp sau:

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Tóm lại, cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất là cách kết hợp giữa phương pháp điều trị bên trong và điều trị bên ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh, khi có dấu hiệu mắc bệnh hay có các dấu hiệu bất thường trong thời gian điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/dieu-tri-thuy-dau-a64210.html