Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh huyết áp cao là người trung niên và cao tuổi. Phân độ tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được.
Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim thực hiện chức năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan. Thông qua thiết bị đo huyết áp, có thể dễ dàng biết được mức độ áp lực của dòng máu trong cơ thể con người. Khi nói về huyết áp, thường dùng một số thuật ngữ y khoa phổ biến sau:
Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu biểu hiện ở mức ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. Có hai loại tăng huyết áp chính là:
Ngưỡng chẩn đoán bệnh huyết áp cao có thể dao động nhẹ tùy theo từng cách đo huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình được thực hiện bởi cán bộ y tế, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:
Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng được phân cấp độ căn cứ theo mức dao động của huyết áp tâm thu.
Các thuốc điều trị tăng huyết ápNgoài kiểm tra chỉ số huyết áp tại cơ sở y tế hoặc phòng khám, người bệnh cũng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua máy đo huyết áp tự động 24 giờ hay tự đo huyết áp tại nhà. Cần lưu ý là nên nghỉ ngơi hoặc ngồi yên trước khi đo 5 phút để có được kết quả chính xác nhất. Cũng có thể đo 2 lần để chắc chắn hơn nếu thấy trị số huyết áp chênh lệch nhiều so với thường ngày.
Đối với trẻ em, chỉ số huyết áp sẽ rất khác so với người trưởng thành. Do đó, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu nghi ngờ bé có những biểu hiện rối loạn huyết áp.
Bác sĩ thường không chỉ định điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ở tình trạng huyết áp bình thường cao (129/84 mmHg) hoặc chạm ngưỡng tiền tăng huyết áp. Thay vào đó, bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giúp giảm các trị số này, cũng như những nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp cao.
>>Xem thêm: Các thuốc điều trị tăng huyết áp
Huyết áp trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 180/110 mmHg là cực cao (tăng huyết áp độ 3), cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp. Nếu có xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, như đau tức ngực, đau đầu, thở gấp hoặc choáng váng thì bệnh nhân nên đến khoa cấp cứu ngay để được bác sĩ kiểm soát kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến rất lặng lẽ với những triệu chứng mơ hồ hoặc không có biểu hiện gì cụ thể. Chính vì vậy, nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp, chẳng hạn như người trung niên và cao tuổi, lao động nhiều hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nên chủ động theo dõi huyết áp của bản thân thường xuyên và đều đặn. Nếu không kịp thời phát hiện tình trạng huyết áp cao để nghỉ ngơi hoặc uống thuốc hạ huyết áp, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn đến tai biến nguy hiểm, nhất là đột quỵ.
Một trong những cách an toàn và chính xác nhất để biết được tình trạng huyết áp của mình đó là khám tăng huyết áp tại bệnh viện uy tín. Gói khám Tăng huyết áp cơ bản và nâng cao triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là lựa chọn hàng đầu cho người có nguy cơ mắc huyết áp cao hoặc có dấu hiệu bị tăng huyết áp. Gói khám sẽ giúp xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ tăng huyết áp, giúp người bệnh nắm rõ tình trạng sức khỏe và kịp thời có biện pháp can thiệp cần thiết.
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch: động mạch vành, suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim...Thạc sĩ, Bác sĩ Hùng từng giữ chức Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch và Trưởng Đơn vị Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hiện đang làm việc tại Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Nội Tim mạch, Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán tăng huyết áp
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/chan-doan-tang-huyet-ap-neu-huyet-ap-tam-thu-va-tam-truong-khong-cung-phan-do-a64244.html