Mũ áo thần linh cúng giao thừa 2024

Cúng Giao thừa 2024 là nghi lễ quan trọng trong thời khắc chuyển giao của năm cũ chuẩn bị bước sang năm mới. Chính vì vậy lễ cúng giao thừa luôn được các gia đình chuẩn bị rất long trọng. Lễ cúng giao thừa ngoài trời là nghi lễ để bày tỏ sự thành kính đối với các vị thần linh trên trời được cử hành vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Chính vì vậy trong mâm cúng giao thừa ngoài trời không thể thiếu được bộ quần áo Quan Thần Linh.

Vậy vàng mã cúng giao thừa gồm những gì và giao thừa năm 2024 cúng ngựa màu gì cho hợp với vị quan Hành khiển năm Giáp Thìn? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Cúng giao thừa 2024

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, tiền vàng, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... Nếu là Phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn. Cụ thể gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn.

2. Đêm giao thừa 2024 vào ngày nào?

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ tịch, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là một thời điểm vô cùng quan trọng, trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện và mọi vật bừng lên một sức sống mới. Đêm giao thừa 2024 năm nay là ngày thứ 6 tức ngày mùng 9 tháng 2 năm 2024 dương lịch và 30 tháng Chạp năm Quý Mão.

Giao thừa là thời khắc thiêng liêng quan trọng, chính vì vậy cần chú ý đến những điều kiêng kị trong đếm giao thừa để bước sang năm mới nhiều may mắn. Ngoài ra, các bạn có thể xem giờ đẹp cúng Giao thừa 2024 để lễ Giao thừa diễn ra thuận lợi nhất.

3. Lễ vật cúng giao thừa Giáp Thìn 2024

(Áp dụng cho gia đình có ban thờ gồm 3 lư hương thờ: Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.)

4. Vàng mã cúng giao thừa Giáp Thìn 2024

- Tiền vàng mã

- Mũ giấy cánh chuồn

- Sớ cúng quan hành khiển

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà thì không cần mũ cánh chuồn và sớ quan hành khiển.

5. Cúng giao thừa 2024 giờ nào

Cúng ngoài sân vào thời điểm giờ Hợi đêm 30 tháng Chạp kết thúc. Gia chủ thắp nhang, đọc văn khấn. Sau khi cúng xong, đợi nhang gần tàn thì đốt vàng mã. Cúng ngoài sân xong thì gia chủ cúng trong nhà.

6. Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời năm 2024

Tham khảo

7. Năm 2024 cúng màu gì?

Năm Giáp Thìn 2024 Quan hành khiển sẽ là: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan. Do năm 2024 đứng chữ Giáp nên sẽ là hành Mộc. Như vậy năm 2024 sẽ cúng màu xanh lá cây.

Năm 2022 cúng màu gì

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/vang-ma-cung-giao-thua-a64312.html