Soạn bài Khởi ngữ – Lý thuyết và giải bài tập chi tiết

Soạn bài Khởi ngữ là chủ đề văn học tiếp theo HOCMAI muốn giới thiệu đến bạn. Trong văn học, khởi ngữ là một thành phần có tác dụng đặc biệt trong câu. Để giúp các em học sinh hiểu hơn về khái niệm, tác dụng, cách thức nhận diện và cách làm bài tập liên quan về khởi ngữ trong chương trình Ngữ Văn 9. Hãy tham khảo kỹ bài viết dưới đây các em nhé!

I. Lý thuyết cần nắm về khởi ngữ

1. Khái niệm khởi ngữ

Theo như định nghĩa về Khởi ngữ tại trang 8, sách giáo khoa Ngữ văn 9 Tập 2 thì:

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Chúng ta thường bắt gặp các quan hệ từ như: về, đối với,… đứng trước khởi ngữ

Ví dụ:

a) “Về các môn học ban xã hội như: Văn, Sử, Địa,… Nam luôn là học sinh đứng cuối của lớp”.

Phân tích câu:

b) “Đối với tất cả mọi người ở đây, điều này thật điên rồ”

Phân tích câu:

2. Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Trong văn học, khởi ngữ được sử dụng với hai tác dụng chính:

Thành phần khởi ngữ liên kết với các thành phần chính trong câu, đứng đầu câu đã có tác dụng làm giúp câu nổi bật được ý muốn của người nói, người viết muốn thể hiện với người nghe, người đọc.

Chủ ngữ cũng là cách để bắt đầu câu chuyện một cách hấp dẫn.

3. Cách nhận biết khởi ngữ trong câu qua dấu hiệu

Từ khái niệm và các ví dụ đã nêu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được thành phần khởi ngữ ở trong câu qua các dấu hiệu:

4. Cách để chuyển đổi câu có hoặc không có khởi ngữ

Dạng bài tập Chuyển đổi một câu bất kỳ thành một câu có chứa thành phần khởi ngữ trong câu hoặc ngược lại là một dạng bài tập thường gặp trong các đề thi. Để các em học sinh có thể dễ dàng hoàn thành dạng bài này, sau đây là hướng dẫn của HOCMAI:

Để làm được dạng bài tập này, các em hãy sử dụng các dấu hiệu của thành phần khởi ngữ trong câu đã nêu ở trên. Sau đây là một số ví dụ chuyển đổi câu đã cho thành câu có chứa thành phần khởi ngữ:

a) Các bạn của tôi đã không thể tham gia buổi liên hoan tổng kết đêm qua.

=> Về buổi liên hoan tổng kết đêm qua, các bạn của tôi đã không thể tham gia.

b) Tân là một người đánh cầu lông rất hay.

=> Về bộ môn cầu lông, Tân là một người đánh rất hay.

c) Tôi đã xem kỹ rồi nhưng vẫn không thể diễn đạt được

=> Xem thì tôi đã xem kỹ rồi nhưng diễn đạt thì tôi vẫn không thể diễn đạt được.

II. Giải câu hỏi sách giáo khoa

Bài 1 - Trang 7 - SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Đề bài: Phân biệt những từ ngữ in đậm với các chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ. soan-bai-khoi-ngu-1

Lời giải:

a) Phân tích câu:

Chủ ngữ trong câu thứ 3 của đoạn là từ anh đứng thứ hai (không phải là từ anh in đậm). Từ anh được in đậm nằm trước chủ ngữ giúp nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Và nó không có quan hệ với thành phần vị ngữ trong câu như là chủ ngữ.

b) Phân tích câu:

Từ tôi trong câu này là thành phần chủ ngữ. Từ giàu được in đậm đứng trước chủ ngữ nên có tác dụng nêu lên đề tài được đề cập đến trong câu và nó không có quan hệ với thành phần vị ngữ trong câu như là chủ ngữ.

c) Phân tích câu:

Từ chúng ta chính là chủ ngữ của câu này. Từ các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ được in đậm nằm trước chủ ngữ giúp nêu lên đề tài được nói đến trong câu và nó không có mối quan hệ với thành phần vị ngữ trong câu như là chủ ngữ.

Bài 1 - Luyện tập - Trang 8 - SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Đề bài: Tìm thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:

soan-bai-khoi-ngu-2

Lời giải:

a) Thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích: Điều này

b) Thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích: Đối với chúng mình

c) Thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích: Một mình

d) Thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích: Làm khí tượng

e) Thành phần khởi ngữ trong các đoạn trích: Đối với cháu

Bài 2 - Luyện tập - Trang 8 - SGK Ngữ văn 9 - Tập 2

Đề bài: Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển các phần được in đậm thành khởi ngữ (có thêm trợ từ thì):

a) Anh ấy | làm bài | cẩn thận lắm.

b) Tôi | hiểu | rồi nhưng tôi chưa giải được.

Lời giải:

a) Đáp án:

b) Đáp án: Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Đọc thêm: Soạn bài Bàn về đọc sách

Như vậy, nội dung bài viết trên về Soạn bài Khởi ngữ của HOCMAI đã giúp các em học sinh hiểu được các kiến thức quan trọng cần nắm vững và cách làm bài tập về thành phần khởi ngữ trong câu. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại các em học sinh ở các bài viết tiếp theo tại hoctot.hocmai.vn.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/soan-van-9-bai-khoi-ngu-a65139.html