Thuốc hóa trị ung thư hoạt động thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nông Ngọc Sơn - Bác sĩ hóa trị và điều trị giảm nhẹ - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hơn 100 loại thuốc hóa trị ung thư đang được sử dụng để điều trị ung thư. Về cơ bản các loại thuốc khác nhau về thành phần hóa học, cách sử dụng, tác dụng và tác dụng phụ trong từng loại bệnh ung thư cụ thể.

Thuốc hóa trị hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư phân chia và phát triển. Các loại thuốc khác nhau ảnh hưởng đến các tế bào ung thư theo những cách khác nhau.

1. Hóa trị liệu can thiệp vào chu trình tế bào

Thuốc hóa trị nhắm vào các tế bào ở các giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành các tế bào mới

Thuốc hóa trị nhắm vào các tế bào ở các giai đoạn khác nhau của quá trình hình thành các tế bào mới, được gọi là chu kỳ tế bào. Nắm bắt được cách thức hoạt động giúp các bác sĩ có thể dự đoán loại thuốc nào có khả năng phối hợp được với nhau, tần suất sử dụng của từng loại thuốc dựa trên thời gian của các giai đoạn tế bào.

Các tế bào ung thư có xu hướng hình thành các tế bào mới nhanh hơn các tế bào bình thường. Các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt các tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư, điều này có nghĩa là các tế bào bình thường bị tổn thương cùng với các tế bào ung thư, dẫn đến các tác dụng phụ. Mỗi lần hóa trị, bác sĩ phải cố gắng cân bằng giữa việc tiêu diệt các tế bào ung thư (để chữa trị hoặc kiểm soát bệnh) và hạn chế ảnh hưởng đến các tế bào bình thường (để giảm tác dụng phụ).

2. Các loại thuốc hóa trị

Một số loại thuốc hóa trị hoạt động theo nhiều cách và có thể thuộc về nhiều nhóm.

Thuốc hóa trị có thể được phân loại dựa trên cách thức hoạt động, cấu trúc hóa học và mối quan hệ của chúng với các loại thuốc khác.

Một số loại thuốc hoạt động theo nhiều cách và có thể thuộc về nhiều nhóm. Khi nắm được kiến thức về các thức hoạt động của thuốc rất quan trọng trọng việc dự đoán tác dụng phụ của hóa trị liệu lên người bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc nào có khả năng phối hợp tốt với nhau, thứ tự và tần suất sử dụng.

2.1 Các tác nhân gây Alkyl hóa

Các tác nhân gây Alkyl hóa kiểm soát các tế bào sinh sản bằng cách làm tổn thương ADN của nó. Những loại thuốc này hoạt động trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào và được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, vú và buồng trứng; bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh Hodgkin, đa u tủy và sarcoma.

Do nhóm thuốc này làm hỏng ADN ảnh hưởng đến các tế bào của tủy xương để tạo ra các tế bào máu mới, điều này có thể dẫn đến bệnh leukemia. Nguy cơ mắc bệnh leukemia từ loại thuốc gây Alkyl hóa phụ thuộc vào liều.

Thời điểm nguy cơ mắc bệnh leukemia sau khi dùng nhóm thuốc gây Alkyl hóa cao nhất là khoảng từ 5 đến 10 năm sau khi điều trị.

2.2 Thuốc ức chế chuyển hóa (Antimetabolites)

Các chất ức chế chuyển hóa can thiệp vào sự tăng trưởng ADN và ARN, làm tổn thương các tế bào trong giai đoạn khi các nhiễm sắc thể đang được sao chép. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh leukemia, ung thư vú, buồng trứng và đường ruột, cũng như các loại ung thư khác. Ví dụ về các chất ức chế chuyển hóa bao gồm:

2.3 Kháng sinh chống khối u

Những loại thuốc này không giống như thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, chúng hoạt động bằng cách thay đổi ADN bên trong các tế bào ung thư để kìm hãm sự phát triển và nhân lên.

Anthracyclines: Anthracyclines là thuốc kháng sinh chống khối u bằng cách can thiệp vào các enzyme liên quan đến sao chép ADN trong chu kỳ tế bào và được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ung thư. Ví dụ về anthracyclines bao gồm:

Tuy nhiên, vấn đề chính đối với nhóm thuốc này là có thể gây tổn thương tim nếu dùng liều cao. Chính vì lý do này, nhóm thuốc này sẽ bị giới hạn liều dùng suốt đời.

Kháng sinh chống khối u không phải là anthracycline bao gồm:

2.4 Thuốc ức chế men topoisomerase (topoisomerase inhibitors)

Những loại thuốc này can thiệp vào các enzyme gọi là thuốc ức chế men, các loại men này đóng một vai trò trong quá trình sao chép chính xác ADN. Thuốc ức chế men Topoisomerase được sử dụng để điều trị một số bệnh bạch cầu, cũng như ung thư phổi, buồng trứng, đường tiêu hóa và các bệnh ung thư khác.

Các chất ức chế men topoisomerase được nhóm theo loại enzyme mà chúng ảnh hưởng:

Các chất ức chế Topoisomerase II bao gồm:

Thuốc ức chế Topoisomerase II có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ phát như bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (AML) khi đã sử dụng được từ 2 đến 3 năm..

2.5 Thuốc ức chế quá trình phân chia tế bào (mitotic inhibitors)

Thuốc ức chế quá trình phân chia tế bào(mitotic inhibitors) là các hợp chất có nguồn gốc từ các sản phẩm tự nhiên, chẳng hạn như thực vật. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia để hình thành các tế bào mới nhưng có thể làm hỏng các tế bào trong tất cả các giai đoạn bằng cách giữ các enzyme cần thiết cho tái tạo tế bào.

Ví dụ về các thuốc ức chế quá trình phân bào có tơ bao gồm:

Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm vú, phổi, u tủy, u lympho và bệnh leukemias. Những loại thuốc này có thể gây tổn thương thần kinh nên có thể giới hạn liều lượng sử dụng.

2.6 Corticosteroid

Các thuốc kháng viêm corticosteroid là những thuốc tổng hợp có tính chất và cấu trúc hóa học tương tự cortisol là một hoóc-môn glucocorticoid do vỏ thượng thận tiết ra. Nhóm thuốc này rất hữu ích trong việc điều trị nhiều loại ung thư và các bệnh khác. Khi các loại thuốc này được sử dụng như một phần của điều trị ung thư, thì chúng được xem là thuốc hóa trị. Ví dụ về corticosteroid bao gồm:

Steroid cũng thường được sử dụng để giúp ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn do hóa trị. Ngoài ra nhóm thuốc này được sử dụng trước khi hóa trị để giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Tại khoa Nội Ung bướu của bệnh viện Vinmec Times City, các bác sĩ luôn tuân thủ theo đúng liều khuyến cáo. Để làm được điều này, cần phải đánh giá người bệnh và chế độ chăm sóc toàn diện, tỉ mỉ. Tiên đoán những tác dụng phụ của hóa trị có thể xảy ra cũng như đề ra các biện pháp để phòng ngừa và giảm các tác dụng phụ xuống mức thấp nhất có thể. Điều này sẽ giúp người bệnh đi hết được liệu trình điều trị với kết quả tốt .

Bác sĩ Nông Ngọc Sơn có kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp điều trị bệnh nhân ung thư, đặc biệt là lĩnh vực hóa trị, các ung thư giai đoạn trễ đã di căn, và bệnh nhân giai đoạn cuối đời.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng có thể gọi đến Hotline các bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: macmillan.org.uk, ncbi.nlm.nih.gov, cancer.org

XEM THÊM:

Link nội dung: https://blog24hvn.com/hoa-tri-a66664.html