Cu + H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (có cân bằng)

Đồng là một kim loại hoạt động hóa học yếu, chính vì thế nó bị thụ động bởi các phi kim và axit yếu. Nó chỉ phản ứng được với các axit mạnh với điều kiện nung nóng mà thôi. Đồng chỉ có một hóa trị 2 nên khi phản ứng tại ra muối chứa Cu2. Sau đây chúng ta sẽ mô tả phản ứng của Cu với H2SO4 loãng và đặc nhé. Hy vọng với phản ứng này sẽ giúp bạn làm các bài tập trắc nghiệm hóa học nhanh hơn.

Đồng (Cu) và H2SO4 loãng

Mô tả:

Cho dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm, sau đó cho một mẩu đồng vào.

Ở nhiệt độ thường không thấy phản ứng xảy ra.

Dùng đèn dầu đun nóng lên đến 100 độ C nhưng vẫn không xảy ra phản ứng chứng tỏ Cu không tác dụng với H2SO4 loãng.

PTHH: Cu + H2SO4 loãng → không phản ứng

Đồng (Cu) và H2SO4 đặc

Mô tả:

Sử dụng dung dịch H2SO4 đặc (98%) cho vào ống nghiệm thủy tinh. Thêm mảnh vụn đồng vào, ở nhiệt độ thường không thấy xảy ra phản ứng.

Tiến hành đun nóng ống nghiệm, khi đun nóng lên khoảng 80 độ C bắt đầu thấy xảy ra phản ứng.

Chất rắn màu xanh được tạo ra là CuSO4 ngậm nước, bọt nổi lên mặt nước là khí SO2. SO2 làm giấy chỉ thị tẩm nước chuyển sang màu đỏ. Càng đun nóng phản ứng xảy ra càng mãnh liệt.

Cuối cùng, đáy ông nghiệm Cu sẽ biến mất hoàn toàn chỉ còn muối CuSO4 màu trắng lắng đọng bên dưới. 30 phút sau dung dịch màu xanh biến mất.

Lưu ý: khí SO2 là khí độc tuy nặng hơn không khí nhưng vẫn có một lượng nhỏ thoát ra gây độc cho người tiến hành thí nghiệm.

PTHH: Cu + H2SO4 đặc (to) → CuSO4 + SO2 + H2O

Cân bằng phản ứng

Bước 1: đếm số nguyên tử ở cả hai phía

PT:Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Chất phản ứng Sản phẩm Cu = 1 O = 4 H = 2 S = 1 Cu = 1 O = 4 + 2 + 1 = 7 H = 2 S = 2

Bước 2: ta thấy Cu đã cân bằng ở cả hai phía, ta cân bằng đến S bằng cách x 2 ở phía chất phản ứng, đếm lại số nguyên tử

PT:Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Chất phản ứng Sản phẩm Cu = 1 O = 4(2) = 8 H = 2(2) = 4 S = 2(1) = 2 Cu= 1 O = 7 H = 2 S = 2

Bước 3: ta thấy Cu và S đã cân bằng, tiếp theo cân bằng H bằng cách x 2 ở phía sản phẩm, đếm lại số phân tử.

PT:Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Chất phản ứng Sản phẩm Cu = 1 O = 8 H = 4 S = 2 Cu= 1 O = 4 + 2 + 2(1) = 8 H = 2(2) = 4 S = 2

Ta thấy số nguyên tử ở cả hai phía đã cân bằng, chứng tỏ đã cân bằng phản ứng xong. Bạn thấy cách cân bằng của mình như thế nào hãy để lại ý kiến nhé.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cu-h2so4-dac-nong-a67067.html