Cấu tạo xe máy, các bộ phận của xe máy và những điều cần biết

Xe máy là phương tiện di chuyển của nhiều người trong suốt hành trình đi lại. Tuy nhiên, bạn đã biết những gì về cấu tạo xe máy chưa? Nguyên lý hoạt động của các bộ phận đó ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiếc xe máy bạn đang dùng nhé!

Cấu tạo xe máy gồm những gì?

Trên thị trường có đa dạng các loại xe máy như như xe tay ga, xe số, xe côn,… Các loại xe này đều có chung đặc điểm cơ bản về cấu tạo xe. Cụ thể các bộ phận xe máycơ bản gồm 7 bộ phận chính sau:

Khung xe máy

Đây là bộ phận quan trọng nhất để hình thành kiểu dáng xe máy. Khung xe được làm từ thép, nhôm và các hợp kim cứng. Nhiệm vụ của khung xe là cân bằng bánh trước và bánh sau. Bên cạnh đó, khung sẽ còn là nơi gắn các thiết bị, linh kiện động cơ nên phải có khả năng chịu tải và va đập tốt. Tùy từng mẫu xe mà bộ khung sẽ khác nhau. Có 2 tiêu chí để phân loại khung xe:

Bạn có thể xem số khung xe để biết được đời xe, loại động cơ, nơi sản xuất, năm lắp ráp,… Số khung gồm 17 ký tự bao gồm đầy đủ cả chữ, số và các ký hiệu đặc biệt.

Cấu tạo xe máy
Bộ khung xe máy

Động cơ

Trong cấu tạo xe máy, động cơ có nhiệm vụ đốt cháy nhiên liệu, chuyển thành cơ năng và truyền động lực giúp xe di chuyển êm ái. Cấu tạo của động cơ gồm:

Bạn có thể phân loại động cơ xe máy dựa trên nhiều yếu tố như chức năng, dung tích xi lanh,… Trên thị trường hiện nay có 2 loại động cơ phổ biến:

Theo dung tích xi lanh, thị trường có 3 loại sau:

Động cơ xe hoạt động nhờ vào quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo áp suất và lực đẩy lên piston. Sau đó, piston sẽ truyền lực đến trục khuỷu. Từ đây, thanh truyền sẽ nhận lực từ trục khuỷu gửi tới giúp bánh xe chuyển động.

Cấu tạo xe máy
Động cơ xe máy 150cc

Bình ắc quy

Đây là bộ phận xe máy có nhiệm vụ tích trữ và cung cấp điện để kích hoạt hệ thống đánh lửa. Tùy vào từng dòng xe, bình ắc quy sẽ khác nhau. Có 2 loại ắc quy thường gặp trên thị trường:

Cấu tạo xe máy
Bình ắc quy xe máy

Thắng xe

Để hình thành nên cấu tạo xe máy thì không thể thiếu phanh xe. Bộ phận có chức năng giảm tốc độ và dừng xe, bảo vệ an toàn cho người lái khi xe vận hành. Hệ thống thắng xe gồm 2 phần chính:

Đối với xe số, bạn bóp tay phanh phải để thắng trước và đạp số chân phải để thắng sau. Đối với xe tay ga, bạn sử dụng phanh tay trái để thắng trước và phanh tay phải để thắng sau.

Cấu tạo xe máy
Phanh là bộ phận xe máy giúp giảm tốc độ

Hệ thống truyền động

Đây là bộ phận xe máy ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và sự êm ái khi phương tiện vận hành. Hệ thống gồm 3 bộ phận chính trục khuỷu, hộp số, bánh xe trước sau. Trong đó, trục khuỷu giúp truyền lực đến bánh sau xe và hộp số giúp kiểm soát lực truyền.

Hiện nay, có 2 hệ thống truyền động thường gặp trên xe máy là nhông xích, dây curoa.

Cấu tạo xe máy
Bộ phận truyền động trên xe máy

Lọc gió

Đây là bộ phận rất nhỏ trong cấu tạo xe máy nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng chính của lọc gió là loại bỏ bụi bẩn, tạp chất trong không khí để làm sạch nhiên liệu. Trên thị trường có 2 loại lọc gió phổ biến:

Cấu tạo xe máy
Lọc gió cũng là bộ phận cấu tạo xe máy quan trọng

Bánh xe và lốp

Cấu tạo xe máy không thể thiếu bánh và lốp xe. Bánh xe được làm từ nhôm hoặc thép và các sợi căm bên trong. Lốp xe gồm:

Cấu tạo xe máy
Bộ phận bánh, lốp xe

Các bộ phận khác

Ngoài danh sách các bộ phận xe máy kể trên, một số chi tiết nhỏ khác cũng rất cần thiết. Cụ thể là:

Lưu ý bảo dưỡng cho các bộ phận cấu tạo xe máy

Một chiếc xe máy có thể vận hành ổn định cần có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Chính vì vậy, bạn cần phải có ý thức mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cấu tạo xe máy cơ bản. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình. Đặc biệt, bạn phải luôn quan sát các dấu hiệu từ xe để kịp thời khắc phục lỗi. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Link nội dung: https://blog24hvn.com/cac-bo-phan-cua-xe-may-a67324.html