Phân tích dữ liệu là quá trình thu thập, xử lý, đánh giá các dữ liệu từ quá khứ để tìm ra thông tin có giá trị và đưa ra quyết định dựa trên những kết quả này. Quá trình này bao gồm nhiều bước khác nhau như thu thập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, phân tích thống kê và trực quan hóa dữ liệu.
Hiện nay, phân tích dữ liệu có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hiện nay. Cụ thể như:
- Tìm ra mọi vấn đề một cách nhanh chóng: Nguyên nhân, vấn đề đều nằm trong những dữ liệu, con số mà hàng ngày chúng ta sử dụng hoặc thu thập như dữ liệu khách hàng, dữ liệu sales,... Và bằng cách phân tích dữ liệu, ta sẽ tìm thấy những những thông tin không thể nhìn bằng mắt thường, cung cấp cái nhìn đa chiều và đặc biệt là loại bỏ tính chủ quan, cảm tính trong việc đưa ra quyết định.
- Dự báo và hỗ trợ ra quyết định chuẩn xác: Từ việc phân tích dữ liệu thô trong quá khứ, kết hợp với các mô hình học máy hiện đại, bạn hoàn toàn có thể dự đoán được xu hướng thị trường, xu hướng hành vi khách hàng,... Từ đó, doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả cao. Ví dụ: Facebook, Tiktok hay Youtube sẽ thu thập dữ liệu xem của người dùng để dự đoán xem đâu là nội dung mà người dùng thích và thường xuyên xem nhất. Từ đó, đề xuất các video, bài quảng cáo có nội dung tương tự.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Giữa lúc thị trường trong mọi lĩnh vực đều rất cạnh tranh, phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, tiếp cận sát nhất với mong muốn của người dùng. Từ đó, có thể tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, phát triển sản phẩm mới dựa trên các thông tin có ích thu thập được từ quá trình phân tích.
Nói tóm lại, phân tích dữ liệu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, bổ trợ quan trọng cho mọi ngành nghề như tài chính, giáo dục, công nghệ, kinh doanh, ngân hàng,... Việc trở thành một nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst) hoặc bổ sung thêm kỹ năng phân tích dữ liệu đang rất được coi trọng hiện nay.
Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất