Học ngành Kinh tế Quốc tế thì nên cân nhắc các trường đại học nào?

Trong những năm gần đây, ngành Kinh tế Quốc tế được các bạn trẻ quan tâm khá nhiều vì tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm mà ngành học này mang lại. Bài viết này sẽ giúp giải đáp chính xác ngành Kinh tế Quốc tế là gì, và đâu là các trường đào tạo chuyên ngành Kinh tế Quốc tế hiện nay.

kinh te quoc te hoc truong nao

1. Tổng quan về ngành Kinh tế Quốc tế

Khái niệm Kinh tế Quốc tế khá là trừu tượng với nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về ngành này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn khái niệm về ngành học này một cách dễ hiểu nhất.

1.1. Ngành Kinh tế Quốc tế là gì?

Kinh tế Quốc tế (International Economics) là một ngành học nghiên cứu về sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức trọng tâm về kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hóa của thế giới hiện nay. Cụ thể, khi học ngành Kinh tế Quốc tế, sinh viên sẽ học về các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia.

nganh kinh te quoc te nen hoc truong nao

1.2. Phân biệt Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế

Hai khối ngành này thường bị nhầm lẫn là giống nhau vì tên gọi khá tương đồng. Tuy nhiên, mỗi ngành học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng khác nhau. Cụ thể:

Ngành Kinh doanh Quốc tế có hơi hướng thiên về vi mô, ngược lại Kinh tế Quốc tế thuộc vĩ mô. Kinh doanh Quốc tế được nhiều sinh viên cho rằng thuộc khối ngành Kinh tế, nhưng về bản chất lại nằm trong khối ngành quản lý. Khi học ngành này, người học sẽ được đào tạo về các chuyên ngành mang tính quản trị và có kiến thức chung thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế.

Đối với ngành Kinh tế Quốc tế, các sinh viên học ngành này sẽ được đào tạo sâu về mặt lý thuyết, hiểu rõ và tiếp cận với các khái niệm thương mại, đầu tư quốc tế. Sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng phân tích và lý luận về quan hệ kinh tế toàn cầu. Hơn thế, sinh viên Kinh tế Quốc tế còn được học sâu về nghiên cứu luật kinh tế giữa các quốc gia - một kiến thức đóng vai trò cốt lõi trong việc định hình tư duy về ngoại giao và thương mại quốc tế.

2. Kinh tế Quốc tế hoặc Kinh doanh Quốc tế thì học trường nào?

Ở Việt Nam, ngành Kinh tế Quốc tế hoặc Kinh doanh Quốc tế được nhiều trường đại học đào tạo. Dưới đây là top 10 trường đào tạo ngành Kinh tế Quốc tế hoặc Kinh doanh Quốc tế chất lượng mà bạn có thể tham khảo:

kinh te quoc te nen hoc truong nao

2.1. Đại học RMIT Việt Nam

Với chất lượng đầu ra của sinh viên vượt trội, có thể nói RMIT Việt Nam là một trong các trường có chất lượng đào tạo tốt ngành Kinh tế Quốc tế và Kinh doanh Quốc tế. Sinh viên có thể lựa chọn một trong hai hoặc thậm chí cả hai chuyên ngành: Kinh tế và Kinh doanh toàn cầu trong chương trình Cử nhân Kinh doanh để tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết về cả kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế.

cac truong day kinh te quoc te

Các em học sinh tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông quốc gia và có điểm trung bình lớp 12 từ 7.0 trở lên và IELTS 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6) là đã có thể nộp đơn đăng ký học tại RMIT Việt Nam. Trong 3 năm đào tạo theo chương trình cử nhân kinh doanh, sinh viên sẽ được đào tạo kỹ năng của nhiều chuyên ngành theo lựa chọn của mình bao gồm: kinh tế quốc tế (còn gọi là kinh doanh toàn cầu), digital marketing, quản trị nhân sự, tài chính… Điều này sẽ giúp sinh viên mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra trường và có thể đảm nhận các vị trí cao sau này.

Mức học phí RMIT Việt Nam công bố cho chương trình cử nhân kinh doanh là 13.970 USD/ năm (khoảng 334.570.000 VND) hoặc 41.909 USD (khoảng 1.003.709.000 VND) cho toàn bộ chương trình.

Liên hệ RMIT Việt Nam để được tư vấn thêm:

2.2. Trường Đại học Thương mại

Trường Đại học Thương mại có điểm chuẩn trúng tuyển là 26.7 điểm cho 4 khối A0, A1, D1, D7 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Mức học phí chuyên ngành Kinh tế Quốc tế mà Trường Đại học Thương mại áp dụng cho khóa 2023 -2024 là dao động từ 2.3 - 2.5 triệu đồng/tháng. Và sau mỗi năm, mức học phí tăng không quá 12.5%

cac truong co nganh kinh te quoc te

Hiện tại, trường có 5 phương thức tuyển sinh đại học chính quy gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét kết quả học tập cấp THPT đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia; xét kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy và xét tuyển kết hợp.

2.3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hiện nay trường Đại học Kinh tế Quốc dân tuyển sinh ngành Kinh tế Quốc tế theo 3 phương thức gồm xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

danh sach cac truong dao tao nganh kinh te quoc te

Năm 2024 chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 120 sinh viên cho ngành học này cho 4 khối A, A1, D1, D7. Điểm chuẩn năm 2023 là 27.35 điểm.

Mức học phí dự kiến cho ngành Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân khóa 2024 - 2025 là dao động từ 16 - 22 triệu đồng/năm. Và sau mỗi năm, mức học phí không tăng quá 10%.

2.4. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2023 có điểm chuẩn ngành Kinh tế Quốc tế là 28 điểm cho 6 khối A1, D1, D3, D5, D6, D7.

cac truong dao tao nganh kinh te quoc te

Hiện tại trường có 5 phương thức tuyển sinh như kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét học bạ THPT, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH quốc gia, xét tuyển thẳng, xét tuyển chứng chỉ ielts và kết quả THPTQG.

Đại học Ngoại Thương đào tạo chương trình chính quy 4 năm và có mức học phí ngành Kinh tế Quốc tế của trường là 25 triệu đồng/năm. Thời gian xét tuyển và nhập học dự kiến ngày 1/8/2024.

2.5. Trường Đại học Kinh Tế - Luật (Đại Học Quốc Gia TP.HCM)

Ngành Kinh tế Quốc tế của trường Đại học Kinh Tế - Luật (Đại Học Quốc Gia TPHCM) năm 2024 có điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 26.41 điểm cho 4 khối A, A1, D1, D7 và phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực là 884 điểm.

hoc kinh te quoc te o truong nao

Trường sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét tuyển kết hợp.

Mức học phí khóa 2023-2024 là 25.9 triệu đồng/năm.

2.6. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM

Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế Quốc tế: Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, Kinh tế và Kinh doanh số.

truong dai hoc nao co nganh kinh te quoc te

Năm 2023 ngành kinh tế quốc tế có điểm chuẩn là 25.24 điểm cho 4 khối A, A1, D1, D7.

Trường có 4 phương thức xét tuyển là xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá đầu vào của trường, xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét tuyển tổng hợp.

2.7. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính

Ngành Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đào tạo theo chương trình song ngữ, chú trọng tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn. Một số môn học chuyên ngành nổi bật của ngành Kinh tế Quốc tế ở UEF như Thương mại Quốc tế; Đầu tư Quốc tế; Tài chính Quốc tế; Quản trị Quốc tế…

top cac truong dao tao kinh te quoc te

Điểm chuẩn ngành Kinh tế Quốc tế của trường năm 2023 là 21 điểm cho 4 khối A, A1, D1, C. Hiện tại trường có 3 phương thức xét tuyển như xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT, xét học bạ THPT, xét tuyển theo kết quả đánh giá kỳ thi năng lực của trường Đại học quốc gia TPHCM.

2.8. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Tại Đại học Hutech, đối với ngành Kinh tế Quốc tế, sinh viên sẽ được học những kiến thức về đầu tư quốc tế, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, tài chính quốc tế, am hiểu về các hiệp định kinh tế toàn cầu, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, các khu vực đặc trưng và luật pháp về kinh doanh.

nen hoc kinh te quoc te o truong nao

Năm 2024, Hutech tuyển sinh ngành Kinh tế Quốc tế theo 3 phương thức như kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, xét tuyển học bạ cho các khối A, A1, D1, C.

2.9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Học Kinh tế Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, sinh viên sẽ đào tạo về chuyên môn và kỹ năng để đảm bảo khi tốt nghiệp các em có năng lực thực hiện việc đánh giá, phân tích, tư vấn, hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách, giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế của các tổ chức kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

kinh te quoc te hoc truong gi

Hiện tại trường có 2 phương thức xét tuyển như kết quả điểm thi THPT và xét học bạ cho tổ hợp A, A1, D1, D9. Điểm chuẩn năm 2023 của ngành kinh tế quốc tế là 24.5 điểm.

2.10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Ngành Kinh tế Quốc tế của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có điểm chuẩn năm 2023 là 17 điểm cho tổ hợp môn A, A1, D1, C15.

cac truong co dao tao nganh kinh te quoc te

Năm 2024 trường xét tuyển theo 3 phương thức: điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ, xét tuyển thẳng. Trường có thời gian xét tuyển và nhập học dự kiến là 15/9/2024. Mức học phí ngành Kinh tế Quốc tế khóa 2023 - 2024 là 9.8 triệu đồng/ năm.

3. FAQ - Câu hỏi thường gặp về ngành Kinh tế Quốc tế

Dưới đây là một số câu trả lời cho những câu hỏi mà cha mẹ và sinh viên hỏi nhiều nhất:

kinh te quoc te nen hoc nhung truong nao

3.1. Các môn học chính của ngành Kinh tế Quốc tế là gì?

Mỗi trường sẽ xây dựng chương trình đào tạo ngànhKinh tế Quốc tế khác nhau. Tuy nhiên, các chương trình đó đều trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kinh tế học, kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế, các kỹ năng mềm cần thiết. Cụ thể những môn học như sau:

Kiến thức Môn học Nội dung chi tiết Kiến thức cơ bản về kinh tế học Kinh tế vi mô Nghiên cứu về hành vi của các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế vĩ mô Nghiên cứu về hoạt động của cả nền kinh tế Kinh tế lượng Sử dụng các phương pháp toán học và thống kê để phân tích các vấn đề kinh tế. Kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế Thương mại quốc tế Nghiên cứu các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Đầu tư quốc tế Nghiên cứu về những hoạt động đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ giữa các quốc gia. Tài chính quốc tế Nghiên cứu về các hoạt động tài chính giữa các quốc gia như thị trường ngoại hối, chứng khoán,… Kinh tế thế giới Nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Các kỹ năng mềm cần thiết Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Việt và tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng đối với sinh viên ngành kinh tế quốc tế. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề Phân tích và giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả để sinh viên có thể áp dụng kiến thức của mình vào thực tế Kỹ năng làm việc nhóm Sinh viên có thể phối hợp với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ chung.

3.2. Học Kinh tế Quốc tế ra trường làm gì?

Sinh viên học ngành Kinh tế Quốc tế ra trường có thể làm những công việc như:

Những công việc trên sinh viên có thể tham gia vào các tổ chức:

3.3. Mức lương sau khi ra trường là bao nhiêu?

truong dao tao nganh kinh te quoc te

Mức lương của các sinh viên ra trường ngành Kinh tế Quốc tế sẽ phụ thuộc vào nhiều tố như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, trình độ chuyên môn. Thông thường, mức lương trung bình của một sinh viên vừa tốt nghiệp dao động từ 8 đến 12 triệu đồng/ tháng. Đối với những người có kinh nghiệm lâu năm và kỹ năng dày dạn mức lương có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/ tháng. Dưới đây là ước tính về mức lương của một số vị trí công việc phổ thông:

Vị trí Mức lương trung bình (VNĐ/tháng) Giảng viên kinh tế quốc tế 20.000.000 - 25.000.000 VNĐ Chuyên viên tư vấn đầu tư 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ Chuyên viên tài chính quốc tế 20.000.000 - 25.000.000 VNĐ Nhà nghiên cứu kinh tế quốc tế 25.000.00 - 30.000.000 VNĐ Chuyên viên xuất nhập khẩu 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ

3.4. Học Kinh tế Quốc tế cần có những tố chất nào?

Để học tốt ngành Kinh tế Quốc tế, sinh viên cần có những tố chất sau đây:

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về khái niệm ngành Kinh tế Quốc tế là gì, danh sách các trường đào tạo để bạn có thể nhận định được rằng mình có phù hợp với ngành học năng động này hay không. Chúc bạn chọn được ngôi trường thích hợp.

Link nội dung: https://blog24hvn.com/kinh-te-quoc-te-hoc-truong-nao-a68006.html