Mẫu đơn xin việc là một trong những bước quan trọng để gây ấn tượng và tiếp cận với nhà tuyển dụng.
Đơn xin việc còn được gọi là Application for employment là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc của mỗi ứng viên. Để nâng cao cơ hội việc làm cho bản thân, bạn cần thể hiện lá đơn xin việc của mình thật khác biệt và ấn tượng so với những ứng viên khác . Dưới đây là Top 12 mẫu đơn xin việc chuẩn nhất 2024 dùng cho các chuyên ngành: Kế toán, cơ khí, công nghệ thông tin, sinh viên mới ra trường, công nhân, hành chính nhân sự, khách sạn.... Mời các bạn Tải mẫu đơn xin việc file word miễn phí trên HoaTieu.vn để tham khảo và viết cho mình một lá đơn ấn tượng, thu hút được nhà tuyển dụng.
Đơn xin việc là một mẫu đơn khá phổ biến và quen thuộc trong thị trường lao động, đặc biệt là người lao động đi xin việc. Đơn xin việc là một loại văn bản mà qua đó bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm của cá nhân với vị trí công việc đang ứng tuyển. Nội dung thư đề cập đến những thông tin về học vấn, kinh nghiệm, thành tích hoặc kỹ năng nổi bật của bản thân để nhằm thu hút và thuyết phục nhà tuyển dụng tuyển chọn bạn.
Đã có khá nhiều người nhầm lẫn giữa CV xin việc và đơn xin việc vì cả 2 đều là những thông tin cần có trong hồ sơ xin việc, tuy nhiên chúng được định nghĩa khác nhau và không thể hoán đổi cho nhau. Vậy sự khác nhau giữa 2 mẫu đơn này là gì?
Sự khác biệt cơ bản giữa đơn xin việc và CV xin việc có thể thấy là độ đài, nội dung bao gồm và mục đích sử dụng, cụ thể như sau:
- Về độ dài: CV xin việc thường được soạn với nội dung dài và bao quát đơn xin việc.
- Về nội dung bao gồm: CV xin việc chứa đầy đủ các thông tin về bản thân ứng viên, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mục tiêu cá nhân, kỹ năng, thành tích nổi bật để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Còn đơn xin việc thường bao gồm các thông tin khái quát về bản thân ứng viên, giúp ứng viên giúp ứng viên trình bày mong muốn, nguyện vọng được ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng của công ty.
Download đơn xin việc 2024 file word chuẩn - mẫu đơn xin việc làm chuẩn thông dụng nhất hiện nay.
Đơn xin việc bằng tiếng Anh là mẫu đơn được sử dụng phổ biến khi bạn muốn xin việc vào các công ty nước ngoài. Trong đơn cần bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại công ty, có thể kèm theo các lý do hợp lý để dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng. Dưới đây là Mẫu đơn xin việc tiếng Anh phổ biến nhất.
Khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm và tự tin mình có thể nhận chức quản lý, thì mẫu đơn xin việc cho vị trí quản lý dưới đây là một mẫu tham khảo hay dành cho bạn. Vị trí quản lý ở bất kì lĩnh vực nào cũng là một vị trí đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, tố chất cao của ứng viên. Hãy thể hiện năng lực và độ chuyên nghiệp của bạn từ ngay trong mẫu đơn xin việc nhé. Dưới đây là mẫu đơn xin việc cho Vị trí Quản lý Nội dung Web.
Đơn xin việc kế toán viết tay là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc khi gửi hồ sơ tham gia ứng tuyển. Đây chính là ấn tượng ban đầu đối với nhà tuyển dụng, giúp bạn có thể lọt vào mắt xanh dễ dàng.
Thư xin việc có thể được gửi đi để nhắm tới một vị trí công việc cụ thể, một công việc đang được quảng cáo, hoặc thậm chí bạn có thể chủ động liên hệ với một nhà tuyển dụng tiềm năng để xem liệu họ có chỗ trống nào đang cần người không. Dù bằng cách nào, thư xin việc của bạn cần phải:
Lời chào: Kính gửi ông/bà...
Đoạn mở đầu: Dùng 1-2 câu để giới thiệu về bản thân bạn và vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
Đoạn giữa:
Kết thư: Dùng những cụm từ như "Trân trọng", "Chân thành"... và ký tên.
Nội dung đơn xin việc
Bạn nên chủ động “nghiên cứu” về công ty và vai trò công việc mà bạn dự định ứng tuyển
Đơn xin việc là “sản phẩm” thể hiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của mỗi ứng viên nên không có mẫu chung. Do đó, tùy theo tính chất và vị trí công việc ứng tuyển mà bạn nên linh hoạt trong cách viết đơn nhằm tạo nên sức thu hút cũng như tính thuyết phục. Tuy không có một mẫu đơn chung nhưng khi viết bạn vẫn cần tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định ở phần nội dung nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp. Cụ thể:
Bạn nên khởi đầu lá đơn trực tiếp bằng việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng, điều này sẽ giúp các nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty.
Tiếp đó, bạn cần nêu được những thế mạnh của bản thân về trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, nên chứng minh được giá trị của bản thân cũng như lợi ích lâu dài sẽ mang đến cho doanh nghiệp, để giữa muôn ngàn các hồ sơ xin việc nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn.
Một lời cảm ơn ngắn gọn, trang trọng cũng là điều bạn cần thêm vào đơn ứng tuyển của mình, nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cũng như khẳng định phong thái tự tin, chuyên nghiệp.
Dù là đơn viết tay hay đánh máy bạn cũng cần đảm bảo trình bày rõ ràng, sạch sẽ và đẹp mắt. Nội dung lá đơn nên được trình bày theo bố cục 3 phần mạch lạc, ở phần nội dung bạn cũng có thể chia thành các đoạn nhỏ để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin.
Font chữ bạn nên chọn loại thông dụng, dễ đọc và dễ sử dụng như: Times New Roman, VnTime, Calibri, Arial. Nếu viết đơn tay bạn nên dùng 1 loại mực và 1 loại bút, chữ viết cần nắn nót, cẩn thận và được viết trên 1 trang A4 sạch sẽ. Tuyệt đối không viết tắt để tránh các nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩu thả, thiếu nghiêm túc.
Ngoài cách viết đơn theo dạng text truyền thống bạn cũng có thể sáng tạo, thiết kế bức thư xin việc của mình theo dạng infographic, video, hình ảnh (áp dụng với thư điện tử)… tùy theo tính chất công việc nhằm gây ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng.
Sau khi viết xong bạn cũng nên đọc đi đọc lại nhiều lần, để chỉnh sửa ngữ pháp và lỗi chính tả nhằm tạo thiện cảm tốt nhất.
Ngôn ngữ viết cần khoa học, dễ hiểu, mang tính toàn dân, thể hiện được tính trang trọng và tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng các từ ngữ địa phương hay tiếng “lóng”. Bạn nên sử dụng các cụm từ mang tính tích cực, có ý nghĩa khẳng định như “Với kinh nghiệm… năm làm việc tại…, tôi tin mình sẽ phù hợp với vị trí này” để thể hiện sự sự tin và nguồn năng lượng dồi dào của mình. Bởi hầu hết các nhà tuyển dụng đều có thiện cảm rất tốt và đánh giá cao sự tự tin cùng thái độ tích cực của các ứng viên.
Để tiết kiệm thời gian, nhiều ứng viên hiện nay thường có thói quen sử dụng một lá đơn để ứng tuyển cho nhiều công việc khác nhau, điều này rất “tai hại” bởi khi ứng tuyển nhiều nơi một lúc dễ gây ra sự nhầm lẫn về địa chỉ, tên công ty, vị trí ứng tuyển, nội dung.
Một bức thư xin việc không được đầu tư sẽ khiến các nhà tuyển dụng cho rằng bạn là người cẩu thả và không nghiêm túc trong công việc và đương nhiên khả năng sớm bị loại khá cao. Vì thế, hãy viết một lá đơn cho mỗi công việc ứng tuyển và nên có sự đầu tư, để gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
Các thông tin trình bày trong đơn cũng cần đảm bảo tính chính xác. Bạn không nên vì muốn gây ấn tượng mà viết sai sự thật, bởi nhà tuyển dụng luôn có những cách để xác thực thông tin các ứng viên.
Viết một lá đơn chỉn chu có thể sẽ khiến bạn tốn một ít thời gian, nhưng bù lại sẽ gây được thiện cảm tốt, tăng cơ hội được mời phỏng vấn và tỉ lệ thành công cao hơn. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng để lại ấn tượng ban đầu và dễ dàng “chinh phục” các nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!
10 lỗi dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất và lớn nhất khi gửi thư xin việc, bạn hãy đọc thật kỹ và tuyệt đối tránh mắc phải các lỗi này bạn nhé!
1. Lỗi chính tả và ngữ pháp
Kỹ năng giao tiếp của bạn được thể hiện qua việc bạn viết đơn xin việc như thế nào. Nếu một lỗi đánh máy hoặc lỗi ngữ pháp xuất hiện, người đọc có thể nghĩ rằng bạn là "quá bận rộn" hoặc quá lười biếng để kiểm tra những gì mình đã viết. Hay thậm chí là không quan tâm đủ nhiều tới công việc này để gửi đơn một cách nghiêm túc.
Không nên chỉ dựa vào các trình hoặc ứng dụng kiểm tra chính tả. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình xem qua trước khi bạn gửi thư xin việc cho nhà tuyển dụng.
2. Viết quá nhiều
Nhà tuyển dụng không có đủ nguồn lực và thời gian để đọc sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mỗi ứng viên. Bạn nên viết ngắn gọn trong ½ đến 1 trang giấy A4 với những nội dung tóm lược nhất và quan trọng nhất. Nếu viết quá dài thậm chí người ta còn không buồn đọc thư của bạn đâu.
Viết quá nhiều là một lỗi phổ biến khi viết đơn xin việc
3. Gửi nhầm người
Trong trường hợp bạn quá khó khăn để tìm được tên của người nhận đơn, tốt nhất bạn nên để trống chứ đừng chỉ đoán và gửi một lá đơn hú họa ai nhận cũng được ai đọc cũng xong.
Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay nếu bạn đang sử dụng một mẫu chung cho tất cả các mẫu đơn xin việc. Và họ sẽ không có ấn tượng. "Tùy chỉnh từng lá đơn gửi cho từng công ty và nhắm mục tiêu dựa theo mô tả công việc cụ thể" - đó là lời khuyên dành cho bạn.
4. Quên thay thế tên công ty và vị trí ứng tuyển
Nếu bạn đang tìm kiếm và gửi đơn tới nhiều công ty một lúc, bạn hoàn toàn có thể thay thế từ ngữ, tên, và tiêu đề - chứ không nhất thiết phải viết lại - để tiết kiệm thời gian. Nhưng hãy cẩn thận khi viết thư hàng loạt như vậy. Nếu bạn quên thay đổi tên công ty hoặc chức danh công việc, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng lắm đâu dù thư của bạn có hay đến mấy.
Đọc đơn xin việc của bạn một cách cẩn thận trước khi bạn nhấn 'submit', 'gửi đi'...
5. Quá khiêm tốn
Một số ứng viên nghĩ rằng chỉ cần cung cấp thông tin vừa phải thôi để thể hiện mình là người khiêm tốn, nhưng đôi khi điều này lại không phát huy tác dụng. Chỉ với ½ đến 1 mặt giấy, bạn có rất ít không gian để thể hiện mình, vì vậy bạn phải "gây ấn tượng"!
Nói lên những gì bạn đã đạt được và nói bằng sự tự tin, có con số cụ thể làm dẫn chứng thì càng thuyết phục.
6. Quá tự tin
Cái gì quá cũng không tốt. Bạn vừa phải không quá khiêm tốn, những cũng không được tỏ ra tự cao tự đại.
Nhiều người mắc lỗi nhiệt tình khoe khoang về sự thông minh hay tài năng của mình trong thư xin việc. Tốt hơn cả là hãy tập trung vào những thành tựu dựa trên thực tế của bạn và làm cho nó dịu xuống bằng những so sáng cụ thể, tránh chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân mà không cho người đọc một "mốc" nào đó để đo lường thành tích của bạn.
7. Nói dối
Không, không và không nói dối, về bất kỳ điều gì dù nhỏ nhất bạn nhé!
8. Đề cập đến việc tại sao bạn lại bỏ công việc cũ
Nhà tuyển dụng chỉ muốn thông tin hiện tại, một cách ngắn gọn. Tại sao bạn bị sa thải hoặc lý do tại sao bạn bỏ việc là thông tin không quan trọng.
9. Liệt kê một tràng dài những người tham khảo
Đơn xin việc không phải là nơi làm điều này. Nó có thể có ý nghĩa đối với bạn, nhưng nhà tuyển dụng chỉ đơn giản cho rằng đây là một sự lãng phí không gian. Hãy đưa phần nội dung này vào CV của bạn và gửi CV đi kèm với thư.
Đừng cứng nhắc: đây là cơ hội để bạn vượt lên các ứng viên khác, vậy nên cứ nhất nhất tuân theo quy chuẩn hoặc sử dụng những cái chung chung sẽ không giúp gì cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để đưa cái tôi của mình vào một cách chân thành, hợp tác.
Đôi khi nhà tuyển dụng gọi cho bạn không hẳn vì thành tích hay kinh nghiệm mà là bởi họ nhận thấy tiềm năng, lòng nhiệt tình hoặc cá tính có thể phát triển tốt của bạn.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Mẫu đơn xin việc. Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo các mẫu văn bản khác thuộc lĩnh vực Việc làm - Nhân sự tại mục Biểu mẫu nhé.
Các bài viết liên quan:
Link nội dung: https://blog24hvn.com/don-xin-viec-mau-word-a68379.html