Lịch hẹn tiêm chủng được các bác sĩ sắp xếp dựa trên những khuyến cáo của Bộ Y tế về khoảng thời gian tốt nhất giữa các liều vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể tối ưu và tuân thủ theo chỉ định của nhà sản xuất. Việc chủng ngừa sớm hơn cần cân nhắc dựa trên đối tượng, độ tuổi, tình huống, loại vắc xin.
Tuy nhiên nhìn chung, tiêm chủng vắc xin cần tuân thủ khoảng cách tối thiểu để vắc xin phát huy tính hiệu quả. Bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc “Tiêm vắc xin trước lịch hẹn có sao không?” và đề xuất cách xử lý trong trường hợp bị trễ lịch tiêm chủng.
BS Phạm Hồng Thuyết - Quản lý Y khoa vùng 1 Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Tuân thủ lịch tiêm chủng là rất quan trọng để người tiêm chủng có khả năng miễn dịch tối ưu chống lại bệnh tật. Các loại vắc xin không được tiêm sớm hơn tuổi tối thiểu, tuy nhiên ở trường hợp bất khả kháng có thể giảm khoảng cách tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch an toàn và hiệu quả Tất cả mọi người nên ưu tiên thực hiện theo lịch tiêm chủng khuyến nghị để được bảo vệ toàn diện.”Lịch tiêm chủng của vắc xin đã được nghiên cứu về tính an toàn, hiệu lực, hiệu quả, liều lượng, đường tiêm, lịch tiêm theo những quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế nhằm giúp người được tiêm chủng tạo ra khả năng miễn dịch tối ưu theo độ tuổi.
Vắc xin là chế phẩm sinh học đặc biệt, cần được tuân thủ các yếu tố về tuổi tối thiểu (tuổi Min), tuổi tối đa (tuổi Max), tuổi khuyến cáo, khoảng cách tối thiểu, tương tác giữa các vắc xin. Khoảng cách giữa các mũi tiêm này giúp người được tiêm chủng phát triển khả năng miễn dịch tốt nhất mang đến hiệu quả bảo vệ lâu dài theo thời gian.
Đối với các mũi tiêm vắc xin cho cùng một loại kháng nguyên, việc duy trì khoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc xin là cực kỳ quan trọng. Khi tiêm các liều vắc xin quá gần nhau, cơ thể người tiêm chủng không có đủ thời gian để tạo ra phản ứng miễn dịch tối ưu và không thể đảm bảo hiệu quả cao nhất của vắc xin.
Các loại vắc xin không được tiêm sớm hơn tuổi tối thiểu hoặc khoảng cách tối thiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng có thể giảm khoảng cách tối thiểu để người tiêm được nhận sự bảo vệ sớm hơn nhưng vẫn đáp ứng miễn dịch vẫn an toàn và hiệu quả.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), có một vài trường hợp mà bác sĩ có thể cân nhắc cho tiêm vắc xin trước lịch hẹn tối đa 4 ngày bao gồm: [1]
Cần lưu ý, thời gian 4 ngày nêu trên không áp dụng cho khoảng thời gian 28 ngày giữa hai loại vắc xin sống giảm độc lực, vắc xin bệnh dại và một số loại vắc xin khác.
Nhìn chung, việc tiêm mũi vắc xin cho cùng một loại kháng nguyên cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các liều để có hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Trong một số ít trường hợp nhằm tránh tình trạng bỏ lỡ tiêm chủng hoặc bị chậm lịch tiêm phòng, bác sĩ có thể cân nhắc cho tiêm vắc xin sớm hơn lịch hẹn 4 ngày. Nếu xảy ra trường hợp người được tiêm chủng tiêm liều vắc xin tiếp theo sớm hơn 5 ngày so với thời gian tối thiểu, liều vắc xin đó sẽ không được công nhận là có hiệu lực.
⇒ Với trẻ em, bạn có thể tham khảo bài viết này: Nhỡ lịch tiêm phòng cho trẻ có sao không?
Về cơ bản, vắc xin bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có khả năng dẫn đến nhập viện và tử vong. Tiêm vắc xin trễ lịch hẹn làm tăng rủi ro mắc bệnh, trẻ em và người lớn sẽ không nhận được sự bảo vệ kịp thời trước mầm bệnh. Nghiên cứu chỉ ra việc tiêm chủng muộn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như ho gà, sởi và bệnh do vi khuẩn Haemophilus Enzae tuýp B lên tới 6 lần. [2]
Hơn nữa, các đối tượng dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền cũng dễ biến chứng nghiêm trọng, một số trường hợp nhập viện, di chứng bệnh tật nặng và tử vong. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm chủng. Ngoài ra, tiêm trễ lịch sẽ không đảm bảo hiệu lực bảo vệ tốt nhất, do đó người được tiêm chủng vẫn cần cố gắng bắt kịp với lịch nếu chẳng may bị trễ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị hoãn lịch tiêm chủng. Thời gian hoãn trong bao lâu tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể:
Cần lưu ý thêm cho các phụ huynh đó là trẻ có các triệu chứng sốt, cảm lạnh, sổ mũi, ho, nhiễm trùng tai và tiêu chảy ở mức độ nhẹ hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh vẫn có thể tiêm chủng bình thường. Vắc xin không khiến cho các triệu chứng bệnh của bé trầm trọng hơn.
⇒ Bạn có thể tham khảo: Lịch tiêm chủng
Nhịp sống hiện đại bộn bề, mỗi người đều có hàng trăm công nghìn việc phải xử lý mỗi ngày, nhất là đối với các ba mẹ chăm con nhỏ. Hiểu được khó khăn khi phải sắp xếp lịch trình tiêm chủng cho con, đồng thời, với mong muốn giúp Quý Khách dễ dàng và thuận tiện trong việc ghi nhớ lịch hẹn, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cung cấp dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động trước lịch hẹn 1-2 ngày cho những Quý Khách tiêm vắc xin tại trung tâm.
Đặc biệt, Quý Khách cũng có thể theo dõi lịch tiêm chủng, tra cứu lịch sử tiêm chủng và theo dõi hành trình tiêm chủng của mình và người thân tại “trợ lý tiêm chủng” VNVC Mobile App. Tải VNVC Mobile App ngay trên App Store hoặc Google Play.
Quý Khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC để được tư vấn, đặt lịch tiêm chủng, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi qua:
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm trên khắp cả nước cam kết cung ứng đầy đủ các loại vắc xin quan trọng cho trẻ em và người lớn từ các hãng vắc xin hàng đầu trên thế giới như Glaxosmithkline - GSK (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Abbott (Hà Lan)…
Với hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP, 100% các trung tâm toàn quốc được xây dựng kho lạnh tại chỗ và hệ thống tủ bảo quản vắc xin chuyên dụng tại các phòng tiêm, đảm bảo Quý Khách sẽ được tiêm các loại vắc xin có chất lượng tốt nhất. Với nguồn lực vượt trội, hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cam kết mang đến chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn dịch vụ, giúp Quý Khách hàng tiêm chủng vắc xin an toàn, hiệu quả và thuận tiện nhất.
Tóm lại, với thắc mắc “Tiêm vắc xin trước lịch hẹn có sao không?”, câu trả lời là có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, tương tự với việc gián đoạn lịch tiêm chủng. Bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn tiêm chủng, các cá nhân không chỉ bảo vệ chính mình mà còn góp phần vào nỗ lực chung nhằm đạt được khả năng miễn dịch rộng rãi. Mỗi người cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng kịp thời, coi đó là nền tảng trong cuộc chiến chống lại bệnh truyền nhiễm.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/dat-lich-tiem-vnvc-a68773.html