Bản chất của pháp luật là một khái niệm khá phức tạp. Giữa các trường phái tư tưởng khác nhau, quan điểm về bản chất pháp luật cũng khác nhau.
Theo tư tưởng thần học, pháp luật được cho là không có thuộc tính riêng. Pháp luật phụ thuộc vào ngươi đứng đầu, người nắm quyền. Thế nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, quan điểm này đã bị thất thế.
Còn quan điểm về pháp luật dưới góc nhìn của tư sản là thể hiện ý chí của mọi người trong xã hội. Vì vậy, pháp luật không mang tính giai cấp.
Tuy nhiên, quan điểm này ngay lập tức bị phản bác bởi những nhà lý luận pháp luật. Do nó không lý giải được sự xuất hiện của những quy tắc pháp luật và cách chúng được thực thi trong xã hội.
Ngược với các quan điểm trên, Mác - Lênin cho rằng bản chất pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội. Theo đó, pháp luật chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển trong một xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật chính là thể hiện ở tính giai cấp của nó.
Quan điểm Mác - Lênin cũng chỉ ra rằng, pháp luật được tạo ra để bảo vệ lợi ích của tầng lớp cầm quyền trong xã hội. Thế nhưng, việc bảo vệ này cũng đồng nghĩa với việc duy trì lợi ích chung của xã hội. Vì khi lợi ích chung được bảo vệ tốt, xã hội mới phát triển ổn định.
Do vậy hiện nay, học thuyết Mác - Lênin về bản chất pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội được cho là phù hợp và được chấp nhận nhiều nhất.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống và xã hội. Để hiểu chính xác hơn, bạn hãy tiếp tục đọc nội dung dưới đây nhé!
Bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện thông qua định nghĩa về pháp luật.
Theo đó, pháp luật là một hệ thống gồm những quy tắc xử sự chung được Nhà nước ban hành. Những quy tắc này được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Mục đích là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước và bảo vệ quyền lợi của giai cấp đứng đầu.
Pháp luật được coi là chuẩn mực chung và phản ánh những lợi ích chung của toàn xã hội. Có thể nói, pháp luật đóng vai trò thiết yếu trong việc tổ chức, quản lý nhằm củng cố và bảo vệ trật tự xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống.
Pháp luật còn là một phương tiện để xử lý khía cạnh “xã hội” của đời sống xã hội. Ví dụ như phòng chống và khắc phục hệ quả của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ người cơ nhỡ… Nói theo cách khác, pháp luật vẫn luôn chứa đựng các giá trị phổ biến của xã hội, thuộc về con người.
Bên cạnh đó, pháp luật còn luôn phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội, những truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp… của dân tộc.
Thực tế, ta có thể thấy được tính xã hội của pháp luật không ổn định và luôn thay đổi tùy theo từng kiểu xã hội khác nhau. Theo sự phát triển của xã hội, bản chất xã hội của pháp luật ngày càng sâu sắc hơn.
Ví dụ so với hiện tại, pháp luật thời kỳ phong kiến có rất nhiều hạn chế. Pháp luật giai đoạn này chủ yếu là công cụ duy trì an ninh trật tự xã hội và bảo vệ những công trình công cộng.
Sau đó, pháp luật thời kỳ tư sản ra đời đã có nhiều phát triển hơn pháp luật phong kiến. Phạm vi điều chỉnh cũng mở rộng. Pháp luật trở thành công cụ điều tiết các mối quan hệ thuộc hầu hết lĩnh vực đời sống, từ quan hệ trong gia đình đến các mối quan hệ giữa văn hóa, xã hội và kinh tế.
Có thể nói, bản chất xã hội của pháp luật phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội của Nhà nước thời kỳ đó. Tức là, pháp luật có bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống, xã hội. Pháp luật được thiết lập để giải quyết các vấn đề xã hội và phản ánh các mối quan hệ xã hội.
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống và xã hội, là bởi vì:
Pháp luật được thực thi bởi các thành viên của xã hội, vì một xã hội phát triển;
Pháp luật thể hiện các đường lối, chính sách của tầng lớp cầm quyền. Pháp luật cũng thể hiện các chuẩn mực đạo đức của tầng lớp xã hội;
Pháp luật có mối liên kết chặt chẽ với kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức…;
Pháp luật là công cụ quan trọng quản lý xã hội của Nhà nước;
Pháp luật là công cụ để mọi người dân trong xã hội tuân theo và bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
Tóm lại, pháp luật mang bản chất xã hội là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên từ thực tiễn đời sống, xã hội. Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật và có thể sửa đổi để phù hợp với xã hội. Các quy phạm phù hợp với lợi ích của hầu hết mọi người sẽ được chấp nhận và trở thành quy phạm pháp luật.
Pháp luật hiện hành sở hữu 4 đặc trưng cơ bản:
Tất cả quy định pháp luật đều được Nhà nước ban hành nhằm quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Các quy định này có thể do Nhà nước đưa ra hoặc thừa nhận các quy tắc đã có từ trước (phong tục tập quán, đạo đức…).
Nhà nước dùng quyền lực để thực hiện pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng bắt buộc cá nhân, tổ chức phải tuân thủ. Trong trường hợp chống đối, Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế. Vì thế, đặc trưng đầu tiên của pháp luật là mang tính quyền lực nhà nước.
Mọi quy định của pháp luật đều có tính quy phạm phổ biến.
Quy phạm được hiểu là khuôn mẫu, chuẩn mực. Những quy định của pháp luật là những khuôn mẫu định hướng, hướng dẫn cho hành vi và nhận thức của cá nhân, tổ chức trong các mối quan hệ xã hội. Khi ở trong những tính huống do pháp luật dự liệu, chủ thể sẽ biết cách ứng xử theo khuôn mẫu đã đề ra.
Pháp luật mang tính hệ thống. Đặc trưng này được thể hiện qua các quy phạm, quy tắc xử sự chung, các khái niệm pháp lý… Những quy định này đều tồn tại thống nhất chứ không biệt lập. Nhờ đó, pháp luật trở thành một chỉnh thể hoàn chỉnh.
Tất cả quy định của pháp luật đều được thể hiện dưới một hình thức nhất định. Chúng thường nằm trong các nguồn luật như văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp… Hình thức xác định này chính là cơ sở để phân biệt giữa pháp luật và các quy định không phải pháp là luật.
Để hoàn toàn hiểu về bản chất xã hội của pháp luật là quá trình cần nhiều thời gian. Sau đây là giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bản chất xã hội:
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống - xã hội. Pháp luật không có đứng trên xã hội.
Pháp luật thể hiện lợi ích của giai cấp cầm quyền là bản chất giai cấp. Đây không phải là bản chất mang tính xã hội của pháp luật.
Sự xuất hiện của pháp luật là vì nhu cầu của xã hội. Mục tiêu là quản lý một xã hội đã phát triển ổn định.
Nếu xã hội phát triển quá phức tạp, tồn tại nhiều giai cấp đối lập nhau thì nhu cầu chính trị là để đảm bảo quyền lợi cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế xã hội và chính trị. Thế nên, bản chất pháp luật không tồn tại trong mọi xã hội.
Tóm lại, pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ đời sống - xã hội. Pháp luật chính là phương tiện giữ cho quá trình vận hành xã hội luôn ổn định. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích cho quá trình nghiên cứu của mình.
Link nội dung: https://blog24hvn.com/dau-la-ban-chat-cua-phap-luat-viet-nam-a69090.html